Võ thuật là bộ môn thể thao mang đến rất nhiều lợi ích cho những người thường xuyên luyện tập. Nó không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe, săn chắc cơ, giảm mỡ, mang đến vẻ đẹp ngoại hình mà còn có thể dùng để tự vệ.
Ngày nay, việc tập võ khá đơn giản; Bạn có thể chọn một trong rất nhiều bộ môn như võ cổ truyền Vovinam, hay Karate, Taekwondo, quyền Anh, Muay Thái, vật tự do… Đăng ký tham gia vào một câu lạc bộ có địa điểm tập luyện ở gần nhà, thường là trong các trường học, quảng trường, công viên, trung tâm văn hóa và thể thao thanh – thiếu niên.
Tập võ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi rất nhiều công phu, ngoài sự chỉ bảo tận tình của những người đi trước, nỗ lực không ngừng của bản thân, còn là trang thiết bị phù hợp. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ Tổng hợp dụng cụ tập Võ thuật & Boxing không thể thiếu, giúp các bạn thuận lợi hơn khi bước đi trên con đường võ đạo nhé.
Một số dụng cụ tập Võ thuật & Boxing cơ bản
Trang phục tập võ
Mỗi môn phái sẽ có một trang phục khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm riêng (cách di chuyển, đòn thế). Nó được thiết kế phù hợp với việc tập luyện cũng như thi đấu. Ví dụ: Judo thiên về các động tác mạnh mẽ, chủ yếu là vật – đè – siết - khóa nên trang phục thường được may 2 lớp rất bền. Trong khi đó thái cực quyền thiên về sự mềm dẻo, linh hoạt nên trang phục thường mỏng, được làm từ chất liệu thoáng mát để người tập di chuyển thuận lợi hơn.
Một bộ trang phục võ thuật thường gồm có: Quần, áo, đai, phù hiệu. Màu sắc, thiết kế tùy thuộc vào quy ước của từng môn phái. Người đối diện có thể dựa vào các đặc điểm này để nhận biết họ thuộc môn phái nào, trình độ ra sao. Ví dụ: Karate, Taekwondo thì đai trắng, vàng là cấp thấp nhất, và cao nhất là võ sư đai đen. Trong khi ở các môn võ cổ truyền của Việt Nam thì đai trắng, hồng lại được sử dụng cho các bậc chưởng bối có võ công cao.
Bao đấm
Bao đấm hay còn gọi là bao cát, thường được sử dụng để tập đấm, đá, có nhiều loại khác nhau. Phổ biến nhất là có ruột bằng mút hoặc vải vụn, bên ngoài là da tổng hợp. Có loại bao sử dụng da 2 lớp dày, có thể đổ cát vào trong, loại này thường được sử dụng bởi các võ sư chuyên nghiệp do lực tác động vào tay, chân là rất lớn, nếu không cẩn thận có thể gây chấn thương.
Khi chọn bao đấm các bạn có thể căn cứ vào độ tuổi và trình độ. Nếu còn ít tuổi hoặc mới tập chỉ nên sử dụng các loại bao nhỏ và mềm. Có kích thước khoảng 60 cm hoặc 80 cm, bên trong nhồi vải vụn. Sau này bạn có thể chuyển dần sang các loại bao 1 – 1,2 – 1,5 – 1,8 mét, cứng hơn.
Khung treo boxing
Thông thường, bao đấm được bán riêng cùng với móc treo. Sau khi mua về bạn có thể thiết kế chỗ treo hợp lý. Một số loại móc treo cần phải khoan bắt vít lên trần hoặc tường nhà. Trong khi một số được kết hợp với khung xà đơn, máy tập gym, khung dạng xếp.
Nếu tường nhà đủ chắc (tường 20) bạn có thể sử dụng loại khung gắn tường. Nếu tường không đủ chắc thì khoan bắt vít lên trần. Trường hợp không gian đủ rộng hoặc không muốn khoan, đục thì bạn sử dụng khung dạng xếp. Còn muốn kết hợp cả tập xà đơn, xà kép, ke bụng thì dùng khung đa năng.
Điều quan trọng nhất là các bạn nên chọn khung được làm từ thép chịu lực, có độ dày đạt chuẩn để có thể chịu được sức nặng của bao đấm cũng như các rung lắc lớn khi đấm, đá. Bên ngoài khung nên được sơn chống gỉ tốt để có thể sử dụng được lâu dài.
Băng cuốn tay
Băng cuốn tay là một dải băng được sử dụng để quấn quanh cổ tay của người dùng. Tùy theo nhu cầu cũng như bộ môn võ mà băng có thể chỉ quấn quanh phần cổ tay hoặc kín cả phần bàn tay (chỉ chừa các ngón). Nó còn được dùng trong các môn thể thao vận động khác như tennis, cầu lông, gym. Nhìn chung, băng được sử dụng để phòng ngừa chấn thương trong các hoạt động thể thao hoặc các công việc hàng ngày đòi hỏi cử động lặp đi lặp lại của khớp cổ tay.
Bạn có thể chọn loại băng chui để chỉ việc xỏ vào hay loại dây cuốn (dài tới 2 mét), loại được làm từ vải hoặc từ thun có tính đàn hồi.
Một lưu ý là không nên sử dụng băng quá chặt khiến cản trở lưu thông máu cũng như khiến cổ tay giảm sự linh hoạt.
Bóng tập đấm lắc lư phản xạ
Bóng tập đấm lắc lư phản xạ gồm có phần đế chắc chắn, trên là lo xo để có thể dễ dàng ngả theo mọi hướng; Tiếp đó là một thanh kim loại có thể tăng – giảm chiều cao; Cuối cùng là bao đấm.
Dụng cụ này có thể dùng cho Boxing, MMA, Muay Thái, Kickboxing, Kickfit, Võ cổ truyền, Vịnh xuân… Nói chung là các môn võ có tính chất đối kháng cao, giúp rèn luyện thể lực cũng như phản xạ, tránh, né đòn.
Phần đế nhựa có thể đổ nước (15 lít) hoặc cát (25 kg) để đảm bảo chắc chắn. Cọc thép thay đổi chiều dài từ 1 – 1,5 mét để phù hợp với chiều cao của nhiều đối tượng khác nhau. Bóng da được bơm hơi, đường kính 23 cm.
Ngoài ra còn có loại Bóng tập đấm lắc lư phản xạ hai đầu (buộc dây đàn hồi), và loại đặt trong giá… Các bạn tùy theo nhu cầu của bản thân để chọn bóng tập phù hợp.
Trụ đấm - đá tự đứng
Về cơ bản, trụ đấm – đá tự đứng cũng tương tự như bao boxing nhưng được gắn xuống sàn. Sản phẩm được sử dụng cho các bộ môn như: Wushu, Sanshou, Boxing, Muay...
Phần da của bao đấm là PU, ruột EVE và chân đế nhựa PP, với tổng chiều cao 175 cm, chiều cao thân bao đấm: 110 cm. Phần đế nhựa có thể đổ nước (sẽ nặng 110 kg) hoặc đổ cát (160 kg). Phần chân đế được bố trí nhiều núm cao su có tác dụng hút chân không để bám chắc hơn xuống nền nhà, không lo bị đổ khi đấm, đá.
Trụ mộc nhân
Mộc nhân thung (hay mộc nhân thang) ban đầu là các trụ, cọc bằng gỗ, được làm từ thân cây, thêm phần tay và chân để có hình dạng tương tự như người thật, là dụng cụ luyện tập đối kháng cho nhiều môn võ cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc.
Ngày nay, trụ mộc nhân ngoài sử dụng chất liệu gỗ với kiểu dáng cổ còn có thể được làm từ silicon cao cấp với hình dáng tương tự như người thật.
Đích tập đấm - đá
Bao gồm lớp ngoài được làm từ da tổng hợp cao cấp, bên trong là đệm xốp dầy dặn. Phần dây dán giúp cố định đích với tay.
Có 3 loại đích cho bạn lựa chọn:
Đích chân: Đích có thiết kế hơi cong vào trong sẽ tốt hơn đích phẳng, do điểm tiếp xúc và đá sẽ dễ hơn, cảm giác thật hơn. Loại này cũng có thể sử dụng để tập đấm. Ưu điểm là độ bền cao, mút dày, khi sử dụng không lo bị xẹp, bung.
Lamber: Loại này dùng để cầm tay (chứ không đeo, không bo được vào cánh tay). Khi đá thường phát ra tiếng kêu bộp, bộp (những bạn mới tập thường rất thích, vì nó cho cảm giác hưng phấn).
Đích bàn tay: Kích thước nhỏ hơn so với đích đá. Đây cũng là loại đích cong được sử dụng để tăng sức mạnh cho các cú ra đòn.
Nhìn chung các bạn nên chọn loại có da bên ngoài dầy, đường may chắc chắn. Được thiết kế các lỗ thoáng khí để không bị tích tụ mồ hôi của người cầm trong quá trình tập.
Găng tay
Găng tay tập võ có nhiều loại, tương ứng với môn võ thuật và mục đích luyện tập, thi đấu, sở thích của người dùng (chất liệu, có quấn cổ tay hay không, hở ngón hay kín…).
Nếu dùng để tập với bao đấm thì các bạn nên chọn loại găng nhẹ, mỏng với mục đích làm giảm lực tác động lên tay.
Dùng cho luyện tập, đấu tập thì găng có đệm xốp nhiều, nhất là ở quanh các đốt ngón tay sẽ giúp bảo vệ an toàn hiệu quả.
Trường hợp đối luyện thì các bạn nên chọn găng đủ dày (12oz-16oz) để có thể bảo vệ tốt cho bản thân cũng như người cùng tập.
Găng thi đấu là loại nhỏ gọn và mỏng hơn để những cú đấm có lực và nhanh hơn.
Bộ bảo hộ
Một bộ đồ bảo hộ võ thuật thường bao gồm nhiều món phụ kiện khác nhau: Mũ bảo hộ đầu, giáp ngực, bảo vệ cánh tay, bảo vệ ống chân, bảo hộ răng, túi đựng… Được sử dụng khi luyện tập và thi đấu đối khác. Có nhiều kích thước thước và màu sắc khác nhau (phổ biến nhất là xanh, đỏ, đen, trắng) để các bạn có thể lựa chọn.
Những điều cần biết khi tập võ thuật
Cho dù bạn tập tại nhà hay trung tâm, võ đường… thì cũng có những lưu ý để giữ an toàn cho bản thân cũng như nâng cao hiệu quả tập luyện.
Hiện nay, internet rất phổ biến, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều bộ môn khác nhau trên môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, việc học võ qua mạng có nhiều bất cập, thậm chí là nguy hiểm khi tập sai cách. Lời khuyên ở đây là nên đến các trung tâm uy tín, được hướng dẫn bởi các võ sư chuyên nghiệp, giúp bạn chỉnh từng động tác nhỏ.
Tiếp nữa, bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về mục đích tập luyện. Có những người tập để rèn luyện sức khỏe, phòng thân, hoặc bắt đầu bước đi trên con đường chuyên nghiệp. Việc học võ để đánh người hay phục vụ các mục đích xấu là không nên.
Võ thuật là một quá trình rèn luyện gian khổ. Trong quá trình đó không tránh khỏi những chấn thương, thậm chí là chấn thương nghêm trọng khiến bạn cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục. Ngược lại, một số chấn thương ngoài da, hoặc tổn thương nhẹ ở phần mềm không phải là cái cớ để nghỉ tập.
Trên đây là một số Tổng hợp dụng cụ tập Võ thuật & Boxing không thể thiếu từ Daiviet Sport. Mong rằng các thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các phụ kiện thường được sử dụng trong các môn võ phổ biến hiện nay, cũng như cách lựa chọn, sử dụng đúng cách.
Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến võ thuật, thể thao, hay có nhu cầu trang bị các loại máy tập, phụ kiện… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !