Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Tổn thương khớp gối - Bài tập phục hồi chức năng đầu gối hiệu quả

23/09/2022 15:06

Tin liên quan

Hướng dẫn vật lý trị liệu sau mổ dây chằng gối

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất trên cơ thể, cấu tạo phức tạp với phần dưới của xương đùi và phần trên của mâm chày, mặt sau của xương bánh chè. Do thường xuyên chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, lại thường xuyên phải di chuyển nên khớp gối cũng rất dễ bị chấn thương.

ton-thuong-khop-goi

Các tổn thương ở khớp gối có thể gây đau, khó vận động. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng khiến khớp gối mất vững, thậm chí liệt chi.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Tổn thương khớp gối - Bài tập phục hồi chức năng đầu gối. Qua đó chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về các vấn đề thường gặp ở khớp gối, cách phòng ngừa, cũng như tập phục hồi chức năng cho bộ phận này.

Các triệu chứng thường gặp ở khớp gối

Đau là vấn đề thường gặp nhất ở khớp gối. Vị trí và mức độ đau có thể khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý, chấn thương và mức độ tổn thương. Các triệu chứng đi kèm bao gồm:

trieu-chung-chan-thuong-khop-goi

- Sưng, khó vận động, cứng khớp.

- Đỏ và cảm giác ấm nóng khi sờ vào.

- Khớp yếu, không ổn định khi thực hiện các vận động.

- Nghe như có tiếng lạo xạo ở trong khớp khi chuyển động đầu gối.

- Nhìn bằng mắt thường thấy khớp bị cong, hoặc không thẳng trục.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nhận thấy đầu gối không thể chịu được trọng lượng cơ thể khi đứng lên, không vững, đi lại dễ bị sụm gối, có dấu hiệu sưng, không thể gấp hoặc duỗi hoàn toàn, khớp gối bị biến dạng, bị sốt kèm đau sưng ở gối, đau dữ dội – nhất là sau khi gặp phải chấn thương.

Nguyên nhân tổn thương ở khớp gối

Chấn thương đầu gối

Chấn thương có thể ảnh hưởng tới xương, sụn, dây chằng, gân hoặc bao hoạt dịch ở trong đầu gối.

chan-thuong-o-dau-goi

- Chấn thương dây chằng chéo (trước hoặc sau): Dây chằng chéo có nhiệm vụ giữ cho khớp ổn định trong khi vận động. Chấn thương dây chằng chéo thường gặp ở vận động viên thể thao, nhất là với các bộ môn có cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, tennis… Ngoài ra là do chúng ta tiếp đất không đúng cách, chuyển hướng đột ngột.

- Gãy xương: Các xương bánh chè, mâm chày, và phần dưới của xương đùi có thể bị gãy, vỡ, rạn khi xảy ra va chạm giao thông, tai nạn lao động, hoặc đơn giản là bị vấp té. Một số trường hợp còn có thể bị gãy xương do đi sai tư thế, thường gặp ở những người bị loãng xương.

chan-thuong-o-dau-goi-2

- Rách sụn chêm khớp gối: Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên khớp gối và cũng rất dễ bị tác động, có thể bị rách theo nhiều kiểu khác nhau.

- Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Một số chấn thương có thể gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch.

- Viêm gân bánh chè: Khi khớp gối bị quá tải do vận động quá nhiều, khởi động không kĩ hoặc không khởi động trước khi thể dục thể thao. Dấu hiệu chính là đau, cơn đau ngày càng tăng, âm ỉ kéo dài, cơn đau gia tăng khi người bệnh ngồi xổm, lên xuống cầu thang, vận động mạnh.

Các vấn đề cơ học

van-de-co-hoc-anh-huong-den-khop-goi

- Vỡ xương: Do chấn thương hoặc thoái hóa khiến cho xương hoặc sụn tạo thành mảnh vỡ và trôi nổi trong ổ khớp, gây ra các vấn đề như đau, kẹt khớp, cứng khớp.

- Vận động khó: Thường do vỡ một phần sụn trong khớp gối khiến không thể duỗi thẳng toàn bộ chân.

- Trật khớp xương bánh chè: Xương bánh chè có thể bị lệch theo các mức độ khác nhau sang một bên.

- Đau hông hay chân: Những bệnh ở vùng cột sống, thắt lưng, khớp hông hay cẳng chân đều có thể dẫn tới đau đầu gối.

Các loại viêm khớp

Có nhiều loại viêm khác nhau có thể ảnh hưởng tới khớp gối

viem-khop-anh-huong-den-khop-goi

- Viêm xương khớp: Còn được gọi là viêm khớp do thoái hóa.

- Viêm khớp dạng thấp: Là một loại bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng tới nhiều khớp trong cơ thể, bao gồm khớp gối.

- Bệnh gút: Do các tinh thể uric tích tụ quá nhiều trong các khớp.

- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Khớp bị nhiễm khuẩn khiến sưng đau và đỏ.

* Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gồm có: Thừa cân & béo phì gây gánh nặng cho khớp gối, thể thao cường độ mạnh, có tiểu sử bị chấn thương khớp gối.

Bài tập phục hồi chức năng cho khớp gối

Để điều trị các vấn đề ở khớp gối có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến vì ít xâm lấn cũng như tác dụng phụ.

phuc-hoi-chuc-nang-khop-goi

Vận động là biện pháp vật lý trị liệu sử dụng các bài tập vận động giúp giảm sưng đau, cứng khớp và giúp cho người bệnh phục hồi chức năng khớp gối thông qua việc tăng cường sức mạnh cho cơ bắp ở xung quanh, giúp giảm cân và duy trì thể trạng hợp lý, tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động cho khớp gối.

Ngoài ra, vận động trị liệu cũng được kết hợp với các kĩ thuật vật lý khác để giúp phòng ngừa biến chứng (tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường…). Người bệnh nhanh chóng trở lại với sinh hoạt và công việc đời thường.

Dưới đây là một số bài tập để các bạn tham khảo và thực hành:

Bài tập giãn cơ gân khoeo

Bài tập này có tác dụng cải thiện tính linh hoạt cũng như tăng phạm vi chuyển động cho khớp gối.

bai-tap-gian-co-gan-khoeo

- Người tập nằm ngửa trên sàn với 2 chân duỗi thẳng.

- Sử dụng 1 sợi dây dài hoặc khăn tắm để vòng qua lòng bàn chân của 1 bên chân.

- Kéo căng dây để từ từ nâng cao chân cho tới khi thấy cơ ở mặt sau đầu gối và đùi căng nhẹ.

- Duy trì tư thế trong 30 giây rồi hạ chân xuống.

- Làm tương tự với bên chân còn lại.

- Thực hiện ngày 1 lần, mỗi lần 3 lượt cho mỗi chân.

Bài tập cơ mông

Đây là bài tập cho người bị thoái hóa khớp giúp rèn luyện cơ mông tại chỗ với mục đích hỗ trợ kiểm soát thân, ổn định chân và tăng khả năng giữ thăng bằng khi đứng hoặc đi bộ.

bai-tap-co-mong

- Người bệnh nằm sấp trên sàn với 2 chân duỗi thẳng.

- Kê gối ở bên dưới để giữ thẳng cho lưng.

- Từ từ siết cơ mông và nâng nhẹ chân lên cao (giữ thẳng khi nâng).

- Giữ tư thế trong vài giây rồi hạ xuống.

- Thực hiện ngày 3 lần, mỗi lần 10 lượt.

Bài tập giãn cơ bắp chân

Bài tập này giúp duy trì tính linh hoạt cho cẳng chân và mắt cá, đồng thời cải thiện khả năng thăng bằng khi di chuyển.

bai-tap-gian-co-bap-chan

- Người bệnh đứng đối mặt với tường, chống 2 tay lên tường.

- Bước 1 chân lên trước và từ từ khuỵu gối xuống.

- Chân kia duỗi thẳng ra sau, lưu ý không nhấc gót khỏi sàn.

- Tiếp tục khụy gối chân trước trong khi duỗi chân sau tới khi cảm thấy cơ bắp chân sau căng nhẹ.

- Giữ tư thế trong 30 giây rồi trở về vị trí ban đầu.

- Lặp lại 3 lần, sau đó đổi chân.

- Mỗi ngày thực hiện bài tập này 1 lần.

Bài tập với thiết bị phục hồi chức năng

Thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1 hoặc 4 trong 1 đều cung cấp các bài tập cho chân, rất tốt cho đầu gối. Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng các loại xe đạp tập thể dục tại chỗ; Có nhiều loại khác nhau từ xe đạp đơn thuần, liên hoàn kết hợp tay chân, có và không có ghế tựa…

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-kz-301

- Người dùng ngồi trên thiết bị, giữ thẳng lưng, 2 chân đặt lên bàn đạp và cài quai, tay đặt lên tay ghế.

- Từ từ đạp theo chiều tiến tới trước, hoặc lùi về sau.

- Khi đã quen các bạn có thể điều chỉnh núm kháng lực để tăng độ nặng.

Bên cạnh các bài tập kể trên thì đi bộ, bơi lội, yoga cũng rất tốt cho việc phục hồi chức năng đầu gối.

Một số lưu ý khi tập phục hồi chức năng cho đầu gối

Tập luyện giúp cải thiện sức khỏe, nhanh hồi phục, tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn các bạn cần tuân thủ một số chỉ dẫn sau:

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz301

- Tập đúng kĩ thuật để phòng tránh chấn thương, tăng cường hiệu quả.

- Tuần tập ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút.

- Nêm chườm ấm 20 phút trước khi bắt đầu tập để làm ấm cũng như giảm tình trạng cứng khớp.

- Sau khi tập nên chườm lạnh 1 phút để giảm sưng đau, nhất là thời gian mới tập.

Phòng ngừa các vấn đề liên quan tới khớp gối

Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải các trục trặc liên quan đến khớp gối:

phong-ngua-chan-thuong-khop-goi

- Duy trì thể trạng hợp lý: Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên hệ xương khớp, còn gây nhiều vấn đề sức khỏe khác như: Mỡ máu, huyết áp cao, bệnh tim mạch…

- Khởi động trước khi thể thao: Trước khi luyện tập và thi đấu thể dục thể thao, các bạn nên dành ra 10 – 15 phút để khởi động

- Nếu bị viêm xương khớp, đau đầu gối mãn tính, chấn thương tái phát… thì các bạn nên cân nhắc chuyển sang các bộ môn khác có cường độ nhẹ hơn, như: Đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe… tạm thời rời xa các môn thể thao có tính đối kháng, cạnh tranh cao trong một thời gian.

- Nên hạn chế mang vác vật nặng để tránh quá tải cho xương khớp.

- Thỉnh thoảng nên áp dụng liệu pháp masage xoa bóp để giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu xuống chân.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Tổn thương khớp gối - Bài tập phục hồi chức năng đầu gối. Đây là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể, việc chăm sóc khớp gối đúng cách sẽ giúp phòng ngừa các triệu chứng và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và linh hoạt, thực hiện tốt chức năng nâng đỡ cơ thể và di chuyển.

Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác hay có nhu cầu mua dụng cụ vật lý trị liệu, máy tập thể thao, hãy liên hệ với Daiviet Sport.

Daiviet Sport hiện cung cấp cho thị trường các loại thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, giường kéo giãn bằng điện, giường kéo giãn cơ, xe đạp tập, bên cạnh đó là nhiều loại máy tập thể dục, giúp tập luyện ngay tại nhà.

Thiết bị của Daiviet Sport đều là sản phẩm chính hãng, được bảo hành dài hạn, giao hàng toàn quốc.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP xuất nhập khẩu Thể Thao Đại Việt

Địa chỉ: Số 125 Vũ Tông Phan, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 02466.836.247 - 02462.917.247 - 02462.605.567

Email: cskh@daivietsport.com

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...