Đầu gối là một trong những khớp lớn và linh hoạt nhất trên cơ thể. Do chịu áp lực thường xuyên lại đảm nhận nhiều cử động trong sinh hoạt và công việc hàng ngày nên bộ phận này rất dễ bị chấn thương, nhanh thoái hóa. Do đó, việc bảo vệ và phục hồi chức năng là rất quan trọng.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Thiết bị nẹp đầu gối phục hồi chức năng để chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé.
Phục hồi chức năng đầu gối bằng nẹp đầu gối
Nẹp đầu gối còn được gọi là nẹp đầu gối y tế là dụng cụ được sử dụng để bảo về cho đầu gối bị chấn thương hoặc sau khi trải qua phẫu thuật. Nhiều người cũng sử dụng nó để phòng ngừa các chấn thương khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn có cường độ vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, tennis, cầu lông, đạp xe…
Nẹp đầu gối có thể được làm từ kim loại, bọt xốp, nhựa, chất dẻo, dây đai với nhiều kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc khác nhau, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Có 4 loại nẹp đầu gối:
- Nẹp đầu gối dự phòng: Được sử dụng để bảo vệ người dùng khỏi các chấn thương khi vận động mạnh.
- Nẹp đầu gối chức năng: Được sử dụng hỗ trợ cho các vùng đầu gối đã bị tổn thương.
- Nẹp đầu gối phục hồi chức năng: Giúp hạn chế các cử động có khả năng gây hại cho đầu gối trong quá trình phục hồi chức năng sau chấn thương, sau phẫu thuật. Những người bệnh, nhất là người bị đứt dây chằng chéo sau và bên thường phải sử dụng loại nẹp này thường xuyên để giúp dây chằng phục hồi lại như cũ và tránh các biến chứng.
- Nẹp giảm áp: Được thiết kế để giảm đau đớn cho những người bệnh bị đau ở khớp gối.
Nhìn chung các loại nẹp đều có hiệu quả, chúng giúp cố định và ổn định khớp, chống xoay đầu gối trong tư thế nằm ở bên chân chấn thương, cố định vùng cơ thể quanh khớp gối.
Mỗi tổn thương khác nhau ở đầu gối cần sử dụng các loại nẹp khác nhau. Bác sĩ hoặc chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bạn chọn loại nẹp thích hợp. Trong nhiều ca, nẹp còn được sử dụng thay vì phẫu thuật điều trị rách dây chằng. Những trường hợp mà bài tập vận động trị liệu nhằm tăng thêm sức mạnh và sự linh hoạt không có tác dụng thì người bệnh cũng được chỉ định phải kết hợp với sử dụng nẹp đầu gối.
Chọn nẹp đầu gối phục hồi chức năng nào ?
Có nhiều loại nẹp đầu gối phục hồi chức năng. Chọn loại nào phụ thuộc vào bệnh lý, mức độ tổn thương, tiến trình vận động của từng trường hợp cụ thể, sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Nẹp giảm áp được sử dụng cho các trường hợp bị viêm khớp ở vị trí gần với đường giữa của cơ thể. Nó giúp cố định khớp gối vào đúng vị trí tự nhiên, đồng thời giảm tải áp lực ở bên trong khớp. Loại nẹp này có 2 công dụng chính là giảm đau cho người bệnh và ngăn ngừa khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục mỗi khi vận động.
Bác sĩ thường khuyên sử dụng nẹp đầu gối có bản lề khi bị chấn thương dây chằng. Đối với chấn thương dây chằng chéo giữa vốn có vị trí gần với đường giữa cơ thể nhất thì nẹp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phục hồi lại dây chằng và khớp. Đối với chấn thương dây chằng chéo sau thì nẹp thường được sử dụng sau quá trình phẫu thuật điều trị. Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại nẹp có khóa thả, lúc đó khớp gối sẽ được cố định khi nẹp khóa, mặt khác uốn cong khi nẹp mở.
Trường hợp sụn khớp giảm đàn hồi hoặc suy yếu chức năng khiến đau nhức thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại nẹp cao su tổng hợp có đường cắt, có tác dụng giảm sự khó chịu và giữ cho đầu gối ở vị trí bình thường. Loại nẹp này cũng hỗ trợ đắc lực cho người bệnh trong thực hiện các bài tập có tác dụng tăng sức mạnh cho cơ tứ đầu cũng như các nhóm cơ có vị trí ở mặt trước của đùi.
Ngoài ra, loại nẹp bằng cao su tổng hợp Neoprene có độ nén cao, khả năng tạo hơi ấm, giảm tình trạng bị sưng khớp, mang đến cho người bệnh sự tự tin, cảm giác khớp được hỗ trợ khi có các động tác cần sử dụng đầu gối, hạn chế các tác động xấu tới khớp gối.
Lưu ý khi tập với nẹp đầu gối phục hồi chức năng
Để phục hồi chức năng đầu gối nhanh và sử dụng nẹp an toàn thì các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Người bệnh nên tập theo lộ trình, từ căn bản tới nâng cao dần, không nên nóng lòng mà đốt cháy giai đoạn khiến cho bệnh tình trở nặng.
- Không nên đứng qua lâu hoặc gập khớp gối qua mức trong những ngày đầu tuần.
- Sử dụng ghế ngồi có độ cao vừa đủ, đam bảo khớp gối gấp 90 độ và có tay vịn để có thể thuận lợi hơn khi đứng lên, ngồi xuống.
- Nhà tắm cần phải tránh ẩm ướt, tốt nhất là nên sử dụng thảm chống trượt để an toàn hơn.
- Chỉ nên lái xe sau khi phẫu thuật được khoảng 2 tháng và bản thân người bệnh không còn thấy đau ở khớp gối.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ tối đa cho quá trình phục hồi. Bệnh nhân cũng nên tăng cường thêm chất xơ để ngăn ngừa táo bón, giảm tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau.
Trung bình cần khoảng 3 tháng để phục hồi chức năng cơ bản của đầu gối. Có thể dài hơn tùy theo mức độ tổn thương, phương pháp điều trị cũng như sự tuân thủ của người bệnh đối với các bài tập vận động. Điều quan trọng nhất ở đây là các bạn cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ trị liệu. Sau khi xuất viện người bệnh vẫn nên tiếp tục quá trình tập phục hồi chức năng thêm một thời gian nữa để duy trì cũng như nâng cao biên độ vận động của khớp.
Trên đây là một số chia sẻ về Thiết bị nẹp đầu gối phục hồi chức năng. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp các bạn hiểu hơn về dụng cụ y tế này. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị các loại máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, giường kéo giãn bằng cơ, bằng điện… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được cung cấp sản phẩm chính hãng cũng như tư vấn cụ thể !
Tags: thiết bị phục hồi chức năng