Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Thay đổi lối sống để phòng ngừa biến cố tim mạch

20/01/2022 15:01

Bệnh lý liên quan đến tim mạch là những bệnh nguy hiểm, nhiều biến chứng phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc. Thống kê cho thấy cứ 4 người lớn ở Việt Nam thì có 1 -2 người có nguy cơ mắc bệnh; Và tỉ lệ người tử vong do các bệnh lý tim mạch ngày một tăng.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch thì việc xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học là rất quan trọng. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Thay đổi lối sống để phòng ngừa biến cố tim mạch. Qua đó chúng ta cùng hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhé.

Tim mạch là bệnh gì?

Bệnh lý tim mạch là các bệnh có liên quan đến cấu trúc, hoạt động của tim cũng như các mạch máu, gây suy yếu khả năng làm việc của trái tim.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-1

Các bệnh lý tim mạch phổ biến gồm có: Bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh tim bẩm sinh, tim nhiễm khuẩn, bệnh lý mạch máu.

Nguyên nhân gây bệnh tim là do thừa cân – béo phì, hút thuốc lá, stress, ăn nhiều muối, nạp nhiều chất béo, uống rượu bia, ít vận động, tăng huyết áp, đái tháo đường, và tăng cholesterol máu…

Các triệu chứng phổ biến ở bệnh tim bao gồm:

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-2

- Đau ngực: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh lý tim mạch, các cơn đau tức như đè ép ở phần ngực, thường xuất hiện khi người bệnh phải gắng sức, đôi khi đi kèm với tình trạng đau lan ra canh tay bên trái, cổ, hàm.

- Khó thở: Thường gặp khi phải gắng sức, trường hợp bệnh nặng có thể gặp cả khi nằm nghỉ, đôi khi người bệnh đang ngủ thì đột ngột thức giấc do khó thở.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-3

- Đánh trống ngực: Có cảm giác tim đập nhanh, hụt nhịp là các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn nhịp tim.

- Hoa mắt, chóng mặt hay ngất: Do não không cung cấp đầy đủ máu. Triệu chứng này hay gặp trong các bệnh lý hẹp động mạch, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm. Tình trạng thiếu máu kéo dài có thể khiến cho người bệnh bị ngất xỉu.

Các bệnh lý tim mạch thường gặp

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-4

- Bệnh mạch vành: Mạch vành bị hẹp do các mảng xơ vữa hình thành và bám vào thành mạch khiến cho lòng mạch hẹp dần, lượng máu nuôi cơ tim không được cung cấp đầy đủ. Bệnh mạch vành bao gồm các cơn đau thắt ở ngực, co thắt động mạch, và hội chứng mạch vành cấp tính.

- Bệnh van tim: Van tim là bộ phận ngăn cách các buồng của tim, có tác dụng đóng – mở 1 chiều để hướng dòng máu đi theo chiều nhất định. Bệnh xuất hiện do thấp tim, thoái hóa, và được biểu hiện ở 2 dạng tổn thương chính là hẹp van tim, hở van tim.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-5

- Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những sự bất thường có liên quan đến nhịp tim hoặc sự dẫn truyền điện ở trong tim. Một số rối loạn tương đối lành tính, có thể cùng tồn tại lâu dài, nhưng cũng có những rối loạn ác tính, có thể gây tử vong nếu không kịp thời can thiệp, điều chỉnh. Các dạng rối loạn nhịp tim phổ biến có thể kể đến: Nhịp nhanh, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền, hay các dạng nhịp bất thường.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-6

- Suy tim: Là do những tổn thương hay rối loạn chức năng tim khiến bộ phận này không đủ khả năng tiếp nhận cũng như bơm máu để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Bệnh có thể do nhồi máu cơ tim, buồng van tim gây tình trạng hở hoặc hẹp van tim, viêm cơ tim, suy tim do loạn nhịp nhanh kéo dài; Là biến chứng của tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-7

- Bệnh tim bẩm sinh: Là những khiếm khuyết ở tim hoặc các mạch máu xuất hiện từ trong bào thai, khiến cho cấu trúc cũng như chức năng tim của trẻ không hoàn thiện và bị ảnh hưởng. Có nhiều loại bệnh tim bẩm sinh khác nhau, nhưng được phân chia thành 2 nhóm là: Bệnh tim bẩm sinh không tim, gồm thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp van động mạch phổi…; Bệnh tim bẩm sinh có tim, gồm kênh nhĩ thất, bệnh tim Fallot…

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-8

- Bệnh tim do nhiễm khuẩn: Có nhiều loại nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới im mạch, gồm có: Viêm cơ tim, thấp khớp cấp tính, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

- Bệnh cơ tim: Là những bệnh lý xảy ra ở các cơ tim, có thể kể tới bệnh cơ tim phì đại, cơ tim thể giãn, cơ tim thất phải loạn nhịp, cơ tim hạn chế.

Sự nguy hiểm của bệnh lý tim mạch

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-9

Thống kê cho thấy, bệnh lý tim mạch là nhóm bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, không phân biệt đó là nước phát triển hay đang phát triển.

Tại Việt Nam, ghi nhận của Bộ Y Tế cho thấy mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tử vong do các bệnh lý có liên quan đến tim mạch, chiếm khoảng 33% tổng số ca tử vong.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-10

Thống kê từ Viện Tim Mạch vào năm 2015 cho thấy, tỉ lệ tăng huyết áp ở những người Việt trưởng thành (từ 18 – 65 tuổi) vào khoảng 25%, và như vậy trung bình cứ 4 người thì có 1 người bị huyết áp cao. Tăng huyết áp khiến tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên khoảng 4 lần,  và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên 3 lần so với những người không có bệnh.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-11

Có một thực tế là bệnh tim không chỉ có ở những người lớn tuổi. Những người trẻ tuổi, trung niên cũng mắc bệnh khá nhiều, và ngày càng trẻ hóa. Trong khi nhiều người cao tuổi mắc bệnh do tác động của quá trình thoái hóa, thì người trẻ lại cho rằng mình không có nguy cơ và chủ quan, duy trì lối sống thiếu khoa học, ăn uống hoặc thừa chất, hoặc kiêng khem quá mức, lười vận động, thức khuya, sử dụng chất kích thích… đồng thời thiếu đi các biện phạm phòng ngừa hợp lý.

Phòng ngừa bệnh lý tim mạch

Phòng ngừa bệnh lý tim mạch đòi hỏi chúng ta phải có một lối sống lành mạnh. Cụ thể: 

1. Thường xuyên vận động

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-12

30 – 60 phút luyện tập thể dục thể thao hàng ngày giúp bạn xây dựng thói quen tốt, giúp ngăn ngừa đau tim cũng như đột quỵ. Để tập luyện có nhiều hình thức khác nhau như: Tập ngoài trời, đến phòng tập gym, sử dụng các thiết bị hỗ trợ tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập, giàn tạ đa năng… 

Nên tập 3 – 5 buổi/tuần, tập từ từ và phù hợp thể trạng, không nên tập nặng hoặc với cường độ cao từ đầu, do máu lên não khong đủ khiến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm. Bạn nên bố trí tập ở những nơi có đủ ánh sáng, không tập vào quá sớm khi trời còn lạnh, ẩm hoặc nhiều sương mù; Không tập khi quá đó hoặc quá no.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-13

Bạn cũng có thể kết hợp tập luyện với các công việc khác như: Làm việc nhà, đi chợ, đón con hoặc đi làm (nếu không quá xa), sử dụng cầu thang bộ thay vì cầu thang máy.  Sau khi tập luyện có thể mát xa, sử dụng ghế massage để thư giãn các cơ.

Vận động không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, sức bền, cải thiện chức năng tim mạch mà còn có tá dụng như masage thư giãn, giảm stress. Điều này có được là do quá trình tiết hóc môn endophin  (đồng thời là một chất dẫn truyền thần kinh), có tác dụng làm hưng phấn tinh thần. Vận động cho dù là đơn giản như đi bộ, chạy bộ, thực hiện các động tác tay không cũng tiêu hao calo và giúp bạn giảm mỡ thừa, kiểm soát cân nặng hiệu quả mà. Stress và béo phì chính là 2 trong số những nguyên nhân đầu bảng gây ra bệnh lý tim mạch.

2. Kiểm soát tốt cân nặng

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-14

Việc kiểm soát tốt cân nặng sẽ giúp huyết áp ổn định hơn, giảm nguy cơ bệnh tim cũng như đột quỵ. Để theo dõi trọng và đánh giá lượng cơ thể các bạn có thể sử dụng chỉ số BMI. Đây là thước đo lượng chất béo trong cơ thể của 1 người dựa trên chiều cao và cân nặng của người đó. Để tính BMI của bản thân, bạn chia câng năng theo kg cho bình phương chiều cao tính theo mét. 

Ví dụ: Cao 1,7 m và cân nặng 70 kg thì chỉ số BMI được tính như sau: bằng 70/(1.7 x 1.7) = 24.22
Một người trưởng thành nên có chỉ số BMI trong khoảng từ 18.5 – 24.9 là lý tưởng.

3. Nói không với thuốc lá

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-15

Bạn nên bỏ thuốc lá, việc ngừng hút thuốc có thể giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh mạch vành sau khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng. Không chỉ ngừng hút thuốc chủ động mà bạn cũng cần tránh cho bản thân khỏi việc hít phỉa khói thuốc thụ động, vì nó cũng là gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài thuốc lá bạn cũng nên hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia. Các chất này không chỉ gây hại cho cơ thể khi sử dụng quá độ, còn gây hại cho gan, khiến mất khả năng tự chủ, có có nguy cơ tạo mỡ thừa do cơ thể không phân giải được.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa bệnh tim

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-16

Lượng calo cần thiết ở người từ 65 tuổi trở lên nên ở mức 2.000 - 2.500 Kcal cho nam giới, 1.700 - 2.100  nữ giới. Ở độ tuổi trên 80 thì nam không quá 1.600 Kcal, nữ không quá 1.400 Kcal. Tính toán lượng calo sẽ giúp chúng ta không dung nạp quá mức cần thiết, tiêu hóa không hết và chuyển hóa thành mỡ thừa, khiến tăng nguy cơ bệnh tim.

Nên chọn các thực phẩm ít mỡ, giàu chất xơ và vitamin, hạn chế đường, muối. Cụ thể, nên tăng cường các loại rau – củ - quả, các thực phẩm như ngô, khoai, sắn, bổ sung thêm canxi, iod, magie có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, các loại rau gia vị… có tác dụng giảm huyết áp, bảo vệ tim mạch, phòng ngừa vấn đề liên quan tới mạch vành.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-17

Nên hạn chế ăn thịt vì cần nhiều oxy để chuyển hóa, dẫn tới nguy cơ dễ bị mắc bệnh hô hấp, tim. Chỉ nên ăn 50 – 150 gr/ngày, hoặc hay thế bằng 150 – 200 gr cá.

Nhận biết và ứng xử phù hợp với nguy cơ bệnh tim

Bạn cần đặc biệt chú ý khi cơ thể xuất hiện những vấn đề như: Khó thở khi ngủ, ngưng thở trong lúc ngủ, ngủ ngáy; Cảm giác như bị đè nặng ở ngực hoặc tức ngực; Có hiện tượng sưng phù ở chân cũng như bàn chân; Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức; Bị ho dai dẳng, khò khè; Biếng ăn; Thường xuyên đi tiểu đêm; Nhịp tim không đều, loạn; Thường lo lắng, căng thẳng…

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-18

Đây là những triệu chứng điển hình của các bệnh lý tim mạch, cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác. Khi sức khỏe có vấn đề các bạn nên đi khám để hiểu rõ tình trạng, không nên chủ quan khiến cho bệnh trở nặng, bỏ qua thời gian vàng để điều trị bệnh hiệu quả.

Cho dù không có các dấu hiệu cụ thể thì định kì các bạn vẫn nên đi khám để tầm soát bệnh, nhất là cao huyết áp, bởi vấn đề này khá khó nhận biết và có diễn tiến âm thầm (được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng”), có thể đặt bạn vào những tình trạng nguy hiểm về sức khỏe.

thay-doi-loi-song-de-phong-ngua-bien-co-tim-mach-19

Ngoài ra, các bạn cũng nên thường xuyên theo dõi các buổi tọa đàm, chuyên đề về sức khỏe, tim mạch trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc chủ động cập nhật những kiến thức hữu ích về sức khỏe, về lý bệnh tim mạch sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về sức khỏe bản thân cũng như các thành viên trong gia đình, có được cách chăm sóc, ứng xử phù hợp.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về thay đổi lối sống để phòng ngừa biến cố tim mạch. Mong rằng qua các thông tin được cung cáp trong bài viết các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn, không còn lo bệnh tim hỏi thăm !


 

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...