Thoái hóa, viêm, rách dây chằng là những vấn đề thường gặp ở đầu gối, gây tình trạng sưng đau. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như khả năng vận động của người bệnh về lâu dài.
Để xử lý các vấn đề liên quan đến khớp gối, bên cạnh sử dụng thuốc, phẫu thuật thì vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến do không xâm lấn, ít để lại tác dụng phụ. Trị liệu bằng vật lý có nhiều biện pháp khác nhau, trong đó vận động trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ, lấy lại biên độ vận động, phục hồi chức năng.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport chia sẻ về Tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ. Qua đó cùng hiểu hơn về cấu tạo, chức năng của khớp gối, các bệnh thường gặp, cách phòng ngừa cũng như phục hồi sau điều trị.
Cấu tạo khớp gối
Đầu gối có vai trò quan trọng trong các chuyển động như đi, đứng, ngồi, nhảy, chạy. Trong khi chuyển động thì các cử động chủ yếu của khớp gối là co – duỗi, còn cử động xoay trong và xoay ra ngoài chỉ thực hiện được khi chúng ta gập gối.
Cấu tạo khớp gối tương đối phức tạp, gồm: Xương đầu gối, sụn khớp, dây chằng, gân, và các mô khác.
Xương đầu gối
Gồm có 4 xương:
- Đầu dưới xương đùi: Xương đùi là xương dài nhất trên cơ thể. Các đầu tròn ở cuối xương được gọi là lồi cầu, được bao phủ bởi sụn khớp.
- Đầu trên xương chày: Xương chày còn gọi là xương ống chân, kéo dài từ mắt cá lên. Đỉnh xương cũng được bao phủ bởi sụn, gồm 2 miếng sụn chêm hình chữ C có tác dụng hấp thu các chấn động lên chân và đầu gối.
- Xương bánh chè: Là một xương bán phẳng, có hình tam giác, có thể dịch chuyển khi uốn cong đầu gối. Nhiệm vụ của nó là làm đòn bẩy giúp tăng lực tác động của cơ trên đùi (cơ tứ đầu) khi duỗi thẳng hoặc mở rộng đầu gối.
- Xương mác: Xương dài và mỏng ở phía trên của cẳng chân, chạy dọc theo mặt của xương chày, từ đầu gối cho đến mắt cá.
Sụn đầu gối
- Sụn khớp: là bộ phận dẻo và trơn nằm ở giữa các xương, cho phép các xương này trượt lên nhau một cách nhẹ nhàng mà không gây đau. Khi sụn khớp bị mòn, các cử động của khớp bị đau do các xương va chạm trực tiếp, trường hợp này thường được gọi là viêm khớp.
- Sụn chêm giữa: Là một cấu trúc có hình lưỡi liềm, được làm từ sụn sợi tại mặt trong khớp gối. Nó đóng vai trò tương tự như một bộ giảm xóc giúp tăng mức độ ổn định cho khớp, và được gắn liền vào xương chày cũng như bao khớp gối.
- Sụn chêm bên: Nằm ở trên mâm chày bên, có cấu trúc cùng chức năng tương tự như sụn chêm giữa nhưng khả năng cơ động hơn. Các sụn chêm kết hợp với nhau tạo thành 1 ổ nông giúp cho khớp gối vững hơn.
Dây chằng đầu gối
Dây chằng là các sợi mô bền chặt, có khả năng đàn hồi cao, có nhiệm vụ gắn xương với xương và giúp chúng ổn định hơn trong cấu trúc khớp.
Dây chằng khớp gối gồm nhiều loại:
- Dây chằng bên trong xương chày: Ổn định cấu trúc bên trong khớp gối.
- Dây chằng bên cạnh: Ổn định cấu trúc bên ngoài của khớp gối.
- Dây chằng chéo trước: Nằm tại trung tâm của đầu gối, ngăn chặn xương chày di chuyển quá mức về phía trước.
- Dây chằng chéo sau: Cũng nằm ở trung tâm của đầu gối, ngăn chặn sự dịch chuyển quá mức về phía sau của đầu gối.
- Dây chằng sau: Làm nhiệm vụ gắn cơ tứ đầu vào xương bánh chè.
- Bao khớp: Là một cấu trúc dày có dạng sợi, bao xung quanh khớp gối.
Cơ trong cấu trúc khớp gối
Trong khớp gối có hai nhóm cơ chính là cơ tứ đầu và cơ gân kheo.
- Cơ tứ đầu: Là tập hợp của 4 cơ nằm ở mặt trước của đùi, có vai trò giữ thẳng khớp gối bằng cách co đầu gối cong từ tư thế duỗi thẳng.
- Cơ gân kheo: Gồm 3 cơ ở mặt sau của đùi, cung cấp các chuyển động ngược lại với cơ tứ đầu.
Gân trong cấu trúc khớp gối
Là một loại mô có tính chất đàn hồi, kết nối cơ với xương. Trong đầu gối có nhiều gân giúp ổn định khớp, quan trọng nhất là cơ tứ đầu, nó hỗ trợ đầu gối trong chuyển động duỗi thẳng.
Đây là một loại mô có tính đàn hồi nhằm nối cơ với xương và giữ cho chúng được ổn định. Xung quanh khớp đầu gối cũng có nhiều gân giúp ổn định khớp. Trong đó, quan trọng nhất là gân cơ tứ đầu – nó cung cấp cho đầu gối chuyển động để duỗi thẳng.
Bao hoạt dịch khớp gối
Khớp gối có tới 13 bao hoạt dịch, là những túi chứa đầy chất lỏng có vai trò làm đệm, giảm ma sát giữa các cơ, xương, gân, cũng như dây chằng.
Các bệnh lý thường gặp ở vùng gối
Do cấu trúc phức tạp, lại chịu áp lực từ việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể, thường xuyên di chuyển nên khớp gối là một trong những bộ phận rất dễ bị tổn thương, nhất là thoái hóa khớp, rạn hoặc gẫy xương, dây chằng bị giãn hoặc đứt (một phần, hoàn toàn).
Thoái hóa khớp gối
Đây là bệnh lý xương khớp rất thường gặp, nhất là ở những người cao tuổi do tác động của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, người trẻ cũng có thể bị do lười vận động, thường xuyên lao động nặng, sinh hoạt hoặc làm việc sai tư thế.
Thoái hóa biểu hiện bởi sự biến đổi nơi bề mặt sụn khớp, khiến hình thành các gai xương, biến dạng khớp. Ngoài ra, thoái hóa khớp có thể xuất hiện sau khi phát sinh các vấn đề như:
- Gãy xương, can lệnh (xương liền sau gãy nhưng không đúng vị trí ban đầu);
- Các bất thường bẩm sinh, điển hình là khớp gối quá ưỡn hoặc vẹo vào trong, vẹo ra ngoài, biến dạng bàn chân;
- Sau các tổn thương viêm: Lao khớp, viêm khớp dạng thấp…
Những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gồm thừa cân, béo phì, đứng nhiều, nhân viên công sở làm việc thường xuyên với máy tính, lao động chân tay nặng nhọc trong thời gian dài.
Tổn thương dây chằng
Các dây chằng ở khớp gối có thể bị giãn quá mức, rách một phần, đứt hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu là ngoại lực tác động khi bị ngã, tai nạn, sai tư thế trong một thời gian dài.
Các triệu chứng thường gặp là người bệnh bị đau ở vùng gối, khớp gối lỏng lẻo, mất vững. Việc chụp cộng hưởng từ MRI sẽ cho kết quả chính xác về mức độ tổn thương dây chằng.
Viêm bao hoạt dịch đầu gối
Đây là tình trạng thường gặp ở các vận động viên thể thao, những người vận động thể chất quá mức, lao động chân tay nhiều. Nó xảy ra khi bao hoạt dịch khớp gối bị viêm mà nguyên nhân không phải do nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng thường gặp là: Sưng đỏ, nóng, đau khi bị chèn ép nơi đầu gối; Đau nhiều khi di chuyển; Một số trường hợp thậm chí bị đau cả khi nghỉ ngơi; Cứng khớp; Giảm biên độ vận động.
Bài tập phục hồi chức năng sau mổ khớp gối
Khi gặp phải một vấn đề sức khỏe liên quan tới khớp gối, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh, tiến hành chụp chiếu để xác định chính xác bệnh lý cũng như mức độ tổn thương.
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc, bao gồm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Bên cạnh đó, việc áp dụng vật lý trị liệu cũng được sử dụng cho các trường hợp bệnh không quá nặng, hoặc sau khi phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được sử dụng đối với trường hợp bệnh nặng, hoặc việc điều trị bảo tổn không đáp ứng.
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, tăng cường lực cho các cơ, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể được điều trị bằng nhiệt liệu pháp (chườm nóng, chườm lạnh, sử dụng tia hồng ngoại), laze, sóng siêu âm, điện xung, vận động trị liệu; Ngoài ra là xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Đối với vận động trị liệu, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập có tác dụng phục hồi chức năng. Việc tập luyện ban đầu diễn ra tại bệnh viện, trung tâm phục hồi, sau khi nắm vững căn bản thì người bệnh có thể tự tập tại nhà. Các động tác có thể là tay không, hoặc với sự hỗ trợ của các dụng cụ vật lý trị liệu.
Bài tập nâng cao chân
Bài tập nâng cao chân có tác dụng tăng sức mạnh cơ đùi, hỗ trợ cơ đùi nâng đỡ cơ thể tốt hơn.
- Người bệnh nằm thẳng lưng trên sàn nhà hoặc giường. Hai tay đặt ở hai bên, lòng bàn tay và chân hướng lên, mắt nhìn thẳng, hơi thở điều hòa.
- Dồn lực vào một chân, sau đó từ từ nâng chân kia lên cách sàn khoảng 50 cm.
- Giữ chân thẳng, không thực hiện co gối cũng như siết chặt cơ bụng.
- Duy trì tư thế trong 5 – 10s, sau đó từ từ hạ chân xuống.
- Đổi chân và lặp lại động tác.
- Thực hiện 4 lần cho mỗi bên chân.
Bài tập kéo giãn cơ bắp chân
Bài tập này có tác dụng làm giảm các cơn đau ở khớp gối, đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Người bệnh đứng thẳng, chân trái bước lên trước 1 bước.
- Từ từ đưa người về trước, sử dụng hai tay để vịn vào lưng ghế (hoặc tường), mắt nhìn thẳng.
- Khuỵu gối xuống, nhưng vẫn giữ cho chân phải thẳng.
- Duy trì trong khoảng 30 giây rồi về tư thế ban đầu.
- Đổi chân và lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập tăng cường sự dẻo dai
Bài tập trị liệu này tác động vào dây chằng chéo trước và các sợi cơ nằm gần hông, có tác dụng tăng độ dẻo dai, hỗ trợ đắc lực cho quá trình phục hồi khớp. Để hỗ trợ các bạn cần 1 sợi dây đàn hồi thường sử dụng trong tập gym, hoặc có thể thay thế bằng 1 chiếc khăn tắm.
- Người bệnh nằm trên sàn.
- Chân phải duỗi thẳng, vòng dây qua lòng bàn chân trái, hai tay nắm lấy hai đầu của mảnh vải rồi từ từ đưa chân lên.
- Duy trì tư tư thế trong 15 – 20 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
- Đổi chân và lặp lại động tác.
- Thực hiện 5 – 7 lần cho mỗi bên chân.
Trên đây là một số chia sẻ về Tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết, các bạn hiểu hơn về khớp gối, từ đó chăm sóc tốt hơn cho bản thân.
Nếu còn câu hỏi nào khác, hay có nhu cầu trang bị dụng cụ phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, các loại giường kéo giãn, xe đạp tập thể dục… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !