Máy chạy bộ là thiết bị thể thao được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, phòng tập gym, trung tâm huấn luyện thể thao. Máy cung cấp cho người dùng các bài tập đa dạng, từ đi bộ, chạy bộ từ đơn giản đến chuyên sâu, chạy trên đường bằng, chạy vượt dốc. Các sản phẩm đa năng còn được tích hợp với khung gập bụng và đầu rung massage để mang lại sự thư giãn.
Tập luyện với máy chạy bộ điện rất an toàn do được trang bị khóa từ tự ngắt mạch điện khi xảy ra sự cố. Thảm chạy được gia cố bề mặt chống trơn trượt. Hệ thống giảm chấn gồm pít tông và đệm cao su giúp giảm tác động của phản lực từ mặt sàn lên đôi chân. Trên máy còn được trang bị cảm biến và màn hình để thu thập và hiển thị các thông số tập luyện như: Tốc độ, độ dốc, lượng calo tiêu thụ, nhịp tim, quãng đường đã thực hiện, giúp người dùng điều chỉnh bài tập hợp lý và khoa học hơn.
Dạo gần đây, rộ lên tin đồn rằng: Sử dụng máy chạy bộ có thể gây mòn răng. Mặc dù thiếu căn cứ nhưng cũng khiến cho một số người yếu bóng vía cảm thấy hoang mang. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ cùng các bạn phân thích sâu về vấn đề này, từ đó có được câu trả lời chính xác nhé.
Những điều cần biết về bệnh mòn răng
Mòn răng được hiểu là trạng thái mất đi lớp men răng bảo vệ bên ngoài do bị mài mòn, xảy ra nhanh hơn ở những người trẻ. Mà men răng một khi đã bị mất đi sẽ không thể được thay thế theo cách tự nhiên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng men răng bị mòn như: Thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng chưa tốt, và do bệnh lý.
Các bác sĩ chia mòn răng thành 4 nhóm:
- Mòn răng sinh lý : Là sự mất tổ chức men răng xảy tra trong quá trình sống. Tiếp đó đến các núm răng dưới và trên. Men bị mòn để lộ ra lớp ngà bên dưới. Ngà răng cũng bị mòn dần với tốc độ xảy ra nhanh hơn, từ đó tạo ra các tổn thương có hình lõm tương tự như đáy bát (chén).
- Mòn răng bệnh lý : Là sự mất tổ chức men răng do xảy ra lực ma sát giữa răng với các tác nhân bên ngoài. Ví dụ: Chải răng quá mạnh bằng bàn chải; Sử dụng răng để cắn, cạp các vật cứng. Mòn răng bệnh lý có thể xảy ra tiếp sau mòn răng hóa học.
- Mòn răng hóa học : Là sự mất tổ chức men răng do tiếp xúc với các loại hóa chất có tính axit, và không liên quan tới vi khuẩn. Hóa chất có thể là các loại nước hoa quả thuộc họ cam, quýt, hay thậm chí là axit dạ dày. Đặc điểm của mòn răng hoa học thường là là mòn lan rộng, ít giới hạn.
- Tiêu cổ răng : Là tình trạng bị mất tổ chức men răng tại vị trí cổ răng do thường xuyên phải chịu lực uốn, chủ yếu do chải răng không đúng cách trong thời gian dài.
Nguyên nhân bệnh mòn răng
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh mòn răng gồm:
- Nguyên nhân cơ học: Mòn răng xảy ra do lực ma sát giữa các răng với nhau, hoặc giữa răng với các tác nhân bên ngoài cùng lực mạnh, thời gian dài, phổ biến nhất là ở những người mắc chứng nghiến răng, đánh răng mạnh, chải răng không đúng cách.
- Nguyên nhân hóa học: Do răng tiếp xúc với các chất hóa học như nước ngọt có ga, các loại trái cây có múi họ cam – quýt – bưởi, và nhiều thực phẩm chứa axit phổ biến khác. Các chất bột đường cũng được xem là nguyên nhân có thể gây tình trạng mòn răng hóa học.
- Nguyên nhân bệnh lý: Mòn răng cũng có thể thể là hậu quả từ các bệnh lý: Trào ngược dạ dày, thực quản; Khô miệng; Giảm tiết nước miếng (nước bọt).
Triệu chứng bệnh mòn răng
Các triệu chứng giúp phát hiện tình trạng bị mòn răng bao gồm:
- Người bệnh nhạy cảm với nhiệt độ và các đồ ăn thức uống ngọt, đôi khi còn có cảm giác bị đau buốt.
- Răng có màu hơi ngả vàng. Đây chính là màu của ngà răng bị lộ ra khi lớp men răng bên trên đã bị mòn.
- Bị thay đổi hình dáng bề mặt răng, như mẻ, sứt, lỗ chỗ.
Các triệu chứng của bệnh mòn răng thường ảnh hưởng đến thẩm mĩ, gây đau đớn khiến cho người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, giảm chất lượng cuộc sống, tác động tiêu cực đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
Để được chẩn đoán về tình trạng mòn răng thì người bện cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay khi có những triệu chứng không bình thường. Các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiểu sử, thói quen vệ sinh răng lợi của người bệnh, đồng thời thực hiện thăm khám trực tiếp để chẩn đoán và đưa ra lời khuyên.
Phòng ngừa bệnh mòn răng
Các biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng mất men răng cũng như giữ cho răng khỏe mạnh bao gồm:
- Đánh răng 2 lần/ngày và phải đánh đúng cách: Di chuyển bàn chải theo hình tròn, chải khắp các mặt răng, và tuyệt đối không đánh theo phương ngang.
- Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride.
- Nên tới bác sĩ nha khoa 06 tháng/lần để kiểm tra tình trạng cũng như vệ sinh răng.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉ răng sau khi ăn xong.
- Hạn chế các thực phẩm cũng như đồ uống có tính axit cao. Nếu dùng thì nên sử dụng ống hút, đẩy chất lỏng ra phía sau miệng để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với răng. Sau khi dùng thì nên súc miệng bằng nước sạch.
- Không nên ăn vặt nhiều vì nó làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Chỉ nên ăn vặt trong trường hợp bạn có thể súc miệng hoặc đánh răng ngay sau đó.
- Nên nhai kẹo cao su loại không có đường giữa các bữa ăn. Thói quen này giúp tăng lượng nước bọt được sản xuất lên gấp 10 lần so với lưu lượng thông thường.
- Uống nhiều nước hơn trong ngày, không nên để miệng bị khô.
Các biện pháp giúp điều trị bệnh mòn răng
Việc điều trị bệnh mòn răng trên thực tế phụ thuộc vào niều yếu tố khác nhau, gồm: Nguyên nhân gây ra tình trạng mòn, mức độ bào mòn răng. Nguyên nhân gay ra tình trạng mòn phải được giải quyết kết hợp với quá trình điều chỉnh các thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Thay đổi lải cách chải răng nếu bạn thực hiện sai, hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính axit nếu trước đây dùng nhiều, chăm sóc răng miệng chăm chỉ hơn… Đây là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà bất cứ người bệnh nào cũng có thể áp dụng.
Các biện pháp giúp phục hồi lại men răng cũng được áp dụng phổ biến tùy theo mức độ mất men răng, có thể kể đến như:
- Liệu pháp flouride: Nha sĩ sẽ quét 1 lớp flouride lên răng hoặc cho người bệnh đeo khay bọc răng có chứa flouride để sử dụng tại nhà. Flouride có tác dụng bảo vệ giúp cho răng không bị mất thêm men, bảo vệ cho răng, phòng ngừa sâu răng, đồng thời kéo dài tuổi thọ của các vật liệu được sử dụng trong phục hình răng.
- Trám răng: Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến vì giá thành rẻ. Vật liệu được sử dụng trong trám răng thường là amalgam hoặc composite. Chúng có màu gần tương tự với màu răng tự nhiên, có tác dụng làm đầy các lỗ hổng, tăng cường sức khỏe răng lợi.
- Dán mặt răng sứ: Sử dụng các miếng dán nha khoa để dán vào các bề mặt răng bị mòn, nứt, mẻ, từ đó giúp phục hồi và ngăn ngừa men răng bị mòn.
- Chụp mão răng: Đây là biện pháp được sử dụng cho các bệnh nhân bị mất men răng nhiều, sâu răng. Mão răng có thể được làm từ các chất liệu đa dạng như: Sứ, niken, vàng… Chúng bao bọc toàn bộ răng sau khi đã khoan bỏ răng sau, giúp ngăn ngừa lây lan sang các răng khác, đảm bảo chức năng nhai.
Ngoài ra, các loại kem đánh răng có chứa flour được dùng cho các trường hợp nhạu cảm, giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Sử dụng máy chạy bộ có thể gây mòn răng?
Thông qua các thông tin về chứng mòn răng ở trên, đặc biệt là ở phần nguyên nhân, chúng ta có thể nhận thấy không có bất cứ đề cập nào liên quan đến việc hoạt động thể dục thể thao, trong đó có đi bộ, chạy bộ, sử dụng máy chạy bộ có thể gây ra tình trạng mòn răng, hay ảnh hưởng đến men răng.
Trên thực tế, luyện tập thể thao nhất là với cường độ cao hoặc buổi tập kéo dài thường khiến cơ thể bị mất nước thông qua đường mồ hôi. Cơ thể cần được bù nước và các chất điện giải. Nước lọc được sử dụng phổ biến, bên cạnh đó cũng có nhiều người sử dụng nước ép hoa quả hoặc nước khoáng thể thao. Các loại nước này tốt cho cơ thể nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến men răng do chúng ta không thể đánh răng ngay sau khi chạy hoặc quên súc miệng.
Nghiên cứu được đăng tải trên tập chí Applied Sciences chỉ ra việc thiếu nước hoặc uống nhiều đồ uống thể thao trong khi chạy bộ có thể gây mòn răng, do tác động của axit. Đầu tiên phải kể đến chất lượng cũng như số lượng nước bọt. Nó có tác dụng trung hòa độ axit và cuốn trôi các vi khuẩn, đồng thời tạo pH kiềm, giúp tái tạo khoáng men răng. Khi chúng ta chạy bộ, nhất là trong thời tiết oi nóng, quá trình mất nước xảy ra nhanh hơn, lượng nước bọt giảm, khả năng bảo vệ răng cũng suy yếu.
Còn các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Khoa học Y tế Poznan (Ba Lan) cho biết: Nhiều loại đồ uống thể thao có tính axit rất cao, độ pH thường dao động từ 3.16 – 3.70. Trong khi bất cứ loại đồ uống nào có nồng độ pH nhỏ hơn 5.5 đều tác động tiêu cực đến men răng cũng như sức khỏe răng miệng.
Các nhà khoa học cũng phát hiện những người tập luyện thể dục, vận động thể chất mà thường xuyên sử dụng các loại đồ uống thể thao cũng có nguy cơ chịu các tổn thương có liên quan đến răng nhiều hơn 2.5 lần so với những người không sử dụng. Con số thống kê cho thấy có khoảng 50% runner tham gia vào nghiên cứu bị mòn răng.
Như vậy có thể thấy bản thân việc đi bộ, chạy bộ, sử dụng máy chạy bộ không tác động gì đến sức khỏe của răng miệng. Vấn đề ở đây chính là thói quen sử dụng các loại thức uống thể thao có lượng axit cao. Để khắc phục nếu chạy ở tốc độ trung bình hoặc thời gian tập ít hơn 1h thì các bạn nên sử dụng nước lọc. Trường hợp chạy đường dài, chạy nước rút thì có thể sử dụng nước ép hoa quả hoặc nước khoáng thể thao để bù điện giả. Trong trường hợp này nên chọn loại nước ít axit, và nên uống bằng ống hút để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với răng của chúng ta; Sau đó nên súc miệng lại với nước lọc.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Sử dụng máy chạy bộ có thể gây mòn răng ?. Có thể nhận thấy chạy bộ ngoài trời hay sử dụng máy chạy bộ tại nhà, tại phòng tập gym mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và thể hình, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có tim mạch và huyết áp.
Chúng ta không nên vì một số thông tinh sai lệch, không đầy đủ mà bỏ qua thể dục thể thao, hay lấy đây làm cái cở để biện minh cho thói quen lười vận động.
Nếu các bạn còn câu hỏi, thắc mắc nào khác, hay có nhu cầu trang bị các loại máy tập chuyên dụng cho phòng gym, máy tập thể thao cho gia đình, máy chạy bộ… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !