Có một điều khá thú vị trong bóng đá, đó là từ khi còn là những cậu bé chơi bóng nhựa trên vỉa hè cho tới khi trưởng thành hơn và chơi phủi, tham gia bóng đá phong trào thì hầu hết chúng ta có xu hướng muốn chơi ở tuyến trên và muốn trở thành tiền đạo nhiều hơn, rất ít người muốn ở sân nhà bắt gôn. Tuy nhiên, thủ thành chính là người đóng vai trò vô cùng quan trọng, được ví như “người gác đền”. Đặc biệt là trong bóng đá hiện đại, vai trò của thủ môn thậm chí còn được ví như ½ sức mạnh của đội bóng.
Ngày nay, trong mỗi đội bóng chuyên nghiệp còn có huấn luyện viên riêng cho thủ môn, với những bài tập được thiết kế riêng, khoa học. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phương pháp và các bài tập cho thủ môn trong bóng đá.
Các kỹ thuật thủ môn cơ bản
- Bắt bóng sệt: Khi thực hiện bắt bóng sệt, không kể lực sút của đối phương mạnh hay yếu thì thủ môn đều giữ 2 chân ở vị trí song song, mũi chân và thân người ngả về trước. Khi bóng di chuyển tới vị trí phù hợp thì khuỵu gối xuống để chụp, sau đó co 2 tay lại.
- Bay người bắt bóng: Khi bóng bay tới với quỹ đạo thấp, tương đương với xà ngang của khung thành thủ môn thực hiện xoay người về hướng bóng, 2 chân mở ra và tạo thành một góc khoảng 30 độ, thân trên hơi lao về phía trước, 2 tay duỗi với lòng bàn tay hướng về phía quả bóng. Tiếp đó sử dụng lực từ 2 chân và thân người để bay ra bắt bóng.
- Bắt bóng bổng: Đây được xem là kĩ thuật tương đối khó. Nó đòi hỏi người thủ thành phải có được phản xạ tốt, chọn được điểm rơi chuẩn và ra vào hợp lý. Ngoài ra cũng phải kể kến sự tập trung cùng khả năng bao quát rộng.
- Kỹ năng đấm bóng: Trong các trận đấu, có những tình huống thủ môn phải đấm bóng để giải nguy. Muốn làm được điều này thì cần tính toán được hướng bay cũng như điểm rơi của quả bóng, sau đó thực hiện bật nhảy tốt.
- Cách ném bóng: Thủ môn đặt 1 chân ở trước, 1 chân ở sau với khoảng cách hợp lý. Cầm và đưa trái bóng lên cao trên vai, xoay thân nghiêng sang bên, sau đó sử dụng lực đạp của chân để vung cánh tay cùng với lực gấp của cổ tay để ném bóng theo hướng từ trên cao và ra phía trước.
Phương pháp tập luyện kỹ thuật thủ môn
- Với những bạn mới tập đá bóng thì trước tiên nên tham khảo các bài viết và video hướng dẫn chi tiết kỹ thuật thủ môn, hiện nay có thể dễ dàng tìm thấy trên các website, diễn đàn, fanpage về bóng đá.
- Khi mới bắt tay vào luyện tập thì nên bắt đầu từ tập không bóng để rèn cảm giác không sợ bóng cũng như tăng cường phản xạ.
- Tiếp theo các bạn tập các tư thế chuẩn bị bắt bóng.
- Tập bắt bóng ở tầm thấp với bóng di chuyển chậm, sút nhẹ. Điều quan trọng là tập đúng các kỹ thuật đón bắt bóng.
- Tập chụp bóng ở trên cát, đệm, bãi cỏ do bạn tập ném tới.
- Tập chụp bóng ở tầm trung bình, bóng bổng, cùng các kỹ thuật ném bóng cao tay, thấp tay, bắt bóng từ các hướng khác nhau bay tới.
Thực tế cho thấy, để trở thành thủ môn giỏi thì ngoài yếu tố ngoại hình cần tới chiều cao thì sự dũng cảm và quyết đoán đóng vai trò quan trọng.
Các bài tập cho thủ môn trong bóng đá
Dưới đây là một số bài tập cơ bản cho thủ môn
- Bước 1: Luyện tập thể lực
Đây chính là bước đầu tiên. Hàng ngày các bạn cần tập chạy bộ, thể hình, hít đất, hít xà đơn, xà kép, nhảy dây… Ngoài ra là các bài tập với trái bóng như: Tâng bóng, ném bóng vào tường bật lại, tập bắt bóng do bạn tập sút.
- Bước 2: Tập luyện độ dẻo
Các bạn tập đu xà, uốn dẻo cơ thể để tăng cường sự dẻo dai, tập nhảy cao, nhảy xa. Khi tập với bóng thì cần có 2 người, tập ngồi bệt để bắt bóng ở cự ly từ 5 – 7 mét.
- Bước 3: Tập tốc độ
Một thủ môn giỏi cần nhanh nhẹn trong các tình huống xử lý. Ngoài kỹ năng thì cũng cần có kinh nghiệm từ các trận đấu, cùng với đó là quá trình tập luyện kiên trì, bền bỉ.
Các bạn tập chạy nhanh trong cự ly từ 20 – 50 mét.
Tập ném bóng vào tường rồi bắt bóng bằng 1 tay, 2 tay.
Lưu ý: Khi tập luyện cũng như thi đấu các bạn nên sử dụng giày và găng tay chuẩn để tăng cường hiệu quả. Lựa chọn các mẫu giày bóng đá cũng như găng tay thủ môn phù hợp để luyện tập và thi đấu, hỗ trợ tối đa khi thực hiện các động tác kỹ thuật.