Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Suy giảm chức năng thận - Phương pháp Phục hồi chức năng

06/03/2023 09:03

Tin liên quan

9 cách giúp phục hồi chức năng gan vô cùng hiệu quả

Khi nào cần thực hiện điều trị vật lý trị liệu?

Suy giảm chức năng thận (suy thận) ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh, do đó cần được theo dõi các dấu hiệu để có thể điều trị kịp thời, làm chậm sự phát triển của bệnh, sớm trở lại với sinh hoạt và công việc thường nhật.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin bổ ích về Suy giảm chức năng thận - Phương pháp Phục hồi chức năng, từ đó giúp chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn.

Chức năng của thận đối với cơ thể

Thận là một trong những cơ quan trong cơ thể, đảm nhiệm những chức năng quan trọng:

chuc-nang-cua-than-voi-co-the

- Cân bằng khoáng chất, đặc biệt là kali để kiểm soát sự hoạt động của các cơ cũng như thần kinh.

- Đào thải các chất chuyển hóa từ protein (ure, creatinin, ...) ra ngoài cơ thể.

- Giải phóng các hóc môn cần thiết giúp điều hòa huyết áp, tạo ra hồng cầu, chuyển hóa vitamin D hấp thụ canxi.

Giải phóng các hormone cần thiết để điều hòa huyết áp (renin), tạo hồng cầu, chuyển hóa vitamin D hấp thụ canxi (erythropoietin), ...

Khi nào thận bị suy giảm chức năng ?

Hầu hết dấu hiệu suy thận không rõ ràng cho tới khi bệnh tiến triển nặng. Khi có những triệu chứng dưới đây thì các bạn cần đặc biệt chú ý:

suy-giam-chuc-nang-than

- Tiểu tiện thay đổi về tần suất, màu sắc, lượng, và mùi nước tiểu. Người bệnh đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu nâu hoặc hồng, xuất hiện bọt.

- Tăng huyết áp: Khi các mạch máu bị tổn thương những đơn vị có chức năng lọc chất thải từ máu ở thận sẽ bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng suy thận.

- Sưng phù ở mặt và chân: Khi bị suy giảm chức năng thì thận không thể lọc và đào thải dịch cũng như các chất độc dư thừa ra ngoài, dẫn tới dịch bị tích tụ và gây ra sưng phù ở chân và mặt.

- Đau lưng: Đau lưng mà cụ thể nhất là đau ở vùng háng chậu, hông, phía dưới xương sườn cũng là dấu hiệu cảnh bảo suy thận. Nó thường đi kèm với sốt, buồn nôn, mệt mỏi, dùng thuốc giảm đau không có tác dụng.

- Khó thở: Người bệnh suy thận thường có triệu chứng khó thở, ngay cả lúc bình thường hoặc sau khi gắng sức vận động. Điều này là do tình trạng thiếu máu và thận không thể thực hiện được chức năng lọc, từ đó gây ứ dịch, đặc biệt là ở phế nang phổi.

suy-giam-chuc-nang-than-2

- Hơi thở có mùi kim loại: Thận hoạt động kém khiến tích tụ nhiều chất độc ở trong máu, khiến cho mùi vị thức ăn trong miệng thay đổi, đặc biệt là mùi kim loại. Đi kèm với hôi miệng là triệu chứng ăn không ngon, chán ăn, không muốn ăn thịt, người bệnh bị sụt cân, suy dinh dưỡng.

- Ngứa, khô da: Khi độc tố không được đào thải do thận đã bị suy giảm chức năng, thay vào đó lại tích tụ trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới da, khiến cho da bị khô và ngứa.

- Mệt mỏi, đau đầu, cơ thể suy nhược: Suy nhược chức năng thận cũng có nghĩa là cơ thể tạo ra ít hóc môn hơn để chuyển hóa vitamin D giúp sản xuất tế bào hồng câu, từ đó gây thiếu máu. Điều đó khiến người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung (do thiếu máu não), suy nhược.

- Khó ngủ: Chất độc và dịch dư thừa tích tụ ở trong máu gây ra chứng khó ngủ ở người bệnh, gây ảnh hưởng tới chức năng của thận và từ đó tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Phục hồi chức năng cho người suy thận

Suy giảm chức năng thận có nhiều giai đoạn, việc phục hồi tùy theo mức độ cụ thể. Người bị suy thận nhẹ có thể tự làm lành nếu áp dụng chế độ ăn uống và chăm sóc cơ thể phù hợp.

phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-suy-than

- Ăn kiêng: Người bệnh cần hạn chế muối và kali cho tới khi thận lành lại; Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; Bổ sung các chất dinh dưỡng, ngũ cốc, trái cây để bổ sung vitamin; Giảm lượng đạm; Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, nội tạng động vật.

- Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng thuốc có tác dụng điều chỉnh lượng phốt pho và kali trong máu.

- Lọc máu: Áp dụng cho người bệnh suy thận nặng. Biện pháp này không giúp phục hồi chức năng thận nhưng đảm nhận công việc của cơ quan này cho tới khi thận phục hồi.

Tập phục hồi chức năng thận

Các hoạt động tập luyện có thể không có sự tác động trực tiếp tới hệ thống tiết niệu. Tuy nhiên, nó tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi, ổn định huyết áp, giảm tình trạng béo phì… Từ đó ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thận.

tap-phuc-hoi-chuc-nang-than

- Loại bài tập: Người bệnh có thể chọn các bài vận động cho các nhóm cơ lớn của cơ thể một cách liên tục như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập aerobic… Người bệnh cũng có thể chọn các bài tập ở cường độ thấp nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như vận động tại chỗ.

- Thời gian tập luyện: Thời gian đầu nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, sau đó nâng dần thời gian lên 45 – 60 phút/ngày. Người bệnh nên bố trí khoảng 3 buổi tập mỗi tuần và cách ngày, vào thứ 2 – 4 – 6 hoặc 3 – 5 – 7.

- Cường độ tập luyện: Tùy vào thể trạng của mỗi người mà có cường độ khác nhau, nhưng không nên tập quá mệt đến mức không nói chuyện được. Sau khi tập xong vẫn thấy cơ thể bình thường là được. Nếu bị mệt mỏi kéo dài sau buổi tập thì nên giảm cường độ ở buổi sau. Khi bắt đầu nên tập chậm rãi để cơ thể nóng dần, sau đó mới tăng dần.

tap-phuc-hoi-chuc-nang-than-2

- Nên tập khi nào? Người bệnh nên tập sau khi ăn 1 tiếng hoặc hơn. Nên tránh tập vào các thời điểm oi nóng trong ngày. Nên tập vào buổi sáng hoặc tối. Không nên tập luyện trước khi đi ngủ 1 tiếng vì có thể khiến hưng phấn và khó ngủ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới thận.

- Khi nhận thấy mệt mỏi nhiều, khó thở, đau ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, đau ở bụng, chuột rút, choáng váng, xay xẩm mặt mày… thì các bạn nên ngừng lại, không nên cố gắng quá mức, thay vào đó nên dành thời gian nghỉ ngơi.

- Không nên tập khi đang bị sốt, mới xuất viện, vừa ăn no, nhiệt độ ngoài trời cao, có vấn đề liên quan tới xương khớp.

Tập với thiết bị phục hồi chức năng

tap-voi-thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang

Hiện nay trên thị trường có các loại thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1 cung cấp các bài tập đơn giản cho người bệnh. Thiết bị được thiết kế tương tự như một chiếc ghế ngồi có tựa lưng. Phần ghế ngồi, tựa lưng và kê tay được bọc đệm êm ái. Các khung quay tay, đạp chân có thể tăng – giảm chiều cao cũng như mức độ gần – xa để phù hợp với cơ thể của người dùng. Ngoài ra còn có núm kháng lực để điều chỉnh mức độ nặng – nhẹ của bài tập.

Trường hợp cần mua máy tập vật lý trị liệu các bạn có thể tham khảo từ Zasami. Thương hiệu hiện đang cung cấp cho thị trường nhiều dụng cụ như: Giường kéo giãn bằng điện, giường kéo giãn bằng cơ, PHCN 3 in 1, 4 in 1, xe đạp tập thể dục…

Tùy theo thể trạng của bản thân các bạn có thể áp dụng các bài tập được chia sẻ ở phần trên, kết hợp với sử dụng thiết bị phục hồi chức năng, tham khảo thêm chỉ dẫn từ bác sĩ trị liệu.

Trên đây là một số chia sẻ về Tập phục hồi chức năng thận từ Daiviet Sport, các bạn hãy tham khảo và áp dụng để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Nếu còn câu hỏi nào, hoặc có nhu cầu trang bị dụng cụ phục hồi chức năng, máy tập thể dục chính hãng… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể !

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...