Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay

06/03/2023 08:59

Tin liên quan

Liệt dây thần kinh số 7 - Điều trị bằng vật lý trị liệu

Đau thần kinh tọa - Hướng dẫn tập vật lý trị liệu

Dây thần kinh quay nằm ở trong cánh tay, có nhiệm vụ kiểm soát chuyển động của cơ tam đầu, mở rộng phần cổ tay và ngón tay. Tổn thương thần kinh quay có thể gây đau, yếu, thậm chí mất chức năng ở cổ, bàn tay cũng như các ngón.

liet-day-than-kinh-quay

Liệt thần kinh quay có biểu hiện cụ thể là tình trạng teo cơ ở khu sau cẳng tay, bệnh nhân bị mất khả năng duỗi các ngón, dạng ngón tay cái, và bàn tay bị rủ cổ cò. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay. Qua đó chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn nhé.

Hiểu về tình trạng tổn thương dây thần kinh quay

Nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh quay

Dây thần kinh quay có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

- Gãy xương humerus – một xương tại cánh tay trên.

- Đi ngủ với tư thế chèn ép cánh tay.

nguyen-nhan-liet-day-than-kinh-quay

- Ngồi lâu với tư thế dựa tay qua lưng ghế.

- Sử dụng nạng chống không đúng cách khi di chuyển.

- Ngã hoặc có ngoại lực tác động mạnh vào cánh tay.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tổn thương thần kinh quay là gãy tay, các tai nạn khi lao động. Tùy vào mức độ mà có thể bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn dây thần kinh này.

Ngoài ra, nhiễm độc chì cũng có thể gây tổn thương lâu dài cho hệ thần kinh, trong đó có thần kinh quay.

Triệu chứng tổn thương dây thần kinh quay

Chấn thương thần kinh quay gây ra các triệu chứng ở mu bàn tay, vùng ngón cái và ngón giữa. Cụ thể:

trieu-chung-liet-day-than-kinh-quay

- Đau hoặc đau nhói ở các ngón.

- Cảm giác tê, ngứa ran, khó khăn khi duỗi cánh tay.

- Không thể mở rộng cũng như duỗi thẳng cổ tay, các ngón.

Điều trị tổn thương dây thần kinh quay

Mục tiêu của điều trị tổn thương thần kinh quay nhằm giảm các triệu chứng trong khi cố gắng duy trì chuyển động của bàn và cổ tay, giảm tình trạng liệt dây thần kinh quay.

dieu-tri-liet-day-than-kinh-quay-1

- Điều trị không phẫu thuật: Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để vết thương nhanh lành hơn. Kem hoặc miếng dán có tác dụng gây mê cũng có thể được sử dụng để giảm đau trong khi di chuyển. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nẹp để cố định dây thần kinh. Vật lý trị liệu có tác dụng duy trì sức mạnh cho hệ thống cơ bắp và cải thiện chức năng thần kinh. Liệu pháp massage có tác dụng phá vỡ mô sẹo và hỗ trợ dây thần kinh quay phản ứng nhanh hơn. Một số người lựa chọn phương pháp kích thích qua da bằng dòng điện, sử dụng một số điện cực được dính trên da tại khu vực bị ảnh hưởng, các điện cực sẽ cung cấp một dòng điện có cường độ nhẹ. Ngoài ra, biện pháp châm cứu cũng có thể được sử dụng.

dieu-tri-liet-day-than-kinh-quay-2

- Điều trị phẫu thuật: Nếu dây thần kinh quay bị vướng hoặc có khối u lành tính chèn ép thì có thể áp dụng phẫu thuật để loại bỏ cũng như xử lý.

Các bác sĩ sau khi thăm khám lâm sàng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như X-quang, cộng hưởng từ MRI, điện cơ đồ, khảo sát khả năng dẫn truyền thần kinh sẽ tiến hành phân loại tổn thương thần kinh quay và phân loại bệnh nhân theo mức độ nặng – nhẹ và có phác đồ xử lý cụ thể.

Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay

Ngay tại thời điểm nhập viện và trải qua điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành bất động bên tay bị liệt dây thần kinh quay. Dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh để cân nhắc việc có nên cho bệnh nhân tập vận động hay không, hoặc tần suất và cường độ vận động như thế nào. Việc mang nẹp hoặc máng cổ tay ở thời điểm này có thể giúp hạn chế nguy cơ bị biến dạng tay cũng như xảy ra tình trạng “rũ cổ cò” ở người bệnh.

phuc-hoi-chuc-nang-liet-day-than-kinh-quay

Ở trong giai đoạn phục hồi chức năng sau liệt dây thần kinh quay, khi người bệnh có dấu hiệu tái chi phối thần kinh sẽ được tập mạnh dần theo cơ chế tăng tiến. Cụ thể: Tập cách nhận biết đồ vật khi sờ để từ từ có lại cảm giác. Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng gia tăng cảm giác ở các vùng thần kinh quay chi phối, do vậy cần được tiếp xúc nhiều vật từ các chất liệu khác nhau.

Ở thời kì mãn tính, bệnh nặng, một số chức năng vận động và cảm giác có thể không phục hồi lại được hoàn toàn thì các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chỉnh hình để dự phòng nguy cơ co rút cho bệnh nhân. Một số dụng cụ có tác dụng trợ giúp cho chi trên cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

phuc-hoi-chuc-nang-liet-day-than-kinh-quay-2

Để phục hồi chức năng thần kinh quay thì trong quá trình trị liệu cần phải tuần thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, tránh triệt để trường hợp gây tổn thương thêm cho các vùng chi bị mất cảm giác, bảo vệ an toàn cho vùng bị thương tổn. Ngay cả khi được xuất viện thì người bệnh vẫn tiếp tục tập tại nhà theo hướng dẫn, định kỳ đi tái khám để các bác sĩ đánh giá mức độ tái chi phối thần kinh, đồng thời điều chỉnh các động tác thích hợp, phát hiện và loại bỏ các tác dụng phụ không mong muốn.

Vận động trị liệu với thiết bị phục hồi chức năng

Vận động trị liệu bao gồm các bài tập chủ động và thụ động, có hoặc không sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Máy vật lý trị liệu - phục hồi chức năng được thiết kế để hỗ trợ cho người bệnh sau phẫu thuật, chấn thương, đang trong giai đoạn phục hồi, giúp tăng cường khả năng vận động, phục hồi lại chức năng của các bộ phận, đặc biệt là tay, chân và cổ.

Thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1

Thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1 cung cấp các bài tập đạp xe, quay tay và kéo giãn tay.

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz301-2

- Bài tập quay tay: Người dùng ngồi trên thiết bị, tựa vào phần dựa lưng ở phía sau, đưa hai tay ra ra trước để nắm lấy tay cầm, từ từ quay theo chiều tiến tới trước hoặc ngược về phía sau. Trên thiết bị có nút điều chỉnh kháng lực, sau một thời gian tập quen có thể tăng lực để gia tăng thêm độ khó. Nếu người tập có 1 bên tay yếu thì có thể sử dụng đai để cố định tay với trục quay, chủ yếu vận động tay còn lành để tay yếu cũng được tham gia chuyển động và từ từ phục hồi.

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz301-6

- Bài tập kéo giãn tay: Người dùng ngồi thẳng lưng trên thiết bị, đưa 2 tay lên trên để nắm lấy phần tay cầm (nếu có 1 tay yếu thì có thể nhờ người nhà cố định bằng đai da). Dùng lực để kéo một bên xuống thấp hơn, tay còn lại lên cao. Sau đó lại kéo bên ở trên cao hơn xuống và để tay ở bên thấp đưa lên cao, lặp lại động tác.

Trường hợp muốn tập chân thì các bạn xỏ vào bàn đạp, cài quai. Có thể tập riêng cho chân, tay, hoặc phối hợp cả tay chân cùng lúc.

Thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1

Về cơ bản thì thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1 cũng tương tự như 3 trong 1, nhưng có thêm chức năng kéo giãn cổ (sử dụng các bánh tạ). Trường hợp người bệnh ngoài liệt dây thần kinh quay khiến ảnh hưởng đến chức năng của tay còn có vấn đề sức khỏe liên quan đến cổ vai gáy như: Nhức mỏi, thoái hóa, thoát vị… thì có thể sử dụng thiết bị này để đa dạng hóa các bài tập.

phcn-anh-thuc-te-5

Để mua thiết bị phục hồi chức năng các bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Zasami – thương hiệu hiện đang cung cấp cho thị trường loại máy tập thể dục cũng như thiết bị phục hồi chính hãng, được đánh giá cao và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thiết bị phục hồi chức năng Zasami được làm từ thép, bên ngoài sơn chống gỉ, phần đệm mút dày và được bọc da êm ái, hỗ trợ tối đa cho người tập. Các bài tập được thiết kế đa dạng với núm điều chính kháng lực thuận tiện, phù hợp với người tập có thể trạng khác nhau.

Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể và cung cấp sản phẩm chính hãng!

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...