Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phục hồi chức năng cho dây chằng chéo trước

07/12/2022 09:55

Dây chằng chéo trước là một trong những bộ phận quan trọng ở khớp gối. Khi bị chấn thương người bệnh thường nghe có tiếng “rắc”, sau đó đầu gối sưng lên, khớp lỏng lẻo và trở nên đau đớn khi đứng dậy.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Phục hồi chức năng cho dây chằng chéo trước.

Hiểu về chấn thương dây chằng chéo trước

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì?

Chấn thương dây chằng chéo trước được hiểu là vết rách hoặc bong gân tại dây chằng chéo trước, thường xảy ra khi dừng hoặc đổi hướng đột ngột, nhất là trong các môn thể thao có cường độ cao như bóng rổ, bóng đá, trượt tuyết.

chan-thuong-day-chang-cheo-truoc

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo trước

Bản chất dây chằng là các mô liên kết, có nhiệm vụ kết nối 2 xương với nhau. Dây chằng chéo trước kết nối xương đùi với xương chày giúp khớp gối ổn định. Chấn thương dây chằng được chia ra làm nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp: Là trường hợp xảy ra va chạm trực tiếp ở vùng đầu gối khi vận động thể thao, hoặc xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

Nguyên nhân gián tiếp: Là khi dừng hoặc chuyển hướng đột ngột trong khi chạy.

Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương thường rách một phần hoặc toàn bộ, trường hợp nhẹ nhất là kéo giãn dây chằng nhưng vẫn còn nguyên vẹn.

Người bị chấn thương dây chằng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ bị viêm xương khớp ở đầu gối cao.

Triệu chứng chấn thương dây chằng chéo trước

Khi xảy ra chấn thương dây chằng chéo trước thường có các biểu hiện sau:

trieu-chung-chan-thuong-day-chang-cheo-truoc

- Có riếng “rắc” ở đầu gối.

- Người bệnh đau dữ dội và không thể tiếp tục vận động.

- Đầu gối bị sưng.

- Bị giảm biên độ vận động khớp.

- Lỏng gối, chân yếu khi di chuyển.

- Gặp khó hoặc không đứng trụ được 1 chân khi đứng lên ở bên chân chấn thương.

- Một số trường hợp phát hiện muộn thì đùi của bên chấn thương của người bệnh đã nhỏ hơn một phần so với bên lành do teo cơ, dẫn tới vận động khó.

Đối tượng nguy cơ chấn thương dây chằng chéo trước

doi-tuong-chan-thuong-day-chang-cheo-truoc

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị đứt dây chằng chéo trước gồm:

Giới tính: Do sức chênh lệch về sức mạnh cơ bắp, ảnh hưởng của nội tiết tố nên nữ giới có nguy cơ bị chấn thương dây chằng nhiều hơn so với nam giới.

Thể dục thể thao: Những người thường xuyên tham gia các môn thể thao cạnh tranh, có cường độ vận động mạnh dễ gặp chấn thương, nhất là chấn thương ở đầu gối hơn so với người bình thường.

Ngoài ra, những người có thể trạng kém, sử dụng giày dép quá chật hoặc quá rộng cũng có nguy cơ chấn thương lớn hơn.

Điều trị chấn thương dây chằng chéo trước

dieu-tri-chan-thuong-day-chang-cheo-truoc

Chấn thương dây chằng chéo trước nếu nặng (rách một phần hoặc hoàn toàn) thì người bệnh cần tới cơ sơ y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như điều trị đúng cách. Trường hợp nhẹ chỉ bị giãn thì chỉ cần nghỉ ngơi hoặc áp dụng một số biện pháp đơn giản như chườm nước đá ngày vài lần, mỗi lần 15 – 20 phút; Quấn băng thun quanh đầu gối; Kê cao gối và đặt chăn bên dưới chân bị tổn thương khi nghỉ ngơi (giữ chân bằng hoặc cao hơn tim một chút).

Phục hồi chức năng cho người bị đứt dây chằng chéo trước

Phục hồi chức năng cho người bị đứt dây chằng chéo trước được chia theo các giai đoạn.

Phục hồi chức năng giai đoạn sau mổ vài ngày tới 2 tuần

Mục tiêu chính là khôi phục lại hình dạng của đầu gối, giảm sưng, phục hồi chứng năng cho cơ tứ đầu đùi.

phuc-hoi-chuc-nang-dut-day-chang-cheo-truoc

Người bệnh cần thường xuyên thực hiện bài tập co duỗi đầu gối có sử dụng khăn cuộn dưới gối để hỗ trợ. Nên thực hiện các bài tập vận động 2 – 3 lần mỗi ngày. Theo các chuyên gia: Nếu không thể cử động đầu gối của mình sau 3 tuần thì người bệnh sẽ tăng đáng kể nguy cơ cần nội soi khớp để khôi phục lại.

Người bệnh cũng cần tập đi lại bình thường sớm sau phẫu thuật và sử dụng nạng để hỗ trợ ban đầu nếu cần.

Chăm sóc cho khớp theo nguyên tắc RICE: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, cố định và kê cao chân.

Phục hồi chức năng giai đoạn sau mổ 2 - 12 tuần

Người bệnh tiếp tục với các bài tập ở giai đoạn 2 và bổ sung thêm các bài tập nâng cao hơn. Bắt đầu tập mở rộng và duỗi thẳng khớp gối thường xuyên, nên sử dụng giá treo chân nếu có khó khăn khi duỗi thẳng đầu gối.

phcn-anh-thuc-te-7

Người bệnh có thể thực hiện các bài tập ở dưới nước, lợi dụng lực nâng đỡ của nước để thực hiện các động tác, tất nhiên với điều kiện các vết thương đã lành và sạch sẽ, và vẫn cần phải tránh động tác đá dạng chân, và chỉ được thực hiện khi bước sang tuần thứ 9.

Các bài tập trong giai đoạn này giúp tăng cường chức năng cơ tứ đầu đùi cần được thực hiện như: Ngồi xổm, cúi người về phía trước và duỗi thẳng chân, tập đạp chân với thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, sử dụng xe đạp tập thể dục.

Phục hồi chức năng giai đoạn sau mổ 12 - 16 tuần

phuc-hoi-chuc-nang-dut-day-chang-cheo-truoc-2

Ở giai đoạn này người bệnh vẫn cần tiếp tục hoạt động thể dục của mình, đồng thời kiểm soát sưng viêm, duy trì khả năng kéo thẳng đầu gối để phục hồi lại chức năng sau khi tái tạo dây chằng chéo.

Một số bài tập đơn giản nhưng tốt cho người bệnh như đi bộ trên máy chạy bộ, tham gia các hoạt động thể thao có cường độ nhẹ.

Phục hồi chức năng giai đoạn sau mổ 4 - 6 tháng

phuc-hoi-chuc-nang-dut-day-chang-cheo-truoc-3

Người bệnh có thể tập luyện các bài tập chạy bộ có đổi hướng, tăng dần số lượng các khúc cua. Một số bài tập với dụng cụ thể thao như đá bóng, tennis, bóng rổ ở mức độ phù hợp cũng được khuyến khích để tăng cường phục hồi tốt hơn. Người bệnh ban đầu có thể sử dụng băng đeo hỗ trợ đầu gối, sau đó có thể tháo ra.

Phục hồi chức năng giai đoạn sau mổ 6 - 12 tháng

phuc-hoi-chuc-nang-dut-day-chang-cheo-truoc-4

Ở giai đoạn này hầu hết người bệnh có thể tăng dần cường độ tập luyện nếu không còn bị sưng, cũng như sức mạnh của cơ tứ đầu tốt, chức năng đầu gối hoàn thiện.

Tuy nhiên nếu người bệnh là vận động viên thì cần thêm khoảng thời gian 1 tháng đẻ thực hiện các bài tập chuyên biệt trước khi có thể luyện tập và thi đấu bình thường.

Một số bài tập vận động cho người bị đứt dây chằng chéo trước

Bài tập cho cơ đùi

Để thực hiện bài tập này bạn cần một chiếc khăn hoặc tấm vải dài.

bai-tap-co-dui-sau-acl

- Ngồi trên sàn hoặc nệm và duỗi thẳng hai chân.

- Dùng miếng vải hoặc khăn lông dài móc vào mũi bàn chân rồi sử dụng 2 tay giữ khăn trong khi vẫn gập người về trước.

- Giữ tư thế trong 30 giây sau đó từ từ thả lỏng để trở về vị trí ban đầu.

Bài tập cho gân kheo

bai-tap-co-gan-kheo-sau-acl

- Người bệnh ở tư thế ngồi, đặt khăn lên chân, giữ khăn bằng cả 2 tay.

- Nằm ngửa và đưa chân lên cho tới khi cảm thấy phần sau chân được kéo căng. Giữ tư thế trong 30 giây.

- Lặp lại 2 lần, mỗi lần 30 giây.

Bài tập cho cơ chân

bai-tap-co-chan-sau-acl

- Người bệnh nằm ngửa, đặt cuộn khăn nhỏ ở vị trí sau đầu gối.

- Thực hiện siết cơ ở phía trước chân.

- Siết trong khoảng thời gian 3 – 5 giây, sau đó thả lỏng.

- Lặp lại động tác 10 lần, 2 hiệp.

Bài tập cho mắt cá chân

bai-tap-mat-ca-chan-sau-acl

- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi ở trên ghế.

- Thực hiện nâng cổ chân và ngón chân lên rồi nhẹ nhàng hướng chúng xuống.

- Lặp lại động tác 10 lần, 2 hiệp.

Bài tập cho gót chân

bai-tap-got-chan-sau-acl

- Người bệnh ngồi dựa vào tường, quàng khăn qua lòng bàn chân.

- Dùng 2 tay để kéo khăn về sau, cố gắng uốn cong đầu gối hết mức.

- Giữ tư thế trong 3 – 5 giây, sau đó từ từ duỗi thẳng đầu gối.

- Lặp lại 10 lần, 2 hiệp.

Bài tập cho hông

bai-tap-cho-hong-sau-acl

- Người bệnh ở tư thế nằm sấp, kê đầu lên một chiếc gối mềm.

- Từ từ nhấc chân lên, giữ đầu gối thẳng.

- Thực hiện động tác 10 lần, 2 hiệp

Trên đây là một số Phục hồi chức năng cho dây chằng chéo trước từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin trong bài các bạn hiểu hơn về dây chằng chéo trước, những dấu hiệu khi bị chấn thương và những việc cần làm giúp bình phục nhanh hơn.

Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị các dụng cụ vật lý trị liệu, máy tập thể dục hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...