Gym là môn thể dục có lịch sử lâu đời và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ hàng ngàn năm trước đã xuất hiện các phòng gym công cộng tại Hy Lạp, La Mã, cho phép đông đảo người dân tham gia tập luyện.
Từ những dụng cụ thô sơ, đến nay máy tập gym phát triển thành một hệ sinh thái phong phú với hàng trăm loại máy tập khác nhau (chưa kể phụ kiện) hỗ trợ người dùng tập toàn thân, chuyên sâu cho từng bộ phận, tăng cường sức mạnh, sức bền, xây dựng hình thể như ý… thuận lợi hơn trong đạt các mục tiêu đã đề ra.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Các loại máy tập phổ biến trong phòng gym.
Tổng quan về thiết bị phòng gym
Dụng cụ gym được chia làm 3 nhóm:
- Máy cardio: Bao gồm các máy tập toàn thân, cung cấp các bài tập đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận trên cơ thể, tác động đến nhiều nhóm cơ, có tác dụng cải thiện sức bền và hỗ trợ tim mạch. Phổ biến gồm: Máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục, xe đạp elip, máy tập leo cầu thang…
Máy tập thể hình: Gồm các loại ghế tạ, giàn tạ, hỗ trợ các bài tập chuyên sâu tới từng nhóm cơ; Có tác dụng tăng cường và phát triển cơ bắp, xây dựng cơ thể cường tráng.
Nhóm phụ kiện: Bao gồm các phụ kiện hỗ trợ quá trình tập gym như: Dây nhảy, bao đấm, tạ đeo chân, tạ đeo tay, đai lưng…
Ngoài các nhóm trên, hiện nay các phòng tập còn được trang bị máy massage, gồm 2 đai rung massage và máy rung đứng, một số phòng cao cấp còn sử dụng ghế massage toàn thân, mục đích mang đến cho người dùng sự thư giãn sau khi tập luyện, giảm căng mỏi cơ, nhanh chóng phục hồi thể lực.
Các loại máy tập phổ biến trong phòng gym
Máy chạy bộ
Máy tập chạy cung cấp các bài tập đi bộ, chạy bộ. Trước đây máy chạy cơ khá phổ biến, nhưng hiện tại đại đa số các phòng tập chuyển sang máy chạy bộ điện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của hội viên.
Máy chạy bộ điện chuyên dụng cho phòng tập thường là máy đơn chức năng (không tích hợp khung tập bụng và đầu rung massage như dòng máy sử dụng trong gia đình). Máy có khung sườn lớn, bàn và thảm chạy dày để có thể chịu được trọng tải người dùng lớn. Động cơ xoay chiều AC công suất từ 4HP trở lên giúp hoạt động bền bỉ, đáp ứng được nhu cầu và tần suất hoạt động dày từ sáng đến tối.
Máy chạy bộ điện phòng gym cho phép người dùng hoạt động trong dải tốc độ từ 1 – 22 km/h, đáp ứng nhu cầu của các runner chuyên nghiệp. Máy có thể thay đổi độ dốc tự động 0 – 15% để mang tới các bài tập chạy băng đồi, vượt dốc. Trên máy tích hợp cảm biến và màn hình hiển thị lớn để thu thập và thông báo tới người dùng các thông số: Tốc độ - độ dốc – quãng đường đã thực hiện - lượng calo tiêu thụ - nhịp tim.
Xe đạp tập thể dục
Xe đạp tập thể dục sử dụng trong phòng gym có cấu tạo tương tự như một chiếc xe đạp đua bình thường, tuy nhiên được cố định để sử dụng tại chỗ. Sản phẩm được làm từ thép chịu lực, bên ngoài sơn tĩnh điện để tăng độ bền.
Khung xe chịu được người dùng có trọng lượng cơ thể lớn. Ở phía trước là bánh đà, trọng lượng từ 5 – 7 kg. Trên xe được trang bị núm điều chỉnh kháng lực với nhiều cấp độ khác nhau; Người dùng xoay núm để điều chỉnh độ nặng – nhẹ của bánh đà, từ đó đa dạng hóa các bài tập. Cơ chế hãm của bánh đà hoặc sử dung dây curoa hoặc dùng từ tính. Các xe sử dụng từ tính hoạt động êm hơn do không có sự ma sát trực tiếp giữa bánh đà và dây.
Xe đạp trượt tuyết
Xe đạp trượt tuyết mô phỏng các động tác tương tự như trượt tuyết. Cung cấp các bài tập toàn thân, người dùng chủ yếu đứng tập.
Trên máy cũng được trang bị núm kháng lực để người dùng có thể tùy chỉnh và lựa chọn các bài tập nặng – nhẹ theo sở thích và mục tiêu cá nhân.
Ghế đẩy tạ
Ghế tạ có 3 loại cơ bản nhất là ghế dốc lên, ghế dốc xuống và ghế bằng, mang đến cho người dùng các bài tập nằm đẩy tạ, tác động vào cơ ngực trên, cơ ngực giữa và cơ ngực dưới.
Gymer lắp tạ ở mức phù hợp với thể trạng, nằm trên ghế và thực hiện các động tác đẩy tạ.
Giàn tạ
Giàn tạ trong phòng tập gym gồm rất nhiều loại, hỗ trợ tập chuyên sâu cho từng bộ phận trên cơ thể.
- Máy kéo cơ lưng sau cổ
- Máy ép chân
- Máy tập cơ vai
- Khung gánh tạ
- Máy tập đạp đùi
- Máy tập nhón bắp chuối
- Máy tập kéo xô…
Đặc điểm chung của các thiết bị này là có bánh tạ đi kèm, được đặt trong hộp bằng kim loại. Người dùng chỉ việc rút chốt và cắm vào lỗ tương ứng để thay đổi trọng lượng tạ.
Một số phòng tập gym cũng sử dụng giàn tạ đa năng, hỗ trợ nhiều bài tập đa dạng, mặc dù thiết bị này thường phù hợp hơn với nhu cầu tập tại nhà.
Giàn xô bay
Giàn xô bay được xem là một trong những thiết bị chủ lực trong phòng tập gym. Đây là thiết bị có kích thước lớn, có thể dài hoặc rộng tới 4 – 5 mét, được tích hợp nhiều thiết bị như: Xà đơn, kéo xô, kéo cáp…
Một giàn xô bay có thể cùng thời điểm cung cấp vị trí cho 4 – 6 người cùng tập.
Máy massage
Trước đây máy massage vốn không phổ biến trong các phòng tập. Tuy nhiên nhu cầu được mát xa thư giãn cho cơ thể sau khi tập thể lực và sức bền, giải tỏa sự căng mỏi cơ (do axit lactic tích tụ trong quá trình thể dục thể thao) là rất lớn, nên các phòng tập bắt đầu trang bị máy massage.
Bắt đầu là máy rung với đai rung có thể tùy ý kéo dài, thu ngắn, có thể dễ dàng đặt vào các vị trí khác nhau trên cơ thể. Máy rung đứng có thể tác động đến toàn thân nhưng chỉ với các rung chấn tuần hoàn. Hiện nay, ghế massage toàn thân với con lăn 3D – 4D, túi khí toàn thân đa cấp độ, nhiệt nóng hồng ngoại… đang dần được sử dụng phổ biến trong các phòng gym để cung cấp các tiện nghi tốt hơn, cũng như để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Sử dụng máy tập gym đúng cách
Tập gym mang lại nhiều lợi ích, tất nhiên đó là khi chúng ta sử dụng đúng cách, ngược lại thì hiệu quả kém, thậm chí có thể gây chấn thương. Các bạn hãy lưu ý một số điểm sau khi tập gym:
- Hiểu rõ các máy tập: Trong phòng tập gym có cả trăm máy tập. Điều này không có nghĩa là bạn phải tập tất cả, và thực tế là cũng không có đủ thời gian cho việc đó. Trong mỗi thời kì nhất định chúng ta sẽ chỉ sử dụng 1 – 2 nhóm máy tập khác nhau, tùy theo mục tiêu và sở thích. Ví dụ: Có người chỉ có nhu cầu tập toàn thân, tập sức bền, mục tiêu hướng tới một có thể săn chắc, thon gọn nên sẽ tập trung chủ yếu vào cardio, và thiên về sử dụng máy chạy bộ, xe đạp. Trong khi có người muốn xây dựng cơ thể cường tráng, sẽ tập tạ nhiều hơn, nhưng cũng cần có lộ trình để tăng cơ – giảm mỡ hiệu quả, thường sẽ bắt đầu từ tập tay – vai – ngực, sau đó là chân – đùi, sau đó nữa là các nhóm cơ ẩn sâu và khó tập khác. Với những người bị béo bụng, thì nhu cầu tập chuyên sâu vòng 2 sẽ lớn hơn. Các bạn hãy trao đổi với huấn luyện viên, người tập trước để hiểu rõ về từng loại máy tập cũng như cách sử dụng.
- Xây dựng lịch tập cụ thể: Tập gym là một quá trình, vì thế khi đã có mục tiêu cụ thể thì bạn cần xây dựng cho bản thân một lịch tập, càng chi tiết càng tốt. Trong đó sẽ bao gồm tuần tập bao nhiêu buổi? Nội dung từng buổi tập hướng tới bộ phận, nhóm cơ nào? Mỗi động tác sẽ bao gồm bao nhiêu hiệp, mỗi hiệp bao nhiêu lượt, và trọng lượng tạ? Nguyên tắc chung là tập vừa sức, sau đó có thể nâng dần số lượt trong mỗi hiệp, số hiệp trong mỗi động tác, cũng như trọng lượng tạ. Bạn có thể trao đổi thêm với huấn luyện viên để có lịch tập phù hợp, thực tế hơn.
- Thời gian tập gym: Thời gian tập trong ngày bạn có thể thu xếp phù hợp với công việc. Thời điểm 2 – 3h chiều được cho là lý tưởng nhất vì đây là lúc hệ thống cơ bắp có thể hoạt động với cường độ tối đa. Ngoài ra bạn có thể tập vào 6 – 9h sáng hoặc 4 – 7h tối. Không nên tập thời điểm ngay trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể bị kích thích, hưng phấn và gây khó ngủ.
- Trang phục tập gym: Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều bộ đồ phục vụ cho các môn thể thao, trong đó có tập gym. Các bạn nên chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và khô nhanh. Không nên chọn các trang phục thùng thình khiến dễ mắc vào các thiết bị, không an toàn cho bản thân cũng như người xung quanh; Cũng không nên chọn trang phục quá bó gây cản trở lưu thông máu.
- Khởi động: Đây là khâu bắt buộc cho dù bạn tập môn thể thao nào, ở trong môi trường nào (phòng gym, tại nhà, hay ngoài trời). Quá trình này giúp làm nóng cơ thể, các cơ thích nghi dần với vận động và các khớp trở nên linh hoạt hơn, đồng thời phòng ngừa các chấn thương.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người tập gym. Nguyên tắc chung là chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể có thể hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng, không bị quá tải. Nên ăn đủ chất, bao gồm: Protein, chất béo tốt, tinh bột, vitamin và khoáng chất, ngoài ra có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng để tăng cường hiệu quả.
- Giãn cơ sau khi tập: Sau khi tập thể lực, sức bền các bạn nên thực hiện giãn cơ, sử dụng các loại máy và ghế massage hoặc tự massage để giúp cơ thể được thư giãn, giảm căng mỏi, đau nhức.
Trên đây là một số chia sẻ về Các loại máy tập phổ biến trong phòng gym từ Daiviet Sport. Qua các thông tin trong bài viết chúng ta đã hiểu hơn về các loại máy tập gym cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả.
Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua các lại máy tập thể thao cho gia đình, thiết bị phòng gym… hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn chi tiết và cung cấp dụng cụ chính hãng.
Xem thêm: Dụng cụ thể thao ngoài trời, máy tập gym