Ở thời điểm bài viết này được thực hiện, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài việc tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế thì hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà trong những ngày giãn cách cũng được các chuyên gia đưa ra, một trong số đó là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao khả năng đề kháng.
Đối với nhiều người có thói quen tập luyện ngoài trời hoặc tại phòng gym thì việc sử dụng máy chạy bộ cũng như các thiết bị thể thao tại nhà ban đầu có một chút không thoải mái, nhưng khi đã quen thì hiệu quả rất cao. Vấn đề được đặt ra là Máy chạy bộ có thực sự giúp phòng tránh Covid ? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Hiểu về sức đề kháng của cơ thể
1. Sức đề kháng là gì ?
Sức đề kháng có chức năng như một hệ thống phòng thủ có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể con người trước sự tấn công và xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, ở đây cụ thể là các loại vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng.
Một sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn vì nó đồng nghĩa với khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Ngược lại, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì khả năng mắc bệnh tăng, thời gian để lành bệnh kéo dài hơn. Bởi vậy, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể là một trong những ưu tiên để có được một sức khỏe tốt.
2. Có mấy loại đề kháng ?
Các nhà khoa học chia sức đề kháng thành 2 loại chính:
Sức đề kháng bẩm sinh: Tất cả chúng ta đều được sinh ra với sức đề kháng tự nhiên sẵn có như một sự bảo vệ ban đầu. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở người cũng như các động vật khác giúp chống lại các tác nhân gây bệnh ngay từ những ngày đầu tiên trong cuộc sống.
Một ví dụ đơn giản là làn da của chúng ta, nó đóng vai trò như tuyến phòng thủ bên ngoài có khả năng che chắn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Và hệ thống miễn dịch sẽ nhận ra những vị “khách không mời” xâm nhập vào cơ thể có khả năng gây nguy hiểm.
Đế kháng tự nhiên trong cơ thể gồm có: Làn da, axit trong dạ dày, enzym trong dịch cơ thể, các chất dịch như mồ hôi và dịch nhày, các thành phần hóa học gồm interferon và interleukin-1. Nếu các tác nhân gây bệnh vượt qua được hàng rào miễn dịch tự nhiên thì lúc đó sức đề kháng – miễn dịch thích ứng sẽ được kích hoạt.
Sức đề kháng thích ứng: Miễn dịch thích ứng được phát triển trong khi chúng ta tồn tại và phát triển, khi chúng ta mắc bệnh rồi khỏi hoặc được tiêm vác xin. Tiêm vác xin là hình thức tạo ra một lượng kháng thể đủ để chống lại các mềm bệnh. Nó còn được biết tới là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch, vì cơ thể của chúng ta có cơ chế ghi nhớ những mầm bệnh trước đó.
Miễn dịch thích ứng phức tạp hơn rất nhiều so với bẩm sinh. Trong quá trình thích ứng, đầu tiên cơ thể phải nhận diện được mầm bệnh, sau đó hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể có khả năng chống lại và bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh.
Mối liên hệ và tác động của sức đề kháng lên sức khỏe
1. Mối liên hệ của sức đề kháng với sức khỏe
Mục đích chính của hệ thống miễn dịch là bảo vệ cơ thể con người khỏi vi rút và vi khuẩn. Nếu cơ thể không có miễn dịch thì các mầm bệnh sẽ từ do đi vào cơ thể và kết quả là một người liên tục bị mắc các loại bệnh. Hệ thống miễn dịch giữ cho chúng ta khỏe mạnh trước các mầm bệnh vốn thường xuyên luẩn quất xung quanh.
Hệ thống miễn dịch hoạt động qua cơ chế phân biệt sự khác nhau giữa các tế bào ở bên trong cơ thể với các tế bào khác lạ đến từ bê ngoài, và nó sẽ phá hủy các tế bào gây hại cho cơ thể. Tất nhiên, khả năng chống chịu bệnh tật trên thực tế còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người.
Nếu có cơ thể khỏe mạnh chúng ta sẽ ít mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, hoặc nếu có mắc thì cũng nhanh khỏi. Ngược lại, khi sức đề kháng suy yếu thì nguy cơ mắc bệnh ở người sẽ cao hơn, bệnh nặng và dài hơn.
2. Tác động lên cơ thể khi sức đề kháng giảm
Chậm hấp thu dinh dưỡng: Những người có đề kháng khỏe mạnh thường sở hữu hệ tiêu hóa tốt, cùng với đó là khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng hoàn hảo. Ngược lại, những người có khả năng đề kháng yếu thường có hệ thống tiêu hóa kém, khả năng hấp thu yếu, dễ bị nôn mữa, tiêu chảy. Dinh dưỡng cũng có tác động lớn đề sức đề kháng, và người đó sẽ ở trong vòng luẩn quẩn: Dinh dưỡng kém – đề kháng yếu – dinh dưỡng kém…
Thường xuyên mệt mỏi: Người có đề kháng kém thường bị mệ mỏi cho dù có ngủ nhiều, đủ giấc. Cơ thể thường xuyên có cảm giác như mất lực, suy nhược thần kinh, uể oải, hay bị đau nhức ở eo và đầu gối. Những người có hiện tượng này cần đề cao cảnh giác vì rất cơ thể bản thân bị suy giảm chức năng miễn dịch.
Dễ bị lây bệnh: Thời điểm mùa thu - đông khi khí hậu lạnh và ẩm ướt là điều kiện để các loại vi rút sinh sôi và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Người có khả năng đề kháng kém không đủ khả năng để chống lại sự xâm nhập sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.
3. Làm sao để tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Nghỉ ngơi : Ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày là bí quyết đầu tiên giúp cải thiện khả năng đề kháng của cơ thể. Ngủ không đủ giấc khiến giảm tập trung, tăng cân không kiểm soát do chúng ta có xu hướng ăn vặt lúc khuya, giảm đề kháng. Bạn nên tránh xa các thiết bị điện tử vào buổi tối nếu bản thân khó ngủ, không nên ăn ăn nhiều vào buổi tối, không nên sử dụng rượu bia.
Thể dục thể thao: Tập thể dục giúp tăng IgA – một loại protein có trong hệ thống miễn dịch có khả năng chống lại nhiễm trùng. Nó còn giảm stress và căng thẳng, tăng cường cảm xúc tích cực, giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh, đồng thời rút ngắn quá trình trị lành các chấn thương.
Ăn uống khoa học: Bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Trên thực tế việc nạp quá nhiều calo dễ khiến tăng cân và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Bạn nên xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh, cân đối giữa đạm, tinh bột, chất béo. Trong đó tinh bột chiếm khoảng 50 – 60% lượng calo cần thiết, chất béo nên là loại lành mạnh từ thực vật và cá. Ngoài ra là vitamin và các loại khoáng chất phải đầy đủ.
Tình dục an toàn: Những bệnh lây qua đường tình dục thường khá khó trị dứt điểm, và có thể để lại những hậu quả lâu dài, tái phát nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách.
Tiêm ngừa vắc-xin: Vác xin có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm, nhất là những bệnh có nguy cơ gây nhiều biến chứng và tỉ lệ tử vong cao. Tiêm vác xin còn giúp giảm nguy cơ bị niễm trùng nhờ phối hợp với hệ miễn dịch của cơ thể để hình thành cơ thế miễn dịch với các tác nhân gây bệnh.
Hiện nay dịch Covid-19 vẫn còn khá phức tạp ở Việt Nam với số lượng ca nhiễm mới mỗi ngày lên tới hàng nghìn, và tiêm vác xin vẫn là biện pháp tiên quyết bên cạnh các biện pháp khác để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, tiến tới mới cửa nền kinh tế và đưa các sinh hoạt dần trở về điều kiện bình thường.
Không lạm dụng chất kích thích: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc làm dụng chất kích thích khiến tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Đơn cử như rượu gây ức chế chức năng của tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng.
Thường xuyên vệ sinh cá nhân: Giữ vệ sinh giúp chúng ta lọa bỏ vi rút, hạn chế khả năng tấn công của các tác nhân gây bệnh lên hệ miễn dịch.
Các nguyên tắc vệ sinh cơ bản gồm: Rửa tay thường xuyên; Tắm rửa hàng ngày; Đánh răng 2 lần một ngày; Thay tất, vớ thường xuyên; Cắt móng tay, chân; Che miệng khi ho, hắt xì; Khong dùng chung đồ cá nhân như: Khăn mặt, bàn chải, giầy, tất, quần áo…
Sử dụng máy chạy bộ giúp tăng đề kháng
Ở trên chúng ta đã cùng tìm hiểu chi tiết về sức đề kháng, mối liên hệ của khả năng đề kháng với sức khỏe, ảnh hướng của sức đề kháng với cơ thể. Chúng ta cũng biết rằng một trong những biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể là tập luyện thể dục thể thao. Dưới đây chúng ta sẽ cùng chia sẻ nhiều hơn về việc tập chạy bộ cũng như sử dụng máy chạy bộ tại nhà nhé.
1. Ít bệnh tật nhờ chạy bộ
Chạy bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó cải thiện chức năng hô hấp của tim mạch, tăng cường hô hấp cho phổi, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống cơ – xương – khớp, giảm béo phì, làm thư giãn tâm trạng, tăng sức bền…
Chạy bộ cũng giúp tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể, cải thiện hệ thống miễn dịch. Nguyên nhân chủ yếu là do trong khi tập luyện cơ thể được quen với các hoạt động ở cường độ khác nhau, sức bền và độ dẻo dai được nâng dần. Nhờ đó khả năng chống chịu của cơ thể với các tác động tiêu cực bên ngoài tốt hơn.
Tập luyện thể dục thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng là hoạt động được các bác sĩ khuyến nghị, thực hiện thường xuyên để giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, phòng ngừa vi rút corona.
Trang web uy tiến chuyên về chạy bộ của Canada runningmagazine.ca chỉ ra: Những người chạy bộ ở mức độ trung bình ít mắc các bệnh cảm lạnh cũng như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn hẳn so với những người không tập.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh vào tháng 11/2019, giáo sư Zeljko Pedisic cùng các cộng sự cho thấy những người thường xuyên chạy bộ cơ nguy cơ tử vong thấp hơn 27% so với những người lười vận động. Hoạt động chạy bộ còn giúp giảm 30% nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch, và giảm 23% nguy cơ tử vong do ung thư.
2. Chạy bộ với máy chạy bộ gia đình
Máy chạy bộ là thiết bị hỗ trợ tập luyện đi bộ, chạy bộ được lắp đặt phổ biến tại các phòng gym và hộ gia đình. Trong tình hình giãn cách xã hội do dịch covid-19, nhiều người phải ở nhà, việc sử dụng máy chạy bộ càng mang đến nhiều lợi ích hơn. Dễ thấy hơn cả là tác dụng chăm sóc sức khỏe cả nhà mà không cần phải ra công viên hay đến phòng tập.
Trên máy chạy bộ điện được lập trình nhiều bài tập tự động phù hợp với nhu cầu tập luyện của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó là nhiều bài tập thủ công do người dùng tự thiết lập, tự do cài đặt tốc độ, độ dốc, thời gian, quãng đường.
Trên máy chạy bộ được tích hợp cảm biến và màn hình hiển thị để báo các thông số tập, đặc biệt quan trọng có lượng calo tiêu thụ và nhịp tim, giúp người dùng điều chỉnh hoạt động tập luyện khoa học, hiệu quả.
Có thể nó, sử dụng máy chạy bộ rất hiệu quả và phù hợp, nhất là trong điều kiện giãn cách vị bệnh dịch, hay thời tiết bát lợi, giao thông khó khăn. Nó không chỉ giúp tăng cường đề kháng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, mang đến sự chủ động trong tập luyện.
Trên đây là một số chia sẻ của Daiviet Sport về Máy chạy bộ có thực sự giúp phòng tránh Covid ? Hy vọng qua các nội dung được chia sẻ các bạn đã có được một câu trả lời chính xác. Nếu các bạn còn câu hỏi nào liên quan đến máy chạy bộ, máy chạy bộ điện, máy chạy bộ gia đình, hay có nhu cầu mua máy chạy bộ… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể !