Phục hồi chức năng là một trong những lĩnh vực lớn của y tế hiện đại. Nó bao gồm nhiều biện pháp chủ động và thụ động, có sử dụng hoặc không dùng thiết bị phục hồi chức năng.
Các dụng cụ được thiết kế đặc biệt sẽ hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị cũng như giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, trở lại cuộc sống và sinh hoạt bình thường. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn Những kiến thức cơ bản về thiết bị phục hồi chức năng.
Dụng cụ phục hồi chức năng là gì ?
Để giúp người bệnh phục hồi sau phẫu thuật, chấn thương hoặc khắc phục các dị tật, các bác sĩ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau phù hợp với từng đối tượng và bệnh lý cụ thể; Trong đó, vật lý trị liệu được dùng phổ biến. Nó sử dụng các tác nhân vật lý để tác động lên cơ thể người bệnh. Đây chính là điều trị thụ động (người bệnh nằm, ngồi, còn các chuyên gia sử dụng tay hoặc máy để tác động lên cơ thể). Vận động trị liệu sẽ bao gồm các bài tập, người bệnh tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Giai đoạn đầu thường diễn ra tại các trung tâm trị liệu. Giai đoạn sau đó thường người bệnh tự tập tại nhà, định kỳ đi khám để xác định mức độ chuyển biến cũng như điều chỉnh phù hợp.
Quá trình tập có thể là các động tác tay không, hoặc sử dụng các dụng cụ từ đơn giản cho tới phức tạp hơn, phục vụ đắc lực quá trình điều trị hồi phục của từng người.
Bệnh nhân bị liệt, người đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật thì cần sử dụng nẹp gỗ, xe đạp tập thể dục khung tập đi, máy massage, giường kéo giãn bằng điện, giường kéo giãn bằng cơ…
Với người bệnh đang bị viêm đau, nhức thì sẽ cần tới các máy siêu âm, máy xung điện, laser… đều là những thiết bị vật lý trị liệu thường dùng.
Mỗi loại dụng cụ vật lý trị liệu phục hồi chức năng đều có tính năng riêng biệt. Tùy vào từng đối tượng mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể. Sử dụng thiết bị giúp quá trình trị liệu hiệu quả hơn, người bệnh nhanh chóng phục hồi, trở lại với cuộc sống thường nhật, hòa nhập với xã hội.
Có thể nói, thiết bị phục hồi chức năng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân. Do đó, các khoa vật lý trị liệu tại các bệnh viện lớn đều sở hữu một số lượng lớn các loại máy móc, dụng cụ trị liệu đa đạng để hỗ trợ đắc lực cho người bệnh cũng như quá trình điều trị.
Một số dụng cụ vật lý trị liệu thường dùng
Dưới đây là một số dụng cụ vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường dùng:
- Thiết bị phục hồi chức năng cho tay: Máy massage, bi lăn tay, tạ đĩa, kìm bóp tay, ghế tập tay, ròng rọc tập tay…
- Thiết bị phục hồi chức năng cho chân: Khung tập đi, xe đạp thể dục, máy massage chân, nạng, thanh tập đi song song…
- Thiết bị phục hồi chức năng cho cột sống: Giường kéo giãn, bóng gai…
- Thiết bị phục hồi chức năng cho người bị viêm, đau nhức cơ thể: Máy siêu âm, máy điện xung, laser…
- Thiết bị phục hồi chức năng cho cổ: Ghế kéo cổ, máy massage cổ…
- Thiết bị phục hồi chức năng cho não: Ghế bại não, bàn tập đứng thẳng cho người bị bại não…
Tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể, mức độ mà người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng các thiết bị khác nhau.
Những lưu ý khi sử dụng thiết bị phục hồi chức năng
Để có thể nhanh chóng phục hồi cũng như tăng hiệu quả sử dụng thì người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây khi sử dụng thiết bị phục hồi chức năng.
- Thực hiện đúng và đầy đủ theo các chỉ dẫn của chuyên gia trị liệu.
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái trong quá trình trị liệu.
- Kiên trì thực hiện, do phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, có thể kéo dài hàng tháng cho tới cả năm.
- Bên cạnh tập luyện thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Duy trì sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc.
- Trong quá trình tập cần chú ý tăng dần mức độ, từ chậm tới nhanh, từ nhẹ tới nặng hơn, không nên tập nặng ngay từ đầu. Việc nôn nóng sẽ vừa tốn sức, dễ nản, tăng nguy cơ chấn thương, lại không thể đạt kết quả như ý.
Hướng dẫn sử dụng một số thiết bị phục hồi chức năng thường gặp
Thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1
Dụng cụ phục hồi chức năng 4 trong 1 có cấu tạo đơn giản, nhưng hỗ trợ người bệnh 3 bài tập cho chân, tay, và cổ. Đây là thiết bị được sử dụng nhiều cho người bệnh sau phẫu thuật, sau tai biến, yếu chi, liệt nửa người…
Tập đạp chân: Người tập ngồi trên thiết bị, đặt chân vào bàn đạp và cài quai, lưng tựa vào phần đệm ở phía sau, tay đặt trên tay ghế. Dùng lực để nhẹ nhàng đạp tới trước hoặc lùi về sau.
Tập quay tay: Người bệnh ngồi trên thiết bị, nắm lấy tay cầm, nếu 1 bên tay yếu có thể nhờ người nhà cố định với tay cầm thông qua đai da (đi kèm thiết bị). Từ từ quay theo chiều hướng tới trước hoặc ngược về sau.
Tập kéo giãn tay: Người bệnh ngồi trên thiết bị, đưa tay lên nắm tay ròng rọc ở phía trên. Nếu 1 bên tay yếu thì sử dụng đai da để cố định. Kéo ròng rọc qua lại để tập tay.
Kéo giãn cổ: Người bệnh ngồi trên thiết bị, thẳng lưng, người nhà hỗ trợ cài đai da vào phần đầu. Sau đó từ từ cho tạ vào khung ở phía sau. Lưu ý: Trọng lượng tạ tối đa không quá 1/6 trọng lượng cơ thể.
Kìm bóp tay tập thể lực
Kìm bóp tay có cấu tạo như 1 chiếc kìm bình thường. Một số có thể điều chỉnh độ nặng (mức kháng lực), một số thì không. Khi sử dụng, người dùng cầm gọn kìm trong lòng bàn tay, siết để 2 gọng kìm sát gần vào nhau, sau đó nhả tay để trở về vị trí ban đầu rồi lại siết, lặp lại động tác.
Bóng gai
Có nhiều loại bóng khác nhau, thường là cao su để có tính đàn hồi cao. Một số bóng có gai trên bề mặt để tác động sâu hơn vào trong các huyệt đạo. Khi tập, người dùng nắm bóng trong lòng bàn tay, bóp vào rồi nhả ra để tập lực cho các ngón, lặp lại động tác nhiều lần.
Giường kéo giãn
Giường kéo giãn có kích thước khá lớn nên thường được sử dụng trong các trung tâm trị liệu. Có nhiều loại khác nhau, từ hoạt động hoàn toàn cơ học cho tới sử dụng năng lượng điện, 2 khúc (kéo giãn lưng), 3 khúc (kéo giãn lưng và cổ).
Nguyên tắc chung khi sử dụng là người bệnh nằm trên thiết bị. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ cài đai vào các bộ phận, sau đó sử dụng tạ hoặc remote để điều khiển các bộ phận (tấm đệm) di chuyển rời xa nhau, từ đó giúp kéo giãn cột sống. Nó được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
Trên đây là Những kiến thức cơ bản cần nắm về thiết bị phục hồi chức năng được chia sẻ bởi Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, cũng như các dụng cụ thường được sử dụng. Nếu còn câu hỏi nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Trường hợp có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng hãy liên hệ với Daiviet Sport để được cung cấp dụng cụ chính hãng, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sản phẩm được bảo hành dài hạn, giao hàng toàn quốc, hướng dẫn sử dụng tại nhà !