Phổi nằm ở trong khoang ngực, đây cũng là không gian bảo vệ phổi và tim. Ở trung tâm của lồng ngực là trung thất, nó ngăn cách hai lá phổi để nếu một bên chẳng may bị chấn thương thì bên còn lại vẫn có thể hoạt động và đảm bảo nhu cầu oxy cho cơ thể.
Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng cho phổi.
Những dấu hiệu bất thường của phổi
Một số dấu hiệu có thể cảnh báo những bệnh lý xảy ra tại phổi gồm:
- Thay đổi nhịp thở: Ở người bình thường tốc độ thở (số nhịp thở mà phổi thực hiện trong 1 phút) thường từ 12 – 20 nhịp/phút. Nhiều hơn hoặc ít hơn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan tới phối như viêm phổi, hen suyễn. Ngoài ra là lạm dụng thuốc, lo lắng, hen suyễn.
- Ho ra máu: Thường gặp ở một số bệnh như lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi, đôi khi có thể nhầm lẫn với nôn ra máu.
- Khó thở: Việc bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc sau khi tập thể dục là dấu hiệu không bình thường, đặc biệt là khi diễn ra trong thời gian dài. Nhất là khi kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút.
- Ho mãn tính: Nếu ho kéo dài hơn 1 tháng thì được gọi là ho kéo dài hoặc mãn tính.
- Thở khò khè, thở rít: Nguyên nhân chủ yếu là do đường thở bị thu hẹp (vì một lý do nào đó).
- Ho có đờm: Nếu kéo dài trên 1 tháng thì cần được điều trị ngay vì nguyên nhân có thể là lao phổi hoặc viêm phế quản mạn.
- Đau ở ngực: Sẽ là rất nguy hiểm nếu cơn đau trầm trọng hơn khi thở hoặc ho.
Những tác nhân ảnh hưởng tới phổi
- Tuổi tác: Khi có tuổi, nhưng thay đổi diễn ra khiến cho lá phổi suy giảm chức năng, khó thực hiện được tốt các công việc bình thường. Một số vấn đề có thể kể đến như: Các cơ hoành và cơ ở vùng ngực yếu đi, mô phổi bị giảm tính co giãn và khiến thu hẹp đường thở; Xương cũng như các cơ ở trong khung xương sườn co lại khiến không gian cho phổi giãn nở bị thu hẹp; Hệ thống miễn dịch suy yếu khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
- Hút thuốc lá: Khói thuốc là có chứa nhiều chất độc, chúng có thể gây thu hẹp cũng như viêm nhiễm tại đường hô hấp khiến bạn bị khó thở. Nó cũng gây kích ứng phổi và gây ra những cơn ho dai dẳng. Cùng với thời gian, khói thuốc là còn phá hủy mô phổi và gây ra bệnh ung thư.
- Ô nhiễm không khí: Trong không khí có nhiều loại khí và bụi bẩn, chúng có thể xâm nhập vào phổi khiến cho cơ quan này bị tổn thương cũng như dễ bị tấn công bởi vi sinh vật hơn.
- Vi sinh vật: Nấm, vi khuẩn, vi rút đều là những tác nhân có ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Chúng gây phản ứng viêm và cản trở quá trình trao đổi khí.
Hiểu về phục hồi chức năng hô hấp
Phục hồi chức năng hô hấp giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, giúp ổn định và cải thiện tình trạng bệnh, tăng khả năng gắng sức… Nó không được áp dụng ở trong giai đoạn cấp tính của bệnh hô hấp, tùy theo từng bệnh mà thay đổi, yêu cầu cũng không giống nhau (cho dù đều nhằm mục đích phục hồi lại chức năng hô hấp cho người bệnh).
Các chuyên gia phân loại phục hồi chức năng phổi dựa trên tình trạng bệnh. Cụ thể:
Nhóm bệnh phổi gây rối loạn thông khí hạn chế
Mục đích của phục hồi chức năng phổi cho nhóm bệnh này nhằm tăng cường khả năng thông khí phổi, giảm các triệu chứng khó thở, giảm năng lượng cần tiêu tốn cho việc thở thông qua việc điều chỉnh nhịp thở cũng như thúc đẩy sự hoạt động của các cơ quan hô hấp giúp cho người bệnh có đủ oxy trong sinh hoạt hàng ngày.
Các bệnh thường gặp trong nhóm là: Tràn dịch màng phổi (chủ yếu do lao màng phổi), xơ phổi, viêm phổi mô kẽ, lao phổi (ổn định), ung thư phổi…
Người bệnh được chỉ định tập ho, tập thở cơ hoành ở các tư thế, tập thở cơ hoành với dụng cụ như gậy, ròng rọc, đai vải, dụng cụ phục hồi chức năng.
Nhóm bệnh phổi kèm rối loạn thông khí tắc nghẽn
Các bệnh trong nhóm này gồm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh, giãn phế quản, bị mưng mủ ở phổi phế quản, áp xe phổi, viêm phổi.
Mục đích của phục hồi chức năng phổi trong nhóm bệnh này là tống các dịch nhày ở trong đường khí phế quản ra ngoài, làm thông thoáng đường dẫn khí, tăng cường sự thông khí phổi, giảm tình trạng khó thở, dự phòng các viêm nhiễm tái phát có thể xảy đến.
Các kỹ thuật phục hồi thường được áp dụng là: Tập ho hữu hiệu, luyện thở cơ hoành, tập thở với các dụng cụ phục hồi chức năng, dẫn lưu tư thế… kết hợp với kỹ thuật rung – vỗ lồng ngực, vận động tăng cường thể lực.
Nhóm bệnh phổi kèm rối loạn thông khí hỗn hợp
Các bệnh thường gặp ở trong nhóm này là: Sau phẫu thuật lồng ngực, phổi bị tắc nghẽn mạn tính, áp xe phổi, viêm phổi.
Mục đích của phục hồi chức năng phổi cho nhóm này là tăng thông khí phổi, đẩy các chất đờm dịch ra bên ngoài, giảm tình trạng khó thở, dự phòng viêm nhiễm tái phá.
Các kỹ thuật được chỉ định gồm: Tập ho hữu hiệu, luyện thở cơ hoành, dẫn lưu tư thế, vận động tăng cường thể lực.
Bài tập phục hồi chức năng hô hấp cho phổi
Bài tập vỗ lồng ngực
Mục đích của bài tập vỗ lồng ngực là làm rung cơ học và giúp các đờm dãi ứ đọng trong họng long ra. Nó tạo ra các sóng cơ học tác động qua thành ngực vào trong phổi.
Vị trí tác động là phần cơ thể tương ứng với phần thùy phổi, vỗ ở sau và hai bên của thành ngực.
- Trải một tấm khăn mỏng lên trên vùng tác động.
- Người thực hiện khép và chụm các ngón tay lại. Thực hiện vỗ lên thành ngực tạo ra một đệm không khí ở giữa tay và thành ngực. Vai, khủy và cổ tay của người thực hiện giữ ở trạng thái thoải mái và mềm mại; Tốc độ vỗ vừa phải, không quá mạnh để tránh gây đau hoặc khó chịu cho bệnh nhân.
- Khi vỗ có thể di chuyển lên hoặc xuống dưới, đi ra xung quanh thành các vòng tròn, tránh tác động vào các vùng nhô lên như cột sống, xương đòn, xương bả vai.
Bài tập rung lồng ngực
Mục đích của bài tập rung lồng ngực có tính cơ học, có tác dụng làm long đờm và di chuyển chất nhầy vào phế quản để được tống xuất ra bên ngoài.
Vị trí tác động là rung lồng ngực ở phía sau. Nó được tiến hành khi người bệnh thở ra.
Để thực hiện bài tập này kỹ thuật viên đặt tay lên thành ngực của người bệnh, luồn các ngón tay vào kẽ sườn. Khi bệnh nhân hít vào sâu sẽ đẩy các xương sườn ra phía ngoài và chống lại sức đè.
Ở thời điểm người bệnh thở ra thì kỹ thuật viên thực hiện ấn kết hợp với rung nhẹ nhưng nhanh vào thành ngực để đờm dãi từ phế quản nhỏ di chuyển ra phế quản lớn và được tống xuất ra bên ngoài.
Bài tập thở cơ hoành (thở bằng bụng)
- Người bệnh nằm ngửa hoặc ở tư thế ngồi với đầu gối gấp vào 45 độ và hai khớp háng xoay ra bên ngoài.
- Khi hít vào cơ hoành hạ xuống và phần bụng phồng lên, ngược lại, khi thở ra cơ hoành nâng lên còn cơ bụng lõm xuống.
- Khi người bệnh tập thở thì người hỗ trợ đặt một tay lên vùng thượng vị của người bệnh để theo dõi nhịp thở. Sau vài lần thì yêu cầu bệnh nhân thở sâu trong khi kỹ thuật viên tạo kháng lực chống lại lực đẩy cho tới khi bệnh nhân có thể nắm được vững kỹ thuật thở cơ hoành.
Sau khi đã quen người bệnh có thể tập thở cơ hoành ở nhiều tư thế khác nhau như nằm, đi, ngồi, lên – xuống cầu thang.
Một số điểm cần lưu ý gồm: Tránh gượng ép vì dễ gây xẹp phổi; Không thở dốc cũng như để hơi thở hỗn loạn; Nên tập từ từ theo từng giai đoạn ngắn để tránh tình trạng gây tăng khí phổi.
Trên đây là một số chia sẻ về Hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng cho phổi. Để chăm sóc cho lá phổi khỏe mạnh các bạn cần thể dục đều đặn; Tập thở thường xuyên; Hạn chế sự tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như covid-19, sởi… Nên tránh xa các khu vực bị ô nhiễm không khí.
Nếu có nhu cầu sử dụng thiết bị phục hồi chức năng, máy tập thể dục… Các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !