Giãn dây chằng là một trong những vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có lưng. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng phổ biến hơn ở những người trung niên. Nó gây đau nhức đốt sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như công việc. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì có thể gây đứt dây chằng.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Bài tập vật lý trị liệu giãn dây chằng lưng. Qua đó hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, phục hồi chức năng, và cách phóng ngừa giãn dây chằng ở lưng.
Giãn dây chằng thắt lưng là gì?
Dây chằng lưng bao quanh khớp xương tại đốt sống lưng, có nhiệm vụ bảo vệ cũng như cố định các đầu khớp. Khi chúng ta vận động quá sức hoặc sai tư thế thì dây chằng thắt lưng sẽ bị kéo giãn ra một cách bất thường, tổn thương, gọi là hiện tượng giãn dây chằng lưng.
Giãn dây chằng lưng có 2 cấp độ nhẹ và nặng.
- Đau nhẹ: Người bị giãn dây chằng chỉ bị hạn chế vận động ở mức độ vừa phải, không xuất hiện những cơn đau lưng dữ dội. Dây chằng có thể tự phục hồi sau đó vài ngày và các triệu chứng cũng không còn.
- Tổn thương nặng: Người bệnh bị đau dữ dội khiến khó khăn khi di chuyển, vận động.
Giãn dây chằng lưng nếu nhẹ có thể tự lành sau 2 tháng nếu được điều trị đúng cách, phù hợp. Tổn thương nặng thì cần đi khám và điều trị tại bệnh viện. Để lâu sẽ kéo theo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm khác như: Viêm khớp lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thoái hóa khớp lưng…
Nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng
Dây chằng lưng có thể bị kéo giãn bất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Chấn thương do tai nạn tác động lên vùng lưng.
- Làm việc quá sức, mang vác vật nặng.
- Sai tư thế khi ngồi, ngủ, vặn mình.
- Vận động thể thao quá sức, cường độ cao.
- Rung xóc do thường xuyên tiếp xúc với máy móc, động cơ.
- Dây chằng bị thoái hóa cùng với tuổi tác.
- Phụ nữ mang thai cũng bị giãn dây chằng do thai nhi phát triển về kích thước, khối lượng.
Một số người bị đau lưng nhưng khi đi khám lại không ra bệnh. Những trường hợp bị đau lưng như vậy thường do vấn đề tâm lý, áp lực cuộc sống và công việc khiến lo âu, căng thẳng.
Triệu chứng giãn dây chằng thắt lưng
Những biểu hiện đặc trưng nhất của giãn dây chằng lưng cũng gần tương tự như những bệnh lý cơ – xương – khớp khác tại khu vực này. Cụ thể:
- Cơn đau có thể nhẹ nhàng, khi âm ỉ, lúc lại dữ dội.
- Người bệnh bị đau nhiều khi thực hiện các động tác cúi gập, xoay người, đứng lên, ngồi xuống, mang vác.
- Khớp bị viêm, sưng đỏ và có cảm giác nóng.
- Khớp bị căng cứng vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, phải xoa bóp mới cử động bình thường được.
- Cơn đau nhức, tê buốt tăng lên những khi thời tiết trở lạnh, không khí ẩm thấp.
- Vùng lưng bị mất đường cong tự nhiên do cấu trúc cột sống bị lệch.
- Toàn thân mệt mỏi, khó chịu, và đôi khi đau nhức cả người.
Các triệu chứng có thể kéo dài khiến cho sức khỏe, tinh thần cũng như trí tuệ của người bệnh trở nên sa sút, chất lượng cuộc sống suy giảm, công việc bị ảnh hưởng.
Sơ cứu người bị giãn dây chằng lưng
Giãn dây chằng lưng tuy không quá nghiêm trọng, không đe dọa tính mạng, song nếu không được sơ cứu đúng cách cũng như điều trị tích cực thì sẽ thành mãn tính, thậm chí gây đứt dây chằng, các đốt sống trở nên lỏng lẻo, toàn bộ vùng lưng dễ bị tổn thương hơn.
Một số lưu ý khi sơ cứu cho người bị giãn dây chằng ở lưng gồm:
- Không nên cử động khi có biểu hiện bị giãn dây chằng để tránh làm cho chấn thương nghiêm trọng hơn.
- Không nên dán cao, thoa dầu nóng vì nó khiến cho dây chằng cũng như các cơ bị căng hơn, khó co lại như bình thường.
- Nên thực hiện chườm đá lạnh sau khi bị chấn thương.
Điều trị giãn dây chằng lưng
Tùy vào mức độ chấn thương của dây chằng cũng như thể trạng của người bệnh mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau.
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần nằm ngửa, thả lỏng cơ thể. Nên nằm thẳng và để đầu, vai, mông, gót chân chạm giường. Không nên sử dụng đệm quá dày và cứng để tránh sự đè ép lên cơ và hệ thống mạch máu.
- Chườm lạnh: Biện pháp này giúp co cơ và dây chằng, đồng thời giảm đau hiệu quả. Các bạn nên chườm trong 30 phút, ngày 2 – 3 lần. Cho đá viên vào khăn để chườm, tránh chườm trực tiếp đá lên da dễ gây bỏng lạnh.
- Dùng đai lưng cố định: Đai lưng có tác dụng giảm đau, giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể lên vùng lưng, đồng thời giúp người bệnh cố định tư thế khi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định: Nếu người bệnh bị thừa cân và béo phì thì cần cắt giảm cân nặng để giảm áp lực cho hệ thống cơ – xương – khớp.
- Tập Yoga: Những động tác yoga cũng tương tự như bài tập vận động trị liệu, giúp tăng cường sự dẻo dai, chắc chắn cho gân cơ và dây chẳng, khớp cũng linh hoạt hơn, nhanh chóng phục hồi các tổn thương.
- Massage xoa bóp. Người bệnh cũng nên thực hiện massage xoa bóp ở hai bên cột sống trong khoảng thời gian 30 phút/lần, ngày 1 – 2 lần để giảm đau, giảm căng cứng cơ, tăng cường tuần hoàn máu, điều hóa khí huyết, khai thông các điểm tắc nghẽn trong cơ thể.
- Dùng thuốc: Nếu người bệnh bị đau nhiều, khó khăn khi di chuyển thì có thể được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, hỗ trợ khả năng đàn hồi của dây chằng.
- Vật lý trị liệu: Gồm rất nhiều biện pháp khác nhau như: Kéo giãn cột sống (sử dụng thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1 hoặc giường kéo giãn), chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng dòng điện…. có tác dụng giảm đau cho người bệnh.
- Điều trị ngoại khoa: Những trường hợp bệnh nặng, đau dữ dội hoặc áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu không hiệu quả thì các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Ngoài các biện pháp kể trên thì các bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp y học thay thế như: Châm cứu, bấm huyệt… để giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Bài tập vật lý trị liệu giãn dây chằng lưng
Vật lý trị liệu là một nhánh của Y học phục hồi chức năng (cùng với Phòng ngừa, Điều trị bệnh tạo thành 3 lĩnh vực của Y học). Nó sử dụng các tác nhân vật lý như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt độ… để tác động lên cơ thể của người dùng, giúp phục hồi lại các chức năng bị suy giảm.
Áp dụng vật lý trị liệu giúp người bệnh tránh phải phẫu thuật, lấy lại biên độ vận động, nhanh chóng trở lại với sinh hoạt và công việc thường ngày. Nếu được áp dụng thường xuyên thì phương pháp này còn giúp phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác.
Vật lý trị liệu gồm có các biện pháp chủ động và bị động. Bị động gồm có sử dụng nhiệt, ánh sáng, nước, dòng điện, sóng âm… để giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô bị tổn thương. Vật lý trị liệu chủ động bao gồm áp dụng các bài tập tay không hoặc có sử dụng thiết bị phục hồi chức năng.
Dưới đây là môt số bài tập vận động trị liệu cho người bị giãn dây chằng lưng các bạn có thể tham khảo và thực hành.
Bài tập tư thế rắn hổ mang
Bài tập này không chỉ có tác dụng giảm đau lưng do giãn dây chằng mà còn giúp cho gân cơ ở lưng, cổ, vai được thư giãn, tránh được tình trạng bị co cứng cũng như đau mỏi cơ.
- Người bệnh nằm sấp trên giường hoặc nền nhà, 2 tay đặt sát ngang vai, khuỷu tay co lại.
- Từ từ hít sâu vào, đồng thời chống thẳng tay lên, nâng thân người lên khỏi mặt sàn. Dùng các ngón chân làm điểm tựa, cổ ngửa ra phía sau, mắt hướng về phía trần nhà.
- Duy trì tư thế trong khoảng thời gian 15 giây, sau đó từ từ cúi đầu xuống, thu tay lại vị trí ban đầu, thả lỏng người.
- Lặp lại nhiều lần.
Bài tập tư thế bắc cầu
Bài tập này tác động nhiều lên vùng lưng, giúp cột sống thư giãn, giảm đau lưng.
- Bệnh nhân nằm ngửa trên sàn, tay duỗi thẳng dọc theo thân, đầu gối co, 2 bàn chân đặt ở vị trí gần sát mông.
- Từ từ hít vào, sử dụng lực ở 2 bàn chân, lấy 2 cánh tay và đầu làm điểm tựa rồi đưa thân mình lên cao khỏi mặt đất.
- Giữ nguyên tư thế trong 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại vài lần.
Bài tập nằm sấp nâng đồng thời tay và chân
Đây là bài tập có công dụng giảm đau lưng, tăng cường sức mạnh cơ lưng dưới.
- Người bệnh nằm sấp trên sàn, 2 tay duỗi thẳng ra trước, 2 chân thẳng ra sau.
- Hít vào, ngước đầu lên, đồng thời tay và chân cũng nâng lên theo.
- Giữ tư thế trong 5 giây rồi thả lỏng và trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác vài lần.
Một số lưu ý với người bệnh giãn dây chằng lưng
Để phục hồi lại dây chằng bị giãn cũng như tránh tái phát bệnh thì các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế lao động nặng quá sức.
- Chú ý điều chỉnh các tư thế sai về đúng.
- Thường xuyên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…
- Trong sinh hoạt hàng ngày không nên quay người đột ngột, vặn xoắn cơ thể.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Giãn dây chằng lưng - Điều trị bằng vật lý trị liệu. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng giãn dây chằng, từ đó phòng ngừa tốt hơn, biết cách sơ cứu khi bản thân hoặc người thân không may gặp tình trạng này.
Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hay có nhu cầu mua các loại máy tập thể dục, máy vật lý trị liệu, … Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !
Tags: Máy tập gym