Tập gym là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe và thể hình phổ biến nhất hiện nay. Sự phát triển không ngừng cả về số lượng cũng như chất lượng của các phòng tập đã minh chứng cho điều này. Không chỉ đến các trung tâm, nhiều người còn chọn luyện tập ngoài trời trong các khu chức năng chuyên về máy tập công viên hoặc tại nhà với sự hỗ trợ của các máy tập thể thao, dụng cụ thể dục.
Tạ tay là một trong những thiết bị tập gym được sử dụng nhiều. Chỉ với 1 – 2 quả tạ tay đã có thể cung cấp cho người dùng rất nhiều bài tập đa dạng, đặc biệt là khi được kết hợp với các dụng cụ khác như ghế băng, ghế vớt tạ thì càng phong phú hơn; Có thể hỗ trợ tập chuyên sâu cho từng nhóm cơ, tập toàn thân.
Cần lưu ý gì khi mua tạ tay tập gym? Đối với những bạn mới bắt tay vào tập luyện thì đây có lẽ là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất. Trong nội dung sau đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport chia sẻ về vấn đề này.
Các loại dụng cụ tập gym phổ biến
Tạ là một trong những dụng cụ phổ biến, được các gymer sử dụng thường xuyên. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số dụng cụ tập tạ thường được dùng trong phòng tập cũng như gia đình.
- Giàn tạ đa năng: Có kích thước lớn nhất, có thể cung cấp nhiều bài tập đa dạng; Có 2 loại là giàn tạ khối (dáng đứng) và giàn tạ nằm. Một số giàn tạ còn được thiết kế 2 - 3 vị trí tập, cùng với ghế cong, boxing, khung tập đa năng… Để mang đến cho người dùng hệ thống bài tập đồ sộ.
- Ghế tạ: Có cấu tạo đơn giản hơn so với giàn tạ, thường chỉ cung cấp 1 vị trí tập và cho 1 vài nhóm cơ nhất định. Ví dụ: Ghế đẩy ngực (hỗ trợ đẩy ngực bằng – trên – dưới).
- Tạ đòn và bánh tạ: Gồm có 1 thanh đòn bằng kim loại, 2 đầu có thể tra thêm bánh tạ và chốt hãm để tạ không rơi ra ngoài. Đòn tạ có loại thẳng với các kích thước 1.2m – 1.5m – 1.8m – 2.2m, có loại hình chữ H, chữ Z. Bánh tạ có thể được làm bằng gang hoặc xi măng bọc nhựa với các trọng lượng khác nhau từ 1 – 10 kg, một số có thể lên đến 20 kg.
- Tạ tay (tạ cầm tay): Độ dài của tạ tay thường từ 25 - 28cm, với trọng lượng từ 2 – 50 kg, một số được đúc nguyên khối, để trần hoặc bọc cao su ở bên ngoài. Một số tạ tay cũng tương tự như tạ đòn nhưng sử dụng đòn ngắn hơn, thường là 35cm và các bánh tạ gang cũng có trọng lượng nhỏ, thường 1 – 2 – 3 – 5 kg.
- Tạ ấm: Có hình dạng tương tự như một chiếc ấm, đây cũng là một loại tạ tay, được đúc bằng sắt và sơn hoặc bọc cao su ở bên ngoài.
Kinh nghiệm chọn mua tạ tay
Như vậy có thể thấy tạ tay rất đa dạng với nhiều loại khác nhau, với trọng lượng khác nhau, từ đúc nguyên khối tới có thể tháo lắp để thay đổi trọng lượng tạ. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn chọn mua được tạ tay phù hợp:
Mua tạ tay theo nhu cầu tập luyện
Nhu cầu tập luyện của mỗi người là khác nhau. Ở mỗi cá nhân thì từng giai đoạn cũng có sự khác biệt.
Đa số nam giới thích tập tạ để giúp tăng cường cơ bắp, vì thế sẽ thiên về các bài tập nặng và chậm. Trong khi đó phụ nữ khó tăng cơ bắp hơn, cũng không có nhiều người chị em có nhu cầu này, mục đích của “phái yếu” thường là tăng cường sức khỏe cũng như sự dẻo dai, làm săn chắc cơ bắp, giảm mỡ thừa, vì thế thường ưu tiên tạ nhẹ và tập nhanh.
Nếu cầm theo tạ tay để chạy bộ thì chúng ta thường ưu tiên các cặp tạ có trọng lượng 1 – 2 – 3 kg, trong khi để tập thể hình thì trọng lượng tạ sẽ lớn hơn.
Khi mới bắt đầu chúng ta cũng thường được các huấn luyện viên khuyên nên sử dụng tạ phù hợp với thể trạng. Nghĩa là nếu bạn nâng được tạ 20 kg từ 8 – 12 lần mà không quá mệt, trong khi tạ 30 kg chỉ nâng được vài cái thì điều này có nghĩa là bạn nên sử dụng tạ 20 kg, sau khi quen có thể tăng lên 30 -40 – 50 kg.
Mua tạ liền khối hay điều chỉnh?
Kích thước tạ tay không quá lớn nhưng thường đi theo cặp. Và một nguyên tắc cơ bản của tập tạ là về lâu dần chúng ta sẽ cần phải tăng dần trọng lượng để tăng độ khó, giúp phát huy hiệu quả. Vì thế, xét về lâu dài bạn sẽ cần một chiếc kệ hoặc giá, trên đó có một số quả tạ tay với kích thước và trọng lượng khác nhau. Nó cũng sẽ cần một diện tích tương đương với một chiếc máy chạy bộ điện.
Sẽ không có gì đáng bàn nếu nhà bạn có đủ không gian cho giá tạ. Còn nếu không, bạn có thể xem xét để trang bị loại tạ tay sử dụng đòn ngắn để có thể dễ dàng thay đổi trọng lượng.
Tất nhiên, mỗi lần tháo lắp sẽ mất vài chục giây, cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tập luyện, vì sau một thời gian tập chúng ta mới cần tăng trọng lượng tạ. Kể cả trường hợp bạn thay vài lần trong buổi tập thì vẫn có thể sử dụng thời gian nghỉ giữa các hiệp, các bài tập để làm điều này.
Tạ tay kim loại hay xi măng?
Tạ gang hoặc thép thì có ưu điểm nhỏ gọn, nhìn chuyên nghiệp hơn, tuy nhiên, giá thường cao hơn. Tạ xi măng thường được đúc từ xi măng, bên ngoài bọc nhựa, loại này có mức giá rẻ bằng ½ tạ gang, tuy nhiên kích thước khá lớn. Một nhược điểm khác là một số tạ sử dụng cát bên trong thay vì xi măng, sau một thời gian cát sẽ chảy và xê dịch khiến cho tạ không cân, ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện.
Daiviet Sport khuyên bạn nên sử dụng tạ kim loại, đắt hơn một chút nhưng có thể sử dụng hàng chục năm sau.
Tạ tay có hay không bọc cao su?
Như đã nói ở trên, nhiều loại tạ tay, tạ ấm, bánh tạ gang được bọc cao su ở bên ngoài. Ngoài việc bảo vệ tốt hơn cho tạ ở bên trong thì việc bọc cao su cũng giúp cho sàn nhà không bị trầy xước. Tuy nhiên, giá của tạ được bọc sẽ cao hơn với loại để trần. Vì thế các bạn có thể căn cứ vào điều kiện thực tế, bởi nhiều bạn tập trên sàn hoặc trần xi măng, hoặc có sử dụng thảm thì cũng không cần lo nhiều đến sàn nhà.
Mua tạ theo khả năng tài chính
Nếu túi tiền eo hẹp, các bạn có thể mua tạ gang, thậm chí là tạ xi măng. Tốt hơn là tạ được bọc sao su, hoặc sử dụng các chất liệu như thép không gỉ bền đẹp hơn. Mua một cặp hay nguyên một giàn – tùy theo khả năng tài chính.
Điều quan trọng nhất ở đây là mua về có tập hay không, hay chỉ vài buổi là nản rồi bỏ. Tập gym là một quá trình, có thể mất đến vài tháng để có thể nhận thấy những chuyển biến tích cực đầu tiên, vì thế cần phải kiên trì và tập luyện đúng phương pháp. Bên cạnh đó cũng cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Chọn nhà cung cấp tạ tay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tạ tay đến từ các thương hiệu khác nhau, cả trong và ngoài nước. Các bạn có thể tham khảo Zasami – đơn vị hiện cung cấp các loại tạ gang với các trọng lượng khác nhau, đòn tạ, bên cạnh đó là nhiều loại thiết bị tập gym khác như: Máy chạy bộ điện, giàn tạ đa năng, xe đạp thể dục, máy massage…
Thiết bị tập gym Zasami đều là sản phẩm chính hãng, được bảo hành dài hạn, các bạn hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng.
Bí quyết tập luyện hiệu quả với tạ tay
- Khi tập tạ tay các bạn cần giữ cơ tăng ở tư thế căng trong quá trình thực hiện động tác. Việc để cơ lỏng quá có thể khiến giảm hiệu quả.
- Các bài tập với tạ tay không chỉ tác động đến cơ bắp tay, cơ vai, cơ ngực và cơ lưng, mà còn có thể tác động đến nhiều nhóm cơ khác trên cơ thể, như cơ bụng, cơ đùi và cơ chân, đặt biệt là khi kết hợp với với các ghế vớt tạ và ghế băng.
- Không nên quá tập trung vào các bài tạ tay, bạn cần tập các nhóm cơ khác để có cơ thể cân đối, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra cũng nên kết hợp giữa tập thể hình và cardio để tăng cường sức bền.
- Trong một tuần nên bố trí 2 – 3 buổi tập tạ, 1 – 2 buổi tập cardio, hoặc dành 1/3 buổi tập cho sức bền. Các bạn cũng nên dành 1 – 2 ngày để nghỉ ngơi. Cơ bắp của chúng ta phục hồi tốt hơn trong khi ngủ.
- Để đạt hiệu quả tối đa cần kết hợp tập luyện với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo đó bạn cần cân đối lượng calo tiêu thụ với lượng nạp vào qua đường thực ăn (với mục đích tăng cân, giảm cân). Nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể tiêu thụ hết mà không tạo thành mỡ thừa. Nên cung cấp đầy đủ các nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất; Đồng thời nên hạn chế đường, thức ăn nhanh, chất béo không tốt, bia rượu, bỏ thuốc lá.
- Trước khi tập các bạn nên khởi động kĩ để cơ thể được chuẩn bị sẵn sàng, tránh chấn thương. Trong khi tập nên có một chai nước nhỏ, thỉnh thoảng uống 1 ngụm để bù nước cho cơ thể, có thể sử dụng nước ép trái cây hoặc nước khoáng thể thao để bù điện giải. Sau khi kết thúc bài tập các bạn có thể massage thư giãn hoặc sử dụng ghế massage để các cơ được thả lỏng và phục hồi tốt hơn.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Cần lưu ý gì khi mua tạ tay tập gym? Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn có thể có được nhiều thông tin bổ ích về các loại tạ tay trên thị trường cũng như sử dụng sao cho hiệu quả.
Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác hay có nhu cầu mua thiết bị tập gym, máy tập thể thao, tạ tay các loại… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty CP xuất nhập khẩu Thể Thao Đại Việt
Địa chỉ: Số 125 Vũ Tông Phan, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02466.836.247 - 02462.917.247 - 02462.605.567
Email: cskh@daivietsport.com