Rộp da hay phồng chân là những vết phồng ở trên da, ở bên trong có chứa chất lỏng, kích thước rất đa dạng, từ nhỏ li ti cho tới đường kính lớn hơn 1,3 cm. Vị trí thường bị phồng là ở gót chân, lòng bàn chân.
Bị phồng rộp chân là tình trạng không hiếm gặp trong bóng đá cũng như các môn thể thao vận động nhiều cần tới đôi chân. Thông thường 1, 2 vết phồng như thế có thể dễ dàng điều trị tại nhà, tuy nhiên cũng có trường hợp cần đến sự hỗ trợ y tế. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cách phòng tránh phồng chân khi mang giày bóng đá.
Nguyên nhân gây phồng rộp chân và triệu chứng thường gặp
Nguyên nhân gây phồng rộp chân
Phồng rộp chân là vấn đề khá phổ biến khi mang giày bóng đá cũng như các loại giày chạy bộ, leo núi, giày thể thao khác. Nguyên nhân chủ yếu là giày bó chân, phom giày ôm quá chặt, hoặc do size giày nhỏ hơn so với kích thước bàn chân. Cũng có thể là do người mang giày vận động với cường độ mạnh trong khoảng thời gian dài.
Đối với môn thể thao vua, tiêu chí ôm vừa khít chân rất quan trọng, vì thế giày bóng đá chính hãng đều được làm ôm chân khi còn mới, do đó cần có thời gian để break-in (ngoại trừ một số sản phẩm cao cấp sử dụng chất liệu da kangaroo hoặc da vải sợi dệt phủ nhựa dẻo).
Lớp da chân sau khi bị phồng sẽ liên kết vô cùng yếu ớt, dễ bị tổn thương do vận động quá mạnh. Khi nhận thấy da chân xuất hiện dấu hiệu bị tổn thương thì các bạn nên tạm nghỉ để tránh trường hợp bị trầm trọng hơn.
Triệu chứng phồng chân thường gặp
Những triệu chứng đầu tiên là xuất hiện vùng da bị tấy đỏ cùng với cảm giác bị nóng rát. Ngoài ra người chơi còn có thể bị đau và ngứa tại các vùng da bị ảnh hưởng.
Cách phòng tránh bị phồng chân khi mang giày đá bóng
Chọn size giày đá bóng vừa vặn
Để phòng tránh bị phồng chân thì đầu tiên các bạn cần chọn một đôi giày có size phù hợp.
Với những người vừa chuyển từ đá bóng trên sân đất hoặc sân bê tông sang đá trên các sân cỏ nhân tạo thì không nên dùng size giày bata, giày vải cho giày đinh TF. Mỗi hãng giày đều có bảng size riêng, các bạn nên đo kích thước bàn chân sau đó quy đổi theo size của nhà sản xuất rồi đổi mua giày.
Ngoài ra, với giày đá bóng thì các bạn có thể chọn loại giày ít bị thừa mũi, chỉ thừa tối đa khoảng 0.5 cm và ngang hai bên cũng không nên quá chật. Nhìn chung khi đi giày các ngón chân phải duỗi được thoải mái. Một kinh nghiệm nhỏ thường được áp dụng khi mua giày nói chung là sau khi đi giày có thể cho 2 ngón tay vào phần gót.
Chọn giày đá bóng phù hợp phom chân
Có người sở hữu phom chân thon nhưng cũng có người sở hữu phom chân bè. Đa số giày đá bóng được làm theo phom dáng thon gọn. Tuy nhiên các hãng lớn thường có phiên bản giày dành cho chân bè ngang. Do đó khi chọn các bạn cần căn cứ vào phom bàn chân để nói người mua lấy giày phù hợp.
Chân bè ngang hoặc bàn chân dày khi đi giày đá bóng thường bị chật mu hoặc cảm giác kích hai bên và gây phồng rộp ở các vị trí này.
Chọn đinh giày phù hợp
Có nhiều loại đinh giày khác nhau, phù hợp với mặt sân thi đấu. Sân cỏ tự nhiên sử dụng đinh SG, FG, trên sân futsal sử dụng giày IC, còn sân cỏ nhân tạo là giày đinh AG hoặc TF. Giày AG thích hợp với các sân cỏ đạt chuẩn, cỏ cao và mềm, mật độ cỏ giày. Sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam phần đa cứng với cỏ ngắn và thưa, do đó giày đinh TF là phù hợp nhất.
Giày bóng đá chính hãng của Zocker với da PU cao cấp, đế được đục nguyên khối từ cao su non, công nghệ ma sát kép giúp tăng tốc đồng thời phòng ngừa các tổn thương cho chân, vân 3D… hiện là sản phẩm rất được ưa chuộng.
Break-in giày đá banh đúng cách
Như đã nói ở trên, giày đá bóng chính hãng thường khá bó chân ban đầu và cần trải qua vài trận mới bai giãn dần và ôm vừa khít chân. Điểm này khác với giày giá rẻ, giày fake thường vừa khá thoải mái ban đầu nhưng qua thời gian ngắn là xuống cấp nhanh chóng, thậm chí bong keo, tróc da, vỡ đế…
Dưới đây là một số cách break-in giày đá bóng:
- Tháo lót giày trong vài trận để quen dần, sau đó lại cho lót trở lại như thường.
- Nên sử dụng tất mỏng cho giày đá bóng mới.
- Mang giày đá bóng để đi lại trong nhà cho quen.
- Vo báo cũ và nhét vào trong giày.
- Mang cả giày mới và cũ ra sân, luân phiên sử dụng.
- Dùng máy sấy để hơ nóng (nhưng không hơ lâu khiến keo bị chảy), hơi ấm giúp làm mềm da. Ngoài ra bạn cũng có thể lau với khăn ẩm để giúp da mềm.
Bôi kem làm mềm da
Khi sử dụng giày đá bóng mới các bạn có thể thoa Vaseline lên các điểm tiếp xúc của chân, nhất là các vị trí dễ bị phồng rộp, điển hình là ngón chân cái, ngón chân út, gót chân, phần trước của lòng bàn chân… Điều này có tác dụng giảm ma sát và ngăn chặn sự hình thành của mụn nước.
Sử dụng miếng đệm để dán vào gót chân
Thêm một miếng dán vào gót chân có tác dụng hạn chế tác động từ da giày vào gót. Trên thị trường có bán các miếng dán chuyên dụng hoặc các bạn cũng có thể sử dụng một miếng Urgo. Điều này giúp phòng tránh tổn thương cho gót.
Ngâm chân nước ấm sau khi tập luyện và thi đấu
Nếu có điều kiện các bạn nên ngâm chân vào nước ấm. Ngâm chân kết hợp với các động tác mát xa xoa bóp giúp cho máu lưu thông tốt hơn, da và gân cơ cùng được thư giãn, giảm phồng rộp. Thời gian ngâm chân nên tối thiểu 30 phút, có thể thêm chút gừng và một nhúm muối.
Phồng chân khi nào cần gặp bác sĩ ?
Hầu hết các vết rộp chân có thể tự lành sau khoảng thời gian từ 3 – 7 ngày mà không cần phải trải qua điều trị. Tuy nhiên có một số trường hợp mà các bạn nên gặp bác sĩ:
- Chỗ phồng rộp bị đau đớn, da đau rát.
- Các nốt rộp thường xuyên xuất hiện.
- Nốt phồng xuất hiện dấu hiệu bị nhiễm trùng: Biểu hiện là có mủ màu vàng hoặc xanh lá, có thể gây đau, tấy đỏ và nóng. Không nên phớt lờ các triệu chứng, đó có thể là nguyên nhân gây ra chốc lở cùng nhiều biến chứng khác, có thể kể tới viêm tế bào, nhiễm trùng máu.
- Nếu vết phồng vô tình tiếp xúc với hóa chất.
Trên đây là một số chia sẻ về Cách phòng tránh phồng chân khi mang giày bóng đá từ Daiviet Sport. Các bạn hãy lưu ý khi chọn và sử dụng giày, cũng như chăm sóc tốt hơn cho đôi chân nhé!
Xem thêm: Máy tập gym, dụng cụ tập gym