Máy chạy bộ là thiết bị hỗ trợ tập luyện thể dục thể thao được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các hộ gia đình trong những năm gần đây. Trên thực tế có những người sử dụng máy chạy rất bền, hiếm khi trục trặc, tuổi thọ của máy lên tới 15 – 20 năm, nhưng cũng có người chỉ vài tháng là phát sinh vấn đề, thường xuyên phải gọi thợ. Nguyên nhân một phần là do chất lượng máy chạy. Nhưng một lý do thường gặp là do sử dụng máy chạy bộ không đúng cách.
Bảo quản máy chạy bộ thế nào là đúng cách ?
Máy chạy bộ điện là một thiết bị có cấu tạo không quá phức tạp nếu so sánh với những thiết bị điện gia dụng khác như ti vi, máy tính… Nhưng máy có vùng chạy gồm vấn chạy bằng gỗ và thảm chạy cao su là khu vực hao mòn chính. Máy sử dụng năng lượng điện để quay motor, bên trong có bảng mạch dùng để chia nguồn điện tới các bộ phận và mạch điều khiển, màn hình hiển thị… Mỗi bộ phận đều có đặc điểm riêng, cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng để có thể giữ được độ bền, cũng như sử dụng lâu dài.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến Bảo quản máy chạy bộ thế nào là đúng cách. Hy vọng qua những thông tin được cung cấp trong bài sẽ giúp các bạn hiểu hơn về máy chạy bộ, sử dụng và bảo quản đúng cách, đạt được những lợi ích to lớn trong việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, săn chắc cơ thể… nhé.
1. Vị trí đặt máy chạy bộ
Trước tiên, chúng ta cần đặt máy ở trên một mặt sản bằng phẳng không bị gồ ghề, hay lồi lõm. Điều này khiến cho máy chạy bộ bị kênh, khi chạy sẽ xảy ra va đập với sàn, không chỉ tạo ra tiếng kêu khó chịu, ảnh hưởng tới bài chạy mà còn giảm độ bền của máy.
Máy chạy nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, ẩm thấp, cũng như ánh nắng chiếu trực tiếp. Nhiệt độ cao khiến cho các chi tiết nhựa và băng tải bị giòn. Ẩm thấp khiến ván chạy bị cong vênh, mủn dần. Ánh nắng chiếu trực tiếp khiến các miếng ốp ở đầu và tay máy bị bạc màu, xuống cấp, không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mĩ mà còn không bảo vệ được các bộ phận ở bên trong.
Nếu máy chạy bộ điện có kích thước vừa phải, động cơ hoạt động êm thì các bạn có thể đặt trong phòng ngủ, ngoài ra là phòng khách; Vừa tiện dụng lại không lo mưa, nắng. Ngoài ra cũng lưu ý không gian phải đủ rộng, cách máy mỗi chiều tối thiểu 0,5 m để đảm bảo an toàn, thoải mái cho người tập cũng như các thành viên khác trong gia đình. Trong trường hợp sử dụng máy chạy bộ đa năng vì có thêm đầu rung massage, thì khoảng cách phía trước cần thêm khoảng 1m để có thể dùng tốt nhất tính năng này.
Các bạn không nên để máy chạy bộ ở trong bếp vì thường có mùi thức ăn, hơi mắm, muối. Không nên đặt ở hành lang, mái hiên vì thường có nắng, gió chiếu trực tiếp, nước mưa hắt vào. Trường hợp đặt ở tầng thượng thì phải có mái che, bạt phủ khi không sử dụng.
2. Trong khi sử dụng máy chạy bộ
Khi sử dụng máy chạy, đầu tiên các bạn bước lên, đặt 2 chân ở trên thành máy. Bấm nút START, đợi máy đếm ngược từ 3 tới 0 và băng tải trượt ở tốc độ mặc định (khoảng 0.5 – 1 km/h tùy theo máy), rồi mới bước vào băng tải và chọn bài tập hoặc tốc độ, độ dốc muốn đi – chạy. Không nên đứng luôn trên băng tải rồi bấm nút khởi động, như thế motor sẽ phải làm việc khá nặng ngay từ đầu, không tốt.
Trong khi chạy nên hoạt động ở chính giữa băng tải. Không nên chạy lệch sẽ khiến băng tải dần bị lệnh về một bên, chà xát với khung máy, phát ra tiếng kêu loạt soạt, dẫn tới bị sờn, rách.
Các máy chạy bộ điện đều được trang bị khóa từ có chức năng đóng – ngắt mạch điện. Khóa từ rất dễ bung ra khi người chạy chẳng may gặp sự cố, mạch điện sẽ bị ngắt, motor ngừng quay, băng tải dừng chuyển động để bảo vệ người tập. Tuy nhiên, các bạn không nên lạm dụng, sử dụng nút này thay cho nút STOP, khiến cho máy liên tục bị ngừng đột ngột sẽ không tốt cho hệ thống điện. Nó cũng hại như việc chúng ta tắt máy tính mà bấm nút nguồn thay vì chọn shutdown.
Khi chạy bộ các bạn nên trang bị giày chạy bộ và khăn bông. Khăn có tác dụng thấm hút mồ hôi để không nhỏ xuống máy. Giày chạy bộ giúp bảo vệ chân cũng như băng tải. Không nên sử dụng các loại giày đá bóng trên máy chạy. Bởi vì rất nhanh thôi, các đinh giày sẽ… “cày nát” thảm chạy của bạn.
Khi sử dụng đầu rung massage, các bạn cần đảm bảo đai rung căng và không chạm vào bất cứ bộ phận nào khác của máy. Một số người có thói quen, hoặc do nhà chật nên đứng trên vùng chạy để sử dụng đầu rung. Điều này khiến cho đai rung chạm vào đầu máy, không chỉ ảnh hưởng tới quá trình massage, mà còn khiến cho các rung chấn tuần hoàn liên tục tác động tới bảng điều khiển, các nút bấm, màn hình hiển thị… dễ gây liệt phím, nhảy loạn ở màn hình, hoặc cả phím và màn hình bị đơ, không thể hoạt động.
3. Sau khi sử dụng máy chạy bộ
Khi kết thúc các bài tập, các bạn bấm nút tắt để dừng mọi hoạt động. Sau đó tắt nút nguồn ở phía đầu để máy không ở trong tình trạng “ngâm” điện. Tiếp đó là rút phích nguồn và cuộn tròn dây hoặc để gọn trên đầu máy chạy bộ.
Dùng khăn khô và sạch để lau qua một lượt toàn bộ máy chạy, nhất là những vị trí có nhiều khả năng bị mồ hôi nhỏ xuống. Trong mồ hôi có chứa muối, không tốt cho kim loại cũng như các chi tiết điện.
Nếu không gian nhà hẹp, các bạn nên gập gọn và di chuyển máy vào một góc, hoặc trong gầm giường. Thứ nhất là nhường không gian cho các sinh hoạt gia đình khác. Thứ 2 là tránh để máy bị va đập khi chúng ta đi qua lại, làm việc; Cũng như tránh con trẻ nghịch, bấm loạn các nút, nhảy trên ván chạy; Hoặc thú cưng như chó, mèo cào, gặm các bộ phận của máy.
Trường hợp để máy ở tầm hầm, sân thượng tuy có thể tránh được ánh nắng chiếu, mưa hắt nhưng các bạn vẫn nên che bạt khi không sự dụng để tránh gió, bụi.
4. Vệ sinh máy chạy bộ
Vệ sinh khung sườn máy chạy: Các bạn sử dụng khăn ẩm để lau toàn bộ phần khung kim loại cuả máy, các miếng ốp. Dùng chổi lông hoặc máy thổi không khí để vệ sinh các phím cũng như khoảng cách giữa các phím.
Vệ sinh thảm chạy: Các bạn dùng khăn ẩm để lau toàn bộ bề mặt thảm chạy. Sau đó đẩy nhẹ thảm để phần chưa vệ sinh ở dưới gầm máy di chuyển lên phía trên, và tiếp tục lau sạch.
Vệ sinh đầu máy: Đầu máy là nơi chứa motor. Các bạn dùng tuốc – nơ – vít xoáy các con ốc ở đầu máy, mở hẳn ốp nhựa đặt qua một bên. Sau đó dùng chuổi lông, máy thổi để loại bỏ bụi bẩn ở trên motor cũng như các lỗ thông gió. Điều này giúp cho motor – trái tim của máy chạy bộ điện hoạt động ổn định, không bị quá nóng dẫn đến quá tải.
5. Bảo dưỡng máy chạy bộ
Bảo dưỡng máy chạy bộ tập trung vào tra dầu (ngoại trừ máy chạy bộ cao cấp có hệ thống phun dầu tự động) và xử lý một số lỗi nhỏ phát sinh trong quá trình sử dụng, đảo bảo máy luôn ở trong tình trạng trơn tru.
6. Tra dầu băng tải máy chạy bộ
Để tra dầu máy chạy bộ trước tiên các bạn cần sử dụng đúng loại dầu Silicon. Đây là dầu chuyên dụng để tra băng tải, có độ đậm đặc cao, không phải dầu máy khâu như một số lầm tưởng. Chai dầu này được đi kèm với máy khi nhà cung cấp giao hàng, đủ tra 3 – 4 lần. Và sau 4 – 6 tháng sử dụng nên tra dầu một lần để băng tải và ván được bôi trơn.
Các bạn lật 1 bên thảm chạy, tra dầu thành 1 vệt dài dọc theo ván chạy, sâu vào khoảng 10 cm, làm tương tự với bên kia. Sau đó bật để máy chạy không tải (không có người ở trên), tốc độ 3 – 4 km/h trong vài phút để dầu ngấm đều khắp bề mặt ván chạy.
Không nên tra dầu quá nhiều khiến thấm ngược lên bề mặt phía trên của băng tải, ảnh hưởng đến quá trình tập luyện. Ngược lại, nếu không tra đúng và đủ thì ma sát giữa ván và băng tải lớn, đẩy nhanh quá trình sinh nhiệt, khiến băng tải bị nóng, giảm độ bền, tuổi thọ. Ma sát lớn cũng khiến động cơ phải “gồng” sức để quay, dễ bị quá tải, chập cháy.
7. Xử lý một số lỗi máy chạy bộ đơn giản
Băng tải bị lệch: Nguyên nhân chủ yếu do người dùng chạy lệch về một phía, khô dầu, băng tải bị dão sau thời gian dài sử dụng… Các bạn để máy chạy không tải ở tốc độ 4 – 6 km/h. Sử dụng cây lục (đi kèm máy) để vặn vào con ốc ở đuôi máy, phía bị lệch, xoay từ từ cho đến khi băng tải ra vị trí trung tâm.
Khi chạy có cảm giác hẫng, giật: Nguyên nhân chỉ yếu do băng tải bị trùng. Các bạn cũng tiến hành căng chỉnh nhưng ở cả 2 bên để kéo quả lô về phía sau, để băng tải căng hơn. Ngược lại, nếu băng tải quá căng các bạn cũng căn chỉnh tương tự, nhưng theo chiều ngược lại để băng đạt độ căng vừa phải. Ngoài ra hiện tượng này cũng có thể do dây curoa bị trùng. Các bạn tháo ốp đầu máy, vặn con ốc ở motor để đẩy động cơ ra xa một chút, giúp dây curoa căng hơn.
Máy chạy phát ra tiếng kêu: Tiếng động loạt xoạt là do băng tải bị lệch và chà xát với thành máy. Tiếng động lạch cạch là do máy bị kênh hoặc ván chạy long ốc. Sau khi kê lại máy chạy đã cân mà vẫn còn tiếng động các bạn kiểm tra các ốc cố định ván chạy với khung xem có con nào bị long hay lỏng không thì xoáy chặt lại, không để ván chạy va vào sàn máy sau mỗi bước chạy.
Trên đây là một số lỗi máy chạy bộ đơn giản, liên quan đến phần cơ, dễ dàng nhận biết và có thể tự xử lý tại nhà, giúp cho máy hoạt động ổn định. Trường hợp ván chạy bị cong vênh, băng tải bị rách, các bạn cần thay mới. Đối với những hỏng hóc liên quan đến điện như motor, bản mạch bị cháy nổ, có mùi khét, khói bốc lên… Các bạn không nên tự ý xử lý, mà nên liên hệ với trung tâm bảo hành của nhà cung cấp để được đội ngũ kỹ thuật ghi nhận tình trạng và hướng dẫn cách xử lý từng bước, cụ thể. Và trong trường hợp phức tạp sẽ cử người xuống để hỗ trợ trực tiếp, thay mới linh kiện – nếu cần.
Như vậy, trong khuôn khổ bài viết này, Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến Bảo quản máy chạy bộ thế nào là đúng cách?
Nếu bạn đang có nhu cầu trang bị máy chạy bộ tại nhà thì hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp sản phẩm chính hãng, bảo hành dài hạn, bảo trì trọn đời. Trường hợp cần tư vấn thêm về cách sử dụng, bảo quản máy chạy… đội ngũ kĩ thuật thuộc trung tâm bảo hành Daiviet Sport luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, chuyên nghiệp.
Hãy liên hệ với Đại Việt Sport ngay hôm nay để bắt đầu chăm sóc sức khỏe của bạn một cách bài bản mỗi ngày !