Tìm hiểu về Tạ và Đòn tạ
Tạ đơn còn được gọi là tạ tay, tạ tự do, có rất nhiều loại với chất liệu khác nhau. Bình dân nhất là được làm từ xi măng, bên ngoài bọc nhựa. Có loại được đúc nguyên khối từ sắt và có hình dáng tương tự như một chiếc chày, loại khác lại có dạng như một chiếc ấm. Các loại tạ phổ thông thì để trần không có lớp bọc bên ngoài, còn loại cao cấp hơn thì được bọc cao su ở bên ngoài. Trọng lượng phổ biến thường từ 1 - 2 - 3 - 5 - 7 - 10 kg.
Ngoài ra, với một thanh đòn 35cm, 2 đĩa tạ cùng với chốt hãm bạn sẽ có được một chiếc tạ tay có thể tự do tùy chỉnh cân nặng phù hợp với bản thân. Các bánh tạ gang cao cấp cũng thường được bọc cao su để tăng độ bền và giảm ổn khi va chạm vào nhau.
Đòn tạ (barbell) là dụng cụ tập gym phổ biến, là một thanh kim loại hình tròn, đường kính khoảng 2 cm, hai bên được chế tạo để có thể gắn các bánh tạ vào. Đi kèm với đòn là khóa tạ để chốt hai đầu, tránh tạ bị trượt ra ngoài, gây nguy hiểm cho người tập cũng như những người ở xung quanh.
Đòn tạ có nhiều kích thước khác nhau: 1.2 – 1.5 – 1.8 – 2.2m. Phổ biến nhất là đòn thẳng, ngoài ra còn có đòn chữ Z, đòn dạng khung để cung cấp cho người dùng các bài tập đa dạng.
Khi nói tới các bài tập thể hình (thiên về sử dụng sức mạnh) thì tạ đòn là một dụng cụ hỗ trợ đơn giản mà vô cùng hiệu quả. Tập với tạ đòn sẽ tăng cường thử thách lên các bó cơ, khớp; Có thể sử dụng cho bất cơ nhóm cơ nào trên cơ thể, nhất là trong các bodyweight (ít dùng đến các dụng cụ) để giúp tăng cường cơ bắp cũng như thể lực.
Kinh nghiệm chọn mua tạ tay dành cho các gymer
Như vậy có thể thấy tạ tay rất đa dạng với nhiều loại khác nhau, với trọng lượng khác nhau, từ đúc nguyên khối tới có thể tháo lắp bánh tạ để thay đổi trọng lượng. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn chọn mua được tạ tay phù hợp:
Mua tạ tay theo nhu cầu tập luyện
Nhu cầu tập luyện của mỗi người là khác nhau. Ở mỗi cá nhân thì từng giai đoạn cũng có sự khác biệt.
Đa số nam giới thích tập tạ để giúp tăng cường cơ bắp, vì thế sẽ thiên về các bài tập nặng và chậm. Trong khi đó phụ nữ khó tăng cơ bắp hơn, cũng không có nhiều người chị em có nhu cầu này, mục đích của “phái yếu” thường là tăng cường sức khỏe cũng như sự dẻo dai, làm săn chắc cơ bắp, giảm mỡ thừa, vì thế thường ưu tiên tạ nhẹ và tập nhanh.
Nếu cầm theo tạ tay để chạy bộ thì chúng ta thường ưu tiên các cặp tạ có trọng lượng 1 – 2 – 3 kg, trong khi để tập thể hình thì trọng lượng tạ sẽ lớn hơn.
Khi mới bắt đầu chúng ta cũng thường được các huấn luyện viên khuyên nên sử dụng tạ phù hợp với thể trạng. Nghĩa là nếu bạn nâng được tạ 20 kg từ 8 – 12 lần mà không quá mệt, trong khi tạ 30 kg chỉ nâng được vài cái thì điều này có nghĩa là bạn nên sử dụng tạ 20 kg, sau khi quen có thể tăng lên 30 -40 – 50 kg.
Mua tạ liền khối hay điều chỉnh?
Kích thước tạ tay không quá lớn nhưng thường đi theo cặp. Và một nguyên tắc cơ bản của tập tạ là về lâu dần chúng ta sẽ cần phải tăng dần trọng lượng để tăng độ khó, giúp phát huy hiệu quả. Vì thế, xét về lâu dài bạn sẽ cần một chiếc kệ hoặc giá, trên đó có một số quả tạ tay với kích thước và trọng lượng khác nhau. Nó cũng sẽ cần một diện tích tương đương với một chiếc máy chạy bộ điện.
Sẽ không có gì đáng bàn nếu nhà bạn có đủ không gian cho giá tạ. Còn nếu không, bạn có thể xem xét để trang bị loại tạ tay sử dụng đòn ngắn để có thể dễ dàng thay đổi trọng lượng.
Tất nhiên, mỗi lần tháo lắp sẽ mất vài chục giây, cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tập luyện, vì sau một thời gian tập chúng ta mới cần tăng trọng lượng tạ. Kể cả trường hợp bạn thay vài lần trong buổi tập thì vẫn có thể sử dụng thời gian nghỉ giữa các hiệp, các bài tập để làm điều này.
Tạ tay kim loại hay xi măng?
Tạ gang hoặc thép thì có ưu điểm nhỏ gọn, nhìn chuyên nghiệp hơn, tuy nhiên, giá thường cao hơn. Tạ xi măng thường được đúc từ xi măng, bên ngoài bọc nhựa, loại này có mức giá rẻ bằng ½ tạ gang, tuy nhiên kích thước khá lớn. Một nhược điểm khác là một số tạ sử dụng cát bên trong thay vì xi măng, sau một thời gian cát sẽ chảy và xê dịch khiến cho tạ không cân, ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện.
Daiviet Sport khuyên bạn nên sử dụng tạ kim loại, đắt hơn một chút nhưng có thể sử dụng hàng chục năm sau.
Tạ tay có hay không bọc cao su?
Như đã nói ở trên, nhiều loại tạ tay, tạ ấm, bánh tạ gang được bọc cao su ở bên ngoài. Ngoài việc bảo vệ tốt hơn cho tạ ở bên trong thì việc bọc cao su cũng giúp cho sàn nhà không bị trầy xước. Tuy nhiên, giá của tạ được bọc sẽ cao hơn với loại để trần. Vì thế các bạn có thể căn cứ vào điều kiện thực tế, bởi nhiều bạn tập trên sàn hoặc trần xi măng, hoặc có sử dụng thảm thì cũng không cần lo nhiều đến sàn nhà.
Mua tạ theo khả năng tài chính
Nếu túi tiền eo hẹp, các bạn có thể mua tạ gang, thậm chí là tạ xi măng. Tốt hơn là tạ được bọc sao su, hoặc sử dụng các chất liệu như thép không gỉ bền đẹp hơn. Mua một cặp hay nguyên một giàn – tùy theo khả năng tài chính.
Điều quan trọng nhất ở đây là mua về có tập hay không, hay chỉ vài buổi là nản rồi bỏ. Tập gym là một quá trình, có thể mất đến vài tháng để có thể nhận thấy những chuyển biến tích cực đầu tiên, vì thế cần phải kiên trì và tập luyện đúng phương pháp. Bên cạnh đó cũng cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Những lưu ý khi tập gym với Tạ và Đòn tạ
Tập thể hình là một quá trình lâu dài, bắt đầu từ những động tác đơn giản đến phức tạp. Bạn cần thời gian để có thể tăng cơ, giảm mỡ, có được thân hình như ý. Tham khảo một số lưu ý dưới đây.
- Thời gian tập: Thời gian lý tưởng để tập gym thường là buối sáng 6 – 8h, và chiều từ 16h30 – 18h. Sau khi tập bạn cần nghỉ ngơi, ăn uống và nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể tập vào các khung giờ khác nhau tùy theo khả năng thu xếp công việc, điều quan trọng nhất là duy trì hoạt động một cách thường xuyên và đều đặn. Mỗi buổi tập có thể kéo dài 30 phút, chia làm các hiệp; Tuần tập 3 – 4 buổi.
- Tập từ từ theo lộ trình: “Dục tốc bất đạt”, bạn không nên tập quá sức, đỏ mặt tía tai để cố gắng đẩy được nhiều lần, hoặc nặng hơn khả năng của bản thân có thể thực hiện. Toàn bộ những điều đó không những không có lợi mà còn có thể gây hại cho cơ thể, dễ gây chấn thương, tổn hại đến khớp.
- Linh hoạt: Đây là một trong những bí quyết tập gym. Nếu tập mãi 1 bài, 1 mức tạ thì bạn sẽ rất khó lên được cơ. Sau một thời gian khi đã quen bạn có thể tăng số lượt nâng trong các hiệp cũng như nâng mức tạ. Muốn phát triển cơ vùng nào thì bạn nên tập trung bộ phận đó. Ngoài ra nên kết hợp với tập toàn thân, tập cardio như chạy bộ, nhảy dây để tăng cường hiệu quả.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau những buổi tập đầu tiên bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Đừng quá lo lắng, hãy làm quen với điều này và nó sẽ thuyên giảm dần sau một thời gian tập. Nhưng nếu cơn đau quá mức thì bạn nên ngừng tập để tham vấn thêm với các huấn luyện viên thể hình, bác sĩ vì có thể bạn đang tập quá sức, hoặc sai động tác. Mỗi tuần nên dành ra 1 – 2 buổi để cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi. Hãy nhờ là cơ bắp của bạn phục hồi tốt nhất là trong khi chúng ta ngủ.
Hệ Thống Các Cửa Hàng Bán Tạ Và Đòn Tạ Của Đại Việt Sport
1. Cửa hàng tạ và đòn tạ Thanh Xuân (Hà Nội ): kết hợp không gian thể thao với việc trưng bày nhiều dòng sản phẩm như Dụng cụ tập gym tại nhà, máy tập gym tại nhà, Giàn tạ, dụng cụ thể thao ngoài trời, dụng cụ phục hồi chức năng cùng hàng ngàn sản phẩm thể thao khác ngay giữa lòng hà nội
✔ Giờ mở cửa: 8h00-19h00
✔ Địa chỉ: Số 125 Vũ Tông Phan, Quận Thanh Xuân, Hà Nội (Xem bản đồ)
✔ Điện thoại: 02462.605.567
2. Cửa hàng tạ và đòn tạ Lê Chân (Hải Phòng) : Bạn đang ở khu vực trung tâm thành phố Hải phòng mong muốn có thể sở hữu các dòng sản phẩm về thể thao như máy chạy bộ, xe đạp tập thể duc, ghế massage, giàn tạ ngay tại Lê Chân - Hải Phòng
✔ Giờ mở cửa: 8h00-19h00
✔ Địa chỉ: 210 Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng (Xem bản đồ)
✔ Điện thoại: 02253.609.111
3. Cửa hàng tạ và đòn tạ Hà Huy Tập (Nghệ An) : Với dân cư sầm uất, kinh tế phát triển Tập đoàn thể thao Đại Việt Sport tiếp tục mở rộng thêm chi nhánh mới tại địa chỉ số 137 NGUYỄN TRÃI, P. HÀ HUY TẬP, TP VINH.
✔ Giờ mở cửa: 8h00-19h00
✔ Địa chỉ: Số 137 Nguyễn Trãi, P. Hà Huy Tập, TP Vinh (Xem bản đồ)
✔ Điện thoại: 0943.17.37.37
4. Cửa hàng tạ và đòn tạ Đà Nẵng : Nằm ngay trên con đường trọng điểm nhất của Đà Nẵng, dễ dàng cho khách hàng ghé qua trải nghiệm sản phẩm về giàn tạ tại Đại Việt Sport Đà Nẵng.
✔ Giờ mở cửa: 8h00-19h00
✔ Địa chỉ: 51 Ngô Gia Tự, Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng
✔ Điện thoại : 0935360062
5. Cửa hàng tạ và đòn tạ Quận Bình Thạnh (TPHCM) : Nếu bạn đang ở tại Quận Bình Thanh - HCM mà chưa biết địa điểm nào bán giàn tạ điện uy tín thì hãy đến ngay với Đại Việt Sport Bình Thạnh với hàng ngàn sản phẩm giàn tạ chính hãng.
✔ Giờ mở cửa: 8h00-19h00
✔ Địa chỉ: Số 405/28, Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
✔ Điện thoại : 0987.899.943
6. Cửa hàng tạ và đòn tạ Quận Tân Phú : Đây là chi nhánh đầu tiên của Hệ Thông Đại Việt Sport với diện tích lên tới 120m vuông với hàng ngàn sản phẩm giàn tạ đầy đủ cho khách hàng có thể chọn lựa và trải nghiệm tốt nhất.
✔ Giờ mở cửa: 8h00-19h00
✔ Địa chỉ: 234 Hòa bình, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
✔ Điện thoại : 02838.997.977
Bán tạ và đòn tạ tại hệ thống 64 tỉnh trên toàn quốc bao gồm: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên