Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Nên chọn thiết bị phục hồi chức năng như thế nào cho phù hợp

12/09/2024 14:53
Đến với Đại Việt Sport ngay hôm nay để được hướng dẫn lựa chọn thiết bị phục hồi chức năng phù hợp.

Thiết bị phục hồi chức năng (PHCN) là dụng cụ tập luyện không thể thiếu cho những người sau phẫu thuật, đột quỵ, có khiếm khuyết về cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, khôi phục khả năng vận động, từ đó hòa nhập cuộc sống tốt hơn, giảm sự phụ thuộc và người thân. Nên chọn thiết bị phục hồi chức năng như thế nào cho phù hợp? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Đánh giá nhu cầu sử dụng thiết bị phục hồi chức năng

Các bác sĩ trị liệu sẽ tiến hành đánh giá chi tiết tình trạng thể chất, mức độ vận động cũng như yêu cầu cụ thể của bệnh nhân. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng.

phcn-anh-thuc-te-6

Các thiết bị phục hồi chức năng được chia thành các nhóm:

- Thiết bị hỗ trợ đi lại: Xe lăn, khung tập đi, tập đi bộ.

- Thiết bị tập phục hồi cơ bắp: Máy tập cơ, thiết bị thể dục trị liệu.

- Thiết bị điều trị, PHCN thần kinh: Máy kích thích điện, thiết bị tập cho người bệnh đột quỵ.

Những người phải bất động lâu ngày khiến các cơ suy yếu sẽ được chỉ định dùng thiết bị phục hồi cơ bắp. Bệnh nhân sau tai biến, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… sẽ được hỗ trợ tập đi. Người bệnh có vấn đề về thần kinh, trí não sẽ sử dụng máy kích thích điện.

Trong mỗi nhóm kể trên cũng sẽ gồm nhiều thiết bị khác nhau. Ví dụ, thiết bị hỗ trợ di chuyển gồm có: Gậy, nạng, xe tập đi, xe đạp thể dục, máy tập chạy bộ điện… Những người có thể trạng còn yếu có thể bắt đầu từ việc tập đứng lên – ngồi xuống, tập đi với thanh song song và có sự hỗ trợ của người nhà hoặc nhân viên y tế, chủ động tập đi với nạng, gậy, khung tập đi. Khi đã bình phục ở mức độ nhất định có thể chuyên sang sử dụng xe đạp tại chỗ, máy chạy bộ điện.

Lựa chọn thiết bị phục hồi chức năng như thế nào?

Chọn thiết bị phục hồi chức năng có khả năng điều chỉnh

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz301

Nhiều thiết bị phục hồi chức năng được thiết kế với khả năng điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của người dùng cũng như mang lại sự thoải mái, hiệu quả.

Đơn cử như thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1. Nó gồm có 2 phần cơ bản là ghế ngồi và khung tập. Khoảng cách giữa 2 phần này có thể điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của người dùng. Chiều cao của khung tập cũng có thể điều chỉnh. Ngoài ra, trên các bộ phận tập quay tay, đạp chân còn có núm kháng lực. Khi xoay núm sẽ khiến tăng nặng hoặc giảm nhẹ để đáp ứng được với tình trạng sức khỏe của nhiều đối tượng bệnh lý khác nhau. Trên thiết bị cũng được kèm theo đai để cố định tay vào tay cầm cho những người có 1 bên tay bị yếu.

Chọn thiết bị phục hồi chức năng theo trọng lượng và tính di động

Các bạn cũng cần phải cân nhắc tới trọng lượng của thiết bị và xác định việc liệu người dùng có thể vận chuyển nó hay không. Một số thiết bị được thiết kế nhẹ, có thể dễ dàng gập gọn để mang theo.

Máy chạy bộ điện có kích thước tương đối lớn nhưng có thể dễ dàng gấp gọn và di chuyển bằng bánh xe, cho vào gầm giường hoặc dựng vào 1 góc nhà để tiết kiệm không gian. Xe đạp tập thể dục cũng được trang bị 2 bánh xe ở bánh đà phía trước để dễ dàng di chuyển. Nếu không gian nhỏ thì người bệnh có thể chọn những dụng cụ nhỏ như xe tập Dual Bike, hay dụng cụ tập đạp chận đơn thuần.

Những dụng cụ tập vận động tinh cho bàn & các ngón tay như: Bi sắt lăn tay, kìm tập bóp tay… rất nhỏ gọn nhưng hỗ trợ tập luyện khá tốt, là những dụng cụ mà các bạn có thể cân nhắc.

Chọn thiết bị phục hồi chức năng an toàn

thiet-bi-phuc-hoi-chan-khang-luc-c101

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi chọn thiết bị phục hồi chức năng là tính an toàn. Nên ưu tiên cho các thiết bị được thiết kế và sản xuất với các tính năng hướng tới sự an toàn của người dùng. Ví dụ như máy chạy bộ điện đúng chuẩn sẽ được thiết kế với những tính năng như thảm chạy chống trượt, đệm giảm chấn giúp hấp thu lực từ chân đồng thời giảm lực phản chấn từ ván chạy lên chân, khóa từ an toàn có chức năng dừng thảm chạy khi người dùng không may bước hụt.

Trên thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1 ngoài ghế đệm và đệm lưng để người dùng ngồi được êm ái hơn, có thể tựa lưng khi mỏi thì còn được thiết kế phần càng ở 2 bên, vừa có thể đặt tay, vừa ngồi được vững hơn.

Tương tự với các mẫu xe đạp tập, các bạn có thể tùy theo thể trạng để tìm thiết bị phù hợp. Có loại đứng tập, ngoài ngồi tập, loại có tựa lưng, không có tựa lưng, loại có tay vịn ở 2 bên đê có thể nắm tay khi ngồi và vững chãi hơn.

Chọn thiết bị phục hồi chức năng theo chất liệu và độ bền

Thiết bị phục hồi chức năng có thể được là từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Về cơ bản các bạn nên chọn dụng cụ có phần khung được làm từ thép chịu lực dày để tăng cường khả năng chịu lực cũng như trọng lượng cơ thể người dùng lớn. Bên ngoài nên được sơn tĩnh điện để bảo vệ cho lớp kim loại bên trong cũng như tăng độ bền cho sản phẩm.

Đối với các chi tiết sử dụng nệm thì chọn nệm dày, được bọc da để chống chịu tốt hơn với mồ hôi, không bị nấm mốc cũng như bốc mùi hôi. Chọn thiết bị được là từ vật liệu bền có thể đáp ứng được việc sử dụng thường xuyên, ít phải bảo trì.

Chọn thiết bị phục hồi chức năng dễ sử dụng

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-kz301

Nên chọn thiết bị dễ sử dụng và điều khiển, nhất là với những người có bệnh, thể trạng yếu hoặc có vấn đề liên quan tới thần kinh, người cao tuổi… Ví dụ như khi chọn máy chạy bộ điện thì các bạn nên ưu tiên cho các máy gia đình, được thiết kế sẵn nhiều bài tập tự động, nâng – hạ độ dốc tự động. Những tính năng không thực sự quan trọng như khả năng tăng tốc tối đa (dành cho vận động viên chuyên nghiệp), tích hợp quạt gió (mô phỏng môi trường tự nhiên bên ngoài)… không thật sự quan trọng có thể lược bớt, chọn những thiết bị đơn giản hơn.

Chọn thiết bị phục hồi chức năng theo ngân sách

Thiết bị phục hồi chức năng có nhiều loại khác nhau, được chia thành các phân khúc, từ giá rẻ - tầm trung – cao cấp. Tùy theo khả năng tài chính mà người dùng có chọn thiết bị phù hợp. Như máy chạy bộ có loại dưới 10 triệu, loại 10 – 15 triệu, và 15 – 20 triệu. Tùy theo mức giá mà được trang bị các tính năng cao cấp hơn.

Một số yếu tố khác giúp chọn thiết bị phục hồi chức năng

Ngoài các yếu tố trên thì các bạn cũng có thể căn cứ trên một số tiêu chí khác khi chọn thiết phục hồi chức năng, như nhu cầu đặc biệt: Với những bệnh nhân có tình trạng bệnh lý cụ thể như là viêm khớp thì cần cân nhắc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ được thiết kế tay cầm tiện dụng hoặc là thiết kế chuyên dụng giúp giảm đau, khó chịu. Ngoài ra là chứng nhận & tiêu chuẩn: Kiểm tra xem thiết bị có đáp ứng được các chứng nhận, tiêu chuẩn cần thiết cho y tế hay không để có thể đảm bảo chất lượng, an toàn.

Trên đây là một số thông tin về Nên chọn thiết bị phục hồi chức năng như thế nào cho phù hợp? Với những tiêu chí kể trên các bạn có thể chọn được cho mình thiết bị PHCN và vật lý trị liệu phù hợp để hỗ trợ tốt nhất việc đi lại cũng như cải thiện khả năng vận động. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu trang bị dụng cụ tập phục hồi chức năng chính hãng hãy liên hệ với Daiviet Sport nhé!

Xem thêm: Thiết bị phục hồi chức năng

Bài viết khác

Máy xoay eo 3 vị trí ngoài trời DV 006

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là mỡ thừa trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng. Tình trạng này không chị ảnh hưởng tới ngoại hình, gây mất tự tin mà còn gây ra nhiều vấn ...

Review và hướng dẫn tập luyện Máy tập lưng eo DV-051

Tập thể dục là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên lối sống lành mạnh. Nó giúp cơ thể khỏe khoắn, kiểm soát cân nặng, cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng, stress. Có nhiều hình thức ...

Review và hướng dẫn tập luyện Thiết Bị Tập Đẩy Tay Ngực DV-2077

Tập gym có rất nhiều hình thức khác nhau, gymer có thể tới các trung tâm thể hình với rất nhiều loại máy móc đa dạng, tập tại nhà với dụng cụ thể thao gia đình, hay ngoài trời với các máy tập công ...

×
Loading...