Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp giả quyết vấn đề khuyết tật với chi phí thấp nhưng đem lại cơ hội hòa nhập lớn cho người khuyết tật. Ở Việt Nam, chương trình này đã và đang phát triển mạnh mẽ, bài viết dưới đây cũng xin chia sẻ những lí do mà phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nên được quan tâm hơn ở nước ta.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nói đơn giản là quá trình phục hồi chức năng kết hợp giữa sự nỗ lực của chính bản thân người khuyết tật với gia đình, xã hội bằng cách sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp...
>>> Phương pháp phục hồi chức năng dành cho người bị tai biến
>>> Mua thiết bị phục hồi chức năng ở đâu?
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam đang là hình thức y tế được quan tâm và phát triển
Đối với Việt Nam, tỉ lệ người khuyết tật chiếm số lượng khá cao. Phân chia thành các dạng cụ thể như sau:
- Khuyết tật cơ quan vận động
- Khuyết tật nhận thức hành vi
- Khuyết tật mất cảm giác
- Khuyết tật cơ quan nghe - nói - nhìn
- Khác
Những người khuyết tật không được phục hồi chức năng có nguy cơ gặp các tình trạng:
- Sức khỏe và tuổi thọ giảm
- Xã hội xa lánh
- Biệt lập với cộng đồng
- Khó khăn về tài chính
Đồng thời, người khuyết tật luôn mắc phải những tình trạng khó khăn khi giao tiếp với xã hội, cho nên phục hồi chức năng cần được thực hiện với từng loại khuyết tật khác nhau. Hiện tại, có các hình thức phục hồi như sau:
- Phục hồi chức năng dựa vào viện: hình thức này vốn đem lại hiệu quả và chất lượng cao, nhưng chi phí lại cao và không hỗ trợ nhiều cho hoàn cảnh của người khuyết tật.
- Phục hồi chức năng ngoại viện: đây là hình thức thăm khám cho một nhóm người khuyết tật trên địa bàn, nhưng nhân sự vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật.
Do các hạn chế nên hình thức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng mới chính thức ra đời phát triển ở Việt Nam
Ngay từ khi ra đời, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tăng cường độc lập và sự tự chủ cho người khuyết tật.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về khả năng của người khuyết tật.
- Tăng cường năng lực chuyên môn để phòng ngừa và ngăn chặn khuyết tật.
- Hoàn thiện trang thiết bị phục hòi chức năng.
- Tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện cho người khuyết tật.
Vậy ai có thể tham gia vào mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng?
Đó chính là bản thân người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật, sau đó là thành viên gia đình của người khuyết tật, cuối cùng là cộng đồng xã hội...