Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phương pháp phục hồi chức năng cho người bị tai biến

04/07/2024 15:39

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một trong những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Đây là tình trạng máu cùng oxy cung cấp cho 1 vùng của não bộ bị ngưng trệ đột ngột khiến tế bào não bị ảnh hưởng và chết sau vài phút. Người bệnh có thể bị hôn mê, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng tùy thuộc vào diện tích vùng não bị ảnh hưởng cũng như mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý kịp thời, phù hợp là rất quan trọng.

Phục hồi chức năng (PHCN) sau sau tai biến giúp người bệnh lấy lại các chức năng, có cuộc sống khỏe mạnh, thực hiện tốt hơn các hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phương pháp phục hồi chức năng cho người bị tai biến nhé.

Hiểu về hiện tượng tai biến

benh-tai-bien-mach-mau-nao

Tai biến mạch máu não là bệnh lý xảy đến bởi tình trạng thiếu máu cung cấp lên não bộ, có thể do hiện tượng tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu não, hoặc một số nguyên nhân khác. Các bộ phận của não không được máu tới nuôi dưỡng nên có thể bị tổn thương ở những mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng, dẫn tới một số di chứng gây hại cho sức khỏe bệnh nhân như: Rối loạn cảm giác, nhận thức, ngôn ngữ, vận động… cùng một số biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh còn là một trong những nguyên nhân gây tử vong, chỉ xếp sau bệnh lý tim mạch. Tùy vào thể bệnh cũng như độ tuổi của người bệnh, trị trí tổn thương ở não mà bệnh sẽ để lại một số biến chứng như:

- Suy giảm trí nhớ, không tỉnh táo.

- Rối loạn ngôn ngữ: Nói ngọng, nói lắp, không thể diễn đạt ý tứ khi nói.

- Rối loạn vận động: Liệt nửa người, liệt chân tay, tê bì các chi.

- Tổn thương dẫy thần kinh gây liệt mặt, méo miệng.

- Rối loạn đường tiết niêu gây ra tiểu không tự chủ, bí tiểu.

- Rối loạn hệ tiêu hóa gây ra khó nuốt, táo bón.

- Ảnh hưởng tới một số vấn đề tâm lý như trầm cảm, cáu giận, không thể điều chỉnh cảm xúc.

Một số điểm cần lưu ý trong khi thực hiện phục hồi chức năng sau tai biến

phương pháp phục hồi chức năng cho người tai biến.png

- Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây ra tai biến, ngăn ngừa tái phát của bệnh như: Hút thuốc, tăng huyết áp, thoái quen ăn quá mặn.

- Điều trị các bệnh có thể trực tiếp hoặc là gián tiếp gây ra tai biến mạch máu não như: Tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.

- Việc PHCN tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn cấp thì việc chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng, phục hồi chức năng cũng cần phải tiến hành ngay. Nội dung các hoạt động gồm: Tránh viêm phổi, tắc mạch do nằm lâu, giữ tư thế tốt và đúng cách để tránh nguy cơ bị biến dạng khớp, tập luyện thường xuyên để duy trì cũng như tăng cường sức mạnh cơ bắp, người bệnh có thể độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày.

- Vị trí đặt giường: Giường nằm của người bệnh cần được kê sao cho phía thân bị liệt của người bệnh được hướng ra phía giữa phòng. Như vậy, mọi tiếp xúc và tác động tới người bệnh đều tới từ phía thân bên bị liệt. Điều này giúp người bệnh vận động cho bên đó nhiều hơn, đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Giữ tư thế đúng

tu-the-nam-cho-nguoi-bi-tai-bien

Đặt tư thế đúng cho người bệnh để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng nguy cơ bị biến dạng khớp. Có các tư thế đặt người bệnh như sau:

- Nằm ngửa: Vai và bên hông bị liệt cần được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; Cổ chân kê vuông góc với cẳng chân để tránh nguy cơ bị biến dạng gập bàn chân.

- Nằm nghiêng sang bên liệt: Vai ở bên bị liệt cùng cánh tay duỗi vuông góc với thân, nằm ngửa, chân liệt duỗi ra. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng, chân lành gập ở háng và đầu gối.

- Nằm nghiêng sang bên lành: Vai cùng với cánh tay bên lành để tự do, chân lành để duỗi, thân mình ở vị trí vuông góc với mặt giường. Tay liệt có sử dụng gối mềm để đỡ vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ trong tư thế gập háng và gối.

Lăn trở thường xuyên để đề phòng loét do tỳ đè

nguoi-benh-tai-bien-mach-mau-nao

- Các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh cách tự lăn trở. Nếu như gặp khó khăn trong giai đoạn đầu thì người nhà có thể hỗ trợ người bệnh cách lăn trở.

- Lăn sang bên bị liệt bằng cách nâng tay cùng với chân lành lên, đưa chân và tay lành sang bên liệt, xoay thân mình sang bên bị liệt.

- Lăng sang bên lành bằng cách cài tay lành vào với tay liệt, gập gối và háng ở bên liệt. Sử dụng tay lành để kéo tay bị liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành.

Hướng dẫn cách ngồi dậy

huong-dan-ngoi-day-cho-nguoi-benh

- Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người nhà ngồi ở bên cạnh người bệnh. Bệnh nhân sử dụng 2 tay bám vào cánh tay của người nhà, 1 tay của người nhà quàng và đỡ vai của người bệnh, đỡ người bệnh ngồi dậy một cách hết sức từ từ.

- Tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày: Gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như: Ăn uống, vệ sinh…

- Di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại: Để người bị liệt ngồi ở vị trí mép giường, xe lăn cần được để ở bên cạnh ghế về phía bên bị liệt. Mặt giường được thiết kế để chỉ cao ngang với ghế. Bệnh nhân thực hiện nâng mông lên khỏi mặt giường, xoay sang phía bên bị liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.

Tập đứng dậy

tap-dung-day-cho-nguoi-bi-tai-bien

Khi mới tập đứng dậy trong tư thế ngồi thì không ít người bệnh có xu hướng đứng lên bằng chân lành, và khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, chúng ta cần chú ý sửa sao cho khi muốn đứng dậy thì người bệnh cần phải dồn trọng lượng một cách đồng đều xuống cả 2 chân. Người bệnh cũng có thể đứng bằng nạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nạng thì người bị liệt cần tập đứng vững ở trong thanh song song.

Tập thăng bằng đứng

tap-dung-cho-nguoi-bi-tai-bien

Để có thể đi thì người bệnh cần đứng vững, càng nhiều càng tốt. Trước tiên là tập đứng trong thanh song song; Tiếp đó tập với tay sang 2 bên, cúi xuống để nhặt vật dưới sàn. Mỗi bên thực hiện 10 lần. Bằng cách đó hàng ngày họ có thể tập đứng vững hơn.

Tập vận động thụ động

van-dong-thu-dong-cho-nguoi-bi-tai-bien

Các bài tập này giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và phòng ngừa di chứng cứng khớp, gồm:

- Nâng hông lên khỏi mặt giường: Người bệnh trong tư thế nằm ngửa, 2 tay đặt dọc theo cơ thể, 2 chân gấp và đặt sát nhau. Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao và càng lâu càng tốt.

- Tập cài hai tay đưa lên phía đầu: Tay lành đan vào các ngón bên liệt, đưa 2 tay duỗi thẳng về phía đầu. Cố gắng đưa khuỷu tay 2 bên ngang tay. Tiếp đó, hạ tay về vị trí cũ. Làm lại 10 – 15 lần.

Ở giai đoạn sau, khi người bệnh bắt đầu cử động được trở lại, các cơ bị co cứng, việc PHCN ngoài những nội dung đã thực hiện kể trên thì cần thực hiện thêm các bài tập có tác dụng phục hồi cơ.

Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp

van-dong-cho-nguoi-bi-tai-bien

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bị co cứng, co rút ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt cần đặt ở tư thế đúng, tập theo tầm vận động và sử dụng nẹp chỉnh hình.

- Đặt tư thế đúng: Nếu như hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt nguy cơ bị dính khớp ở bên liệt. Nếu như người bệnh cử động thường xuyên và khó có thể giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để giúp cố định tư thế các chi.

- Sử dụng nẹp để duy trì tư thế đúng: Nẹp là dụng cụ thường được dùng để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh tư thế sai lệch chi thể. Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân, khớp gối… Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt.

- Tập theo tầm vận động các khớp: Người bị liệt nửa người ở giai đoạn sau thường bị cứng và đau khớp vai ở bên liệt. Vai bên liệt vừa xệ xuống vừa khép chặt vào cơ thể. Cổ chân bên liệt cũng duỗi cứng. Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. 1 tay người nhà giữ tay bệnh nhân, tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay của người bệnh, đưa lên phía đầu của bệnh nhân. Đưa lên càng cao càng tốt, tới khi nào người bệnh thấy đau thì dừng lại. Giữ trong khoảng 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

van-dong-cho-nguoi-bi-tai-bien-2

- Kéo giãn cổ tay bên liệt: Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai khoảng 90 độ. 1 tay người tập duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra. Tay kia duỗi cổ tay hết tầm, tiếp sau đó duỗi thẳng các ngón.

- Kéo giãn cổ chân: Khi cổ chân bị gập quá mức về phía lòng bàn chân, thì người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. 1 tay người tập giữ cẳng chân của người bệnh. Tay kia sử dụng ngón tay cái và 2 ngón đối diện giữ chắc gót chân của bệnh nhân. Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay của mình, vừa thực hiện kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân của họ theo hướng ngược lại. Giữ trong khoảng thời gian 30 giây, lặp lại cử động này 15 lần.

- Tập đi và di chuyển độc lập: Để bệnh nhân có thể di chuyển một cách độc lập, vững vàng và an toàn, thì việc bắt đầu tập đi cần phải tuân theo các giai đoạn: Tập đứng dậy, đứng vững và đi. Trước khi cho người bệnh tập đứng, tập đi nếu như xuất hiện tình trạng rung giật bàn chân thì có thể xử lý bằng cách sau: Để họ ngồi ở trên ghế, mép giường, gối vuông góc, bàn chân bên liệt đặt trên mặt phẳng cứng. Người nhà sử dụng 1 bàn tay để giữ đầu gối của người bệnh và ấn xuống, mục đích là chống lại sự rung giật của bàn chân liệt và đẩy đầu gối của bên bị liệt lên. Cứ giữ vậy cho tới khi chân bị liệt không còn giật nữa thì mới cho người bệnh tập đứng, tập đi.

Trên đây là một số phương pháp phục hồi chức năng cho người bị tai biến. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tốt hơn. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị dụng cụ tập phục hồi chức năng hãy liên hệ với Daiviet Sport nhé!

Xem thêm:  thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Bài viết khác

Giường vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là 1 trong 3 thuật ngữ phổ biến của y học hiện đại, cùng với: Phòng bệnh, Trị bệnh. Nhiệm vụ của nó là phục hồi các chức năng bị suy giảm sau chấn thương, tai nạn, đột quỵ. Quá ...

Ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng phổ biến

Từ lâu chúng ta đã biết tới Vật lý trị liệu là một trong những chuyên ngành của Y học Phục hồi chức năng. Phương pháp này sử dụng các tác nhân vật lý như: Cơ học, siêu âm, xung điện, nhiệt độ, vận ...

Review thiết bị phục hồi chức năng Zasami KZ-401

Phục hồi chức năng (PHCN) cùng với phòng ngừa và chữa bệnh được coi như kiềng 3 chân của y học hiện đại, không thể thiếu một. Tác dụng của nó là hỗ trợ người bệnh cả về thể chất cũng như tinh thần để ...

×
Loading...