Phục hồi chức năng (PHCN) là một trong những lĩnh vực của y học hiện đại, giúp người bệnh khôi phục lại những khả năng trên cơ thể bị mất hoặc suy yếu. Quá trình này có thể được thiện hiện bởi nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có vận động trị liệu. Vận động lại bao gồm các bài tập chủ động, thụ động, có hoặc không dùng dụng cụ hỗ trợ.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Thiết bị thể dục cho người phục hồi chức năng. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về về những máy tập được sử dụng trong y học phục hồi nhé.
Mục đích của phục hồi chức năng
Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống, tự lập trong sinh hoạt hàng ngày.
Mục tiêu quan trọng nhất của quá trình phục hồi chức năng là giúp người bệnh lấy lại các chức năng cơ thể bị giảm hoặc là mất do tổn thương, có thể tự chủ trong các sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ:
- Người bị đột quạy có thể tự mặc quần áo, tắm rửa mà không cần có sự trợ giúp từ người nhà.
- Người bị đau tim sau quá trình phục hồi chức năng có thể trở lại hoạt động thể dục bình thường.
- Người bị bệnh phổi hoặc chịu đựng di chứng sau nhiễm covid-19 có thể được PHCN phổi để hít thở tốt hơn, cải thiện sức khỏe để trở về cuộc sống bình thường.
- Giảm sự phát triển của các bệnh mãn tính: Phục hồi chức năng có tác dụng giảm thiểu hoặc làm chậm tác động tiêu cực của các tình trạng sức khỏe mãn tính như bệnh lý tim mạch, tiểu đường... thông qua việc trang bị cho người bệnh các kiến thức bổ ích liên quan tới chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Người bệnh thấy khỏe khoắn, vận động thoải mái hơn.
- Ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nguy hiểm: Bên cạnh khả năng tăng cường sức khỏe, PHCN còn có tác dụng giảm thiểu, kiểm soát, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Những vấn đề này thường xảy ra khi con người bị chấn thương tủy sống, đột quỵ, gãy xương.
Đối tượng cần thực hiện tập phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng được chỉ định cho các trường hợp có cơ quan, bộ phận cơ thể bị suy yếu chức năng hoặc là tổn thương sau tai nạn, dẫn tới tạm thời mất đi khả năng tự hoạt động cũng như sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
- Người bị chấn thương do tai nạn: Gãy xương, chấn thương sọ não.
- Người bị đột quỵ.
- Người mới trải qua ca phẫu thuật mở, lớn.
- Người bị dị tật bẩm sinh, hoặc có các rối loạn di truyền.
- Người mác các bệnh mạn tính, ví dụ: Viêm khớp mạn tính...
Những người bị tàn tật, mất hoàn toàn khả năng cơ thể cũng cần được thực hiện PHCN. Ở những đối tượng này quá trình phục hồi giúp tránh mất cơ ở những vị trí không hoạt động, về lâu dài có thể giảm tiểu được biến chứng teo cơ.
Thiết bị thể dục cho người phục hồi chức năng
Thiết bị tập phục hồi chức năng rất đa dạng, từ dụng cụ thô sơ cho tới các máy móc hiện đại, hỗ trợ tập luyện cho từng bộ phận khác nhau trên cơ thể. Dưới đây Daiviet Sport sẽ giới thiệu tới các bạn một số thiết bị cơ bản, được sử dụng phổ biến:
Máy tập đi bộ
Máy tập đi bộ là thiết bị được sử dụng để hỗ trợ người dùng tập đi, giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp chân, cơ đùi, các khớp cổ chân, đầu gối và khớp háng trở nên linh hoạt hơn.
Máy tập đi bộ phục hồi chức năng có cấu tạo tương tự với máy đi bộ gia đình. Về mặt cấu tạo đều gồm có bộ khung bằng kim loại, bàn chạy bằng gỗ, thảm chạy cao su, motor sử dụng năng lượng điện để chuyển động băng tải. Trên máy được trang bị bảng điều khiển và màn hình để lựa chọn và hiển thị các thông số, bài tập.
Điểm khác biệt nằm ở chỗ nó được thiết kế 2 thanh song song ở 2 bên thành máy để người tập có thể bám vào. Những người còn yếu có thể sử dụng đai và cố định đai với 2 thanh này.
Xe đạp tập thể dục
Xe đạp thể dục có nhiều biến thể khác nhau. Cơ bản nhìn giống với xe đạp thông thường nhưng cố định để tập tại chỗ. Sản phẩm dành cho những người yếu được thiết kế tựa lưng và phần càng ở 2 bên để ngồi chắc chắn hơn. Một số xe đạp chỉ tập cho chân, số khác có thể tập liên hoàn tay chân.
Trên xe đạp cũng được trang bị cảm biến và đồng hồ giúp hiển thị các thông số như quãng đường, tốc độ, thời gia, lượng calo tiêu thụ.
Thiết bị tập đạp chân
Đây là dụng cụ có kích thước nhỏ gọn, có thể dễ dàng mang theo. Nó cung cấp bài tập đạp chân, rất tốt cho cơ bắp chân, đầu gối… Khi sử dụng người dùng chỉ cần ngồi trên ghế, mép người, để thiết bị ở dưới chân, đặt chân vào bàn đạp và thực hiện đạp tiến tới trước hoặc lùi về sau.
Trên thiết bị tập đạp chân còn được trang bị núm điều chỉnh kháng lực, có tác dụng tăng hoặc giảm độ nặng của bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của người dùng.
Thiết bị tập phục hồi chức năng 3 trong 1
Thiết bị tập phục hồi chức năng 3 trong 1 gồm có 2 phần chính. Phần ghế ngồi với đệm mông, đệm lưng, đệm tay để người dùng ngồi êm ái hơn. Phần khung tập ở đằng trước. Chiều cao của khung tập và khoảng cách giữa nó và ghế ngồi có thể điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của người dùng.
Thiết bị này cung cấp 3 bài tập gồm: Đạp chân, quay tay, kéo giãn tay với ròng rọc. Ở phần đạp chân và quay tay được trang bị núm điều chỉnh kháng lực để đáp ứng nhu cầu tập của người dùng ở các giai đoạn phục hồi khác nhau.
Một phiên bản khác là thiết bị tập phục hồi chức năng 4 trong 1, ngoài các chức năng cơ bản kể trên còn có bộ phận hỗ trợ kéo giãn đốt sống cổ, phù hợp với những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở mức độ nhẹ, giúp tăng khoang gian đốt sống, từ đó đĩa đệm thuân lợi trở về với vị trí tự nhiên ban đầu.
Giường kéo giãn
Giường kéo giãn không hỗ trợ các bài tập chủ động mà người nằm ngồi trên thiết bị, thắt đai và tham gia vào các chuyển động thụ động. Thiết bị này gồm có loại 2 khúc – chỉ kéo giãn cột sống lưng, và 3 khúc – kéo giãn cả lưng và cổ. Có loại kéo giãn bằng cơ, sử dụng tạ để tạo trọng lượng; và có lại kéo giãn bằng điện, sử dụng năng lượng điện để làm pit – tông hoạt động và thu ngắn hoặc kéo dài, từ đó di chuyển các tấm đệm, giúp làm giãn cột sống.
Một số lưu ý khi sử dụng thiết bị tập thể dục cho người phục hồi chức năng
Quá trình phục hồi chứ năng thường được các bác sĩ xây dựng tùy theo từng đối tượng dựa trên tình trạng sức khỏe, tiến độ hồi phục. Ở mỗi giai đoạn sẽ có các bài tập khác nhau cũng như sử dụng thiết bị phù hợp. Do đó, các bạn cần tuân theo chỉ dẫn của chuyên gia trị liệu để hồi phục tốt, hạn chế các rủi ro, chấn thương.
Đối với các bệnh nhân còn yếu thì nên có người nhà ở bên để giúp sử dụng các loại đai cũng như kịp thời hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết.
Nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng theo đúng chỉ dẫn. Không nên vì nóng ruột mà tập nặng, kéo dài thời gian… khiến cho cơ thể không những phục hồi mà còn tổn thương.
Sau giai đoạn phục hồi tích cực thì bạn sẽ tập tại nhà theo hướng dẫn. Định kỳ nên đi khám để xác định mức độ phục hồi cũng như được chuyên gia hướng dẫn các bài tập mới, phù hợp với giai đoạn.
Trên đây là một số chia sẻ từ Thể thao Đại Việt về Thiết bị thể dục cho người phục hồi chức năng. Các bạn hãy tham khảo để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, nhanh chóng trở lại với công việc và sinh hoạt hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống nhé!