Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh, vị trí ở sau ốc tai hai bên. Nó có vai trò giúp cân bằng cơ thể, tạo sự thăng bằng trong các tư thế, hoạt động, cũng như phối hợp cử động mắt tay, chân, thân mình.
Rối loạn tiền đình theo các bác sĩ, là tình trạng quá trình truyền dẫn cũng như tiếp nhận thông tin của bộ phận này bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8, trường hợp khác là động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương tại khu vực tai vào trong nào. Hậu quả là người bệnh mất khả năng giữ thăng bằng, hoa mắt, chống mặt, ù tai, buồn nôn… Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, lặp lại khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như khả năng vận động.
Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Luyện tập phục hồi chức năng rối loạn tiền đình hiệu quả. Qua đó cùng hiểu hơn về tình trạng này cũng như cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé.
Phân loại rối loạn tiền đình
Có 2 loại chính là:
- Rối loạn có nguồn gốc ngoại biên: Do tổn thương hệ tiền đình ở vùng tai trong. Các triệu chứng thường rõ ràng, bệnh nhân bị chóng mặt, mất thăng bằng nhưng không bị nguy hiểm tới tính mạng. Đa số các ca bệnh thuộc nhóm này.
- Rối loạn có nguồn gốc trung ương: Do các tổn thương nhân tiền đình tại thân não, tiểu não. Nhóm này ít gặp hơn, các triệu chứng không rõ ràng, nhưng lại nguy hiểm và khó chữa hơn so với nhóm có nguồn gốc ngoại biên.
Áp dụng các bài tập hồi phục chức năng tiền đình có hiệu quả không?
Triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiền đình chính là tình trạng chóng mặt kèm theo buồn nôn, mệt mỏi. Các triệu chứng này khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh đi xuống. Những người ít vận động là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình. Nguyên nhân chủ yếu là do sức mạnh cũng như tính linh hoạt của cơ bắp bị suy giảm, gây cứng khớp, đồng thời giảm sức chịu đựng của cơ thể.
Do đó, áp dụng các bài tập tại nhà là một biện pháp điều trị rối loạn tiền đình không sử dụng thuốc, an toàn và hiệu quả. Một số lợi ích của việc thực hiện các bài tập trị liệu gồm:
- Giúp người bệnh có thể lực tốt, giảm căng thẳng và nhiều triệu chứng củ bệnh.
- Phục hồi hoặc bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình, gia tăng sự thích nghi với các thay đổi tư thế, tăng khả năng giữ thăng bằng khi đi, đứng, di chuyển.
- Hỗ trợ người bệnh rèn luyện sự dẻo dai, điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, tăng cường lượng tuần hoàn máu.
- Gia tăng khả năng hoạt động của não bộ, tăng cường lưu lượng tuàn hoàn não, cải tiện trí nhớ, giảm căng thẳng.
- Vận động kết hợp hít thở đúng cách làm tăng thông khí phổi, giảm lượng không khí cặn, cải thiện tuần hoàn phổi.
- Giúp các khớp hoạt động dẻo dai, linh hoạt hơn theo thời gian.
Các bài tập trị rối loạn tiền đình
Các bài tập trị rối loạn tiền đình được chia thành nhiều nhóm. Gồm: Nhóm các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng, nhóm các bài tập thể dục toàn thân, và nhóm bài tập yoga.
Bài tập phục hồi chức năng
Bài tập phục hồi chức năng tiền đình gồm:
Bài nhìn đuổi theo
- Để thực hiện bài tập này, người bệnh ngồi trong tư thể thoải mái, mỗi bên tay cầm 1 đồ vật nhỏ.
- Giữ yên đầu sau đó đưa mạnh nhìn nhanh qua lại giữa 2 vật.
- Bạn có thể di chuyển mắt theo chiều ngang, chiều dọc và theo đường chéo, mỗi loại khoảng 15 lần. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Lưu ý, khi tập cần đưa mắt nhanh và di chuyển ánh mắt liên tục.
Bài tập nhìn theo mục tiêu
- Người tập tìm một chõ thoải mái để quan sát 3 món đồ ở ngang tầm mắt mình. Hãy chọn mục tiêu để 1 món nằm bên trái, 1 bên phải của mình, món còn lại nằm ở vị trí chính giữa.
- Di chuyển mắt để có thể nhìn về mục tiêu bên trái, tiếp đến mục tiêu ở giữa, và cuối cùng là bên phải.
- Thực hiện 10 – 15 lần, xoay đầu mà không dừng lại.
- Tiếp tục thực hiện 10 – 15 lần nhưng dừng một khoảng thời gian ngắn ở mỗi mục tiêu.
- Áp dụng bài tập 2 – 3 lần mỗi ngày.
Bài tập xoay đầu vòng tròn
- Người tập tìm một chỗ có thể ngồi thoải mái.
- Thực hiện xoay đầu theo vòng tròn trong khi mở mắt. Lưu ý là các bạn chỉ xoay theo 1 hướng.
- Tiếp tục xoay đầu theo vòng tròn trong khi nhắm mắt.
- Thực hành bài tập 2 – 3 lần mỗi ngày, theo cả 2 hướng.
Bài tập một vật khi xoay đầu
- Người tập tìm 1 chỗ ngồi thoải mái. Đưa ngón trỏ ra trước mũi, cách 1 đoạn khoảng 25 cm.
- Giữ mắt nhìn vào ngón tay trong khi đầu xoay về 2 bên. Dần tăng tốc độ xoay đầu nhưng vẫn nhìn thấy được ngón trỏ.
- Thực hiện 10 – 15 lượt, ngày 2 lần.
Bài tập bước đi xoay đầu
- Người tập bắt đầu bằng việc bước đi với tốc độ bình thường.
- Sau 3 bước thì tiến hành xoay đầu và nhìn sang phải, trong khi vẫn tiếp tục bước về phía trước.
- Sau 3 bước, tiến hành xoay đầu của bạn sang bên phải trong khi vẫn tiếp tục bước về trước.
- Sau 3 bước thì các bạn loại xoay đầu sang trái trong khi vẫn bước về trước.
- Lặp lại 15 – 20 lượt, ngày 2 – 3 lần.
Bài tập yoga trị rối loạn tiền đình
Các bài tập yoga ngoài việc giúp cho cơ thể trở nên khỏe khoắn và dẻo dai hơn thì còn có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Dưới đây là một số bài tập mà các bạn có thể thực hiện.
Tư thế trái núi
- Người tập ở tư thế đứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai, thực hiện hít thở sau và hóp phần bụng dưới lại.
- Tiếp đó nâng cao lồng ngực, vươn dài các đốt sống lên cao. 2 tay vươn lên qua đầu và kẹp sát mang tai.
- Chắp 2 bàn tay lại, khuỷu tay thả lỏng.
- Giữ nguyên tư thế trong 1 – 3 phút, hít thở đều.
Tập gập người về phía trước
- Người tập ở tư thế đứng thẳng, 2 chân dạng rộng bằng vai, 2 tay thả lỏng dọc theo thân người.
- Hít vào và phình bụng, nâng 2 tay qua đầu và kéo duỗi đốt sống lên cao.
- Thở ra và hóp bụng lại, vươn dài cơ thể và gập người về trước. Cúi xuống và để 2 tay chạm sàn hoặc ôm lấy cổ chân.
- Thả lỏng đỉnh đầu, cổ, vai, gáy.
- Giữ nguyên tư thế trong 1 – 3 phú, hít thỏa sâu.
Tư thế cây cầu
- Người tập nằm ở trên sàn hoặc thảm tập.
- Đầu gối gập cong, lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt. Ngón chân quay vào hướng trước mặt, cánh tay đặt dọc theo thân với lòng bàn tay úp xuống.
- Hít vào nhẹ nhàng và thực hiện đẩy phần hông lên cao. Thân trước dần căng theo nhịp thở. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 – 10 phút.
Các bài tập thể dục trị rối loạn tiền đình
Ngoài các bài tập phục hồi chức năng và yoga thì các bạn cũng nên kết hợp với các bài tập toàn thân giúp gia tăng sức khỏe, lưu thông máu, dẻo dai hơn. Điều này rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình.
Một số bài tập rất tốt là đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền…
Một số lưu ý khi thực hiện các bài tập trị rối loạn tiền đình
- Để có hiệu quả cao trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình cũng như phòng ngừa tái phát thì các bạn cần kiên trì, chăm chỉ tập luyện thường xuyên. Thực hiện các động tác một cách chậm rãi, cẩn thận và chính xác.
- Thời gian để tập chuỗi động tác nêu trên thường được thực hiện trong khoảng 30 phút. Bạn cũng không nên bỏ qua khâu khởi động trước khi tập cũng như thư giãn cơ sau khi thực hiện. Dưới 30 phút sẽ kém hiệu quả, còn kéo dài quá có thể gây mệt mỏi.
- Không nên ăn trước khi tập 2 tiếng.
- Người bệnh tim, xương khớp vẫn có thể tập các bài trị rối loạn tiền đình nhưng cần được chuyên gia trị liệu chỉ dẫn phù hợp.
- Nếu tập yoga thì nên trang bị thảm, không nên tập trên sàn gạch hay nền đất.
- Nên bắt đầu nhẹ nhàng và tăng dần cường độ để cơ thể thích nghi.
Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ một số bài tập phục hồi chức năng tiền đình. Các bạn hãy áp dụng để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, và đừng quên định kỳ thăm khám và kết hợp dùng thuốc theo chỉ định (nếu cần) để tăng hiệu quả điều trị. Nếu còn câu hỏi nào khác, hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng, máy tập thể dục… Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp thiết bị chính hãng nhé!
Xem thêm: dụng cụ vật lý trị liệu, giàn tạ