Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Những bệnh phổ biến cần thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng

28/03/2024 09:52

Phục hồi chức năng gồm các biện pháp giúp phục hồi lại những chức năng bị suy giảm hoặc mất do chấn thương, tai nạn đột quỵ, bại não… gây nên. Quá trình này này cùng với Phòng ngừa và Trị bệnh tạo thành nền tảng của y học hiện đại, mang lại hiệu quả tối ưu, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe tốt, có được hệ thống xương khớp chắc khỏe.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về Những bệnh phổ biến cần thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

Phục hồi chức năng là gì ?

phuc-hoi-chuc-nang-la-gi

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành của y học, nghiên cứu và ứng dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp bệnh lý được thuyên giảm, phục hồi lại chức năng của các cơ quan sau khi điều trị.

Thông thường, khi bị bệnh hoặc dính chấn thương, nhiều người trong chúng ta thường nghĩ tới các biện pháp giúp điều trị nhanh khỏi và tránh được các nguy hiểm. Nhưng không nhiều người nghĩ tới việc duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, làm thế nào để hội nhập lại với cuộc sống, sống có ích và có thể tham gia vào nhiều hoạt động xã hội.

Do đó, phục hồi chức năng là biện pháp giúp cải thiện và phục hồi lại các cơ quan, bộ phận gặp vấn đề, mang lại khả năng vận động hiệu quả, giảm thiểu tỉnh trạng tái phát sau khi đã được điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh tình trạng liệt, tàn phế.

phuc-hoi-chuc-nang-la-gi-2

Trái với suy nghĩ của nhiều người, phục hồi chức năng không chỉ bao gồm có các bài tập, hay chỉ giới hạn trong phục hồi các chi. Các chuyên gia có thể áp dụng nhiều hình thức trị liệu khác nhau, kết hợp nhiều biện pháp, từ y học cho tới xã hội học, tâm lý học, kinh tế, giáo dục, hướng nghiệp, ngôn ngữ, giao tiếp… để phục hồi lại chức năng vận động, nói năng, lao động… giúp người bệnh có sức khỏe tốt, sống vui vẻ và có ích cho xã hội.

Mục đích của phục hồi chức năng

Theo các bác sĩ: Phục hồi chức năng cần phải đi đôi với Phòng ngừa và Trị bệnh. Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp tác động khác nhau như: Vật lý trị liệu, dùng dụng cụ hỗ trợ, tạo tâm lý tích cực cho bệnh nhân, cải thiện môi trường sống cũng như sinh hoạt, chọn công việc phù hợp.

muc-dich-phuc-hoi-chuc-nang

Mục đích của phục hồi chức năng là:

- Hỗ trợ tốt cho người bệnh phục hồi lại chức năng của các bộ phận, cơ quan vốn bị tổn thương trong và sau khi trải qua quá trình điều trị, phẫu thuật.

- Giúp cho người bệnh thích nghi tốt hơn với môi trường sống, có khả năng tự lập không nhờ vào sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội.

- Ngăn ngừa, phòng chống tình trạng tái phát bệnh sau khi điều trị, duy trì sức khỏe về lâu dài, ổn định, sống vui vẻ và khỏe mạnh với gia đình, người xung quanh.

- Tác động tích cực vào suy nghĩ bệnh nhân, giúp họ có được cách nhìn nhận xã hội tốt hơn, duy trì sự thoải mái và dễ chịu, loại bỏ các dấu hiệu căng thẳng cũng như stress trong cuộc sống, công việc.

Các bệnh cần phục hồi chức năng

cac-benh-can-phuc-hoi-chuc-nang

Phục hồi chức năng thường áp dụng cho những người gặp vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống, mắc bệnh lý cơ – xương – khớp, người khuyết tật… Cụ thể:

- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ và vừa, sai khớp, trật khớp, đau nhức vùng lưng, cong vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp… thường được chỉ định dùng các máy kéo giãn có tác dụng giảm áp cột sống (ví dụ: Thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1, giường kéo giãn cột sống bằng cơ, giường kéo giãn bằng điện…) để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng.

- Người bệnh viêm khớp, đau khớp, căng cơ, mắc hội chứng ống cổ tay… sau khi chơi thể thao, lao động nặng, gặp chấn thương… có thể chiếu tia laser để điều trị. Ngoài ra còn có một số biện pháp vật lý giúp giảm đau khác là sử dụng tia hồng ngoại xa, điện xung, sóng xung kích… sẽ được áp dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể.

- Người bị thoái hóa khớp, đau nhức hệ thống xương khớp do tuổi già hoặc gặp phải chấn thương… có có thể áp dụng một số biện pháp có tác dụng giảm đau để hỗ trợ điều trị và phục hồi lại chức năng xương khớp.

cac-benh-can-phuc-hoi-chuc-nang-2

- Trẻ em bị các chứng chậm nói, nói ngọng, tự kỷ, chậm phát triển về trí não, chứng bàn chân bẹt… cũng cần áp dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

- Bệnh nhân cũng cần thực hiện một số biện pháp giúp phục hồi lại chức năng sau các ca phẫu thuật chấn thương so não, thay dây chằng đầu gối, thay khớp, thần kinh cột sống…

- Những người có tâm lý rối loạn, bị stress do làm việc quá sức, trầm cảm, tự kỷ… cần được phục hồi để tinh thần thoải mái, thư giãn hơn.

- Những trường hợp bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thường bị đau nửa đầu về đêm, mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp… có thể áp dụng biện pháp quang trị liệu.

Các hình thức phục hồi chức năng

Có 3 hình thức chủ yếu được áp dụng để giúp phục hồi lại các chức năng, đó là: Thực hiện tại phòng khám, tại gia đình và trong cộng đồng. Mỗi phương pháp thường có các biện pháp tiến hành khác nhau, việc kết hợp nhiều phương thức thường sẽ cho hiệu quả tối ưu.

cac-hinh-thuc-phuc-hoi-chuc-nang

Dưới đây là một số hình thức trị liệu thường được sử dụng để giúp người bệnh phục hồi chức năng:

- Vật lý trị liệu: Mục đích của nó là giúp cho các cơ quan, bộ phận bị tổn thương có thể nhanh chóng phục hồi. Sử dụng các kỹ thuật có tác dụng giảm đau, chống sưng, kích thích khả năng tự phục hồi dựa trên quá trình sinh hóa của cơ thể.

+ Sử dụng nhiệt (nóng hoặc lạnh): Với nhiệt nóng, người bệnh được làm giãn mạch tại một hoặc nhiều vị trí, giúp giảm đau, giảm viêm, nhanh chóng phục hồi chấn thương. Nhiệt lạnh có tác dụng co mạch, giảm khả năng dẫn truyền thần kinh cũng như sự chuyển hóa của thần kinh.

+ Thủy trị liệu: Sử dụng nước để tác động lên cơ thể với mục đích làm lành các tổn thương dựa vào đặc tính riêng. Hầu hết chúng ta không biết rằng nước là một chất dẫn rất tốt đối với các mô cơ thể.

+ Ánh sáng: Đèn hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng mắt trời… để trị bệnh. Nguyên lý chung là dựa vào các bức xạ tồn tại trong ánh sáng. Chúng giúp loại bỏ vi khuẩn, kích thích sự sản sinh cũng như phát triển của các tế bào.

+ Điện trị liệu: Sử dụng kích thích điện, giúp cơ co lại, rèn luyện khả năng vận động của khớp. Nó cũng giúp giải phóng các chất dẫn truyền dây thần kinh, như: serotonin, endorphin,...

cac-hinh-thuc-phuc-hoi-chuc-nang-2

- Vận động trị liệu: Bác sĩ giúp bệnh nhân thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc sử dụng máy, giúp phục hồi xương khớp, tránh nguy cơ bị teo cơ, bại liệt.

- Tâm lý trị liệu: Giúp người bệnh loại bỏ các su nghĩ tiêu cực, lấy lại sự thoải mái, thư giãn, đầu óc tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Việc làm này giúp qui trình phục hồi chức năng có tỷ lệ thành công lớn hơn.

- Hoạt động trị liệu: Giúp người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân, tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao tốt cho sức khỏe, ngăng ngừa bệnh tái phát.

- Ngôn ngữ trị liệu: Giúp trẻ em, người bị tai biến nó năng rõ rằng, rành mạch, sử dụng thủ ngử, dạy chữ nổi cho trẻ bị khiếm thị… nhằm phục hồi khả năng giao tiếp đã mất.

Khi nào cần sử dụng các thiết bị phục hồi chức năng?

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-kz401

Những người bị chấn thương, tổn thương, tai nạn, bệnh tật dẫn tới suy giảm về thể chất. Các hoạt động thông thường bị hạn chế hoặc mất chức năng cần cân nhắc tới bệnh viện gặp bác sĩ trị liệu.

Thiết bị phục hồi chức năng phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân, mọi lứa tuổi. Người bệnh có thể tập luyện với các dụng cụ này mỗi ngày để tăng cường thể lực, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phương pháp PHCN chính là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp cơ thể phục hồi mà không cần phải can thiệp xâm lấn, hạn chế tối đa các rủi ro liên quan.

Dưới đây là một số trường hợp cần kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng:

- Người bị đau thắt lưng, đau cổ.

- Viêm một hoặc nhiều khớp trên cơ thể.

- Có vấn đề liên quan tới khả năng vận động, cân bằng.

- Mất khả năng kiểm soát bàng quang, ruột.

- Cần hỗ trợ phục hồi chức năng hệ thống tim mạch.

- Cần hỗ trợ điều hòa, ngăn ngừa các tổn thương phát sinh trước và sau khi phẫu thuật.

- Đối tượng muốn cải thiện các vấn đề về bàn chân, mắt cá chân, đầu gối.

- Người cần tăng cường sức khỏe trước và sau sinh.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Những bệnh phổ biến cần thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng, máy tập thể dục… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cũng như cung cấp thiết bị cao cấp, chính hãng nhé !

Xem thêm:  máy tập phục hồi chức năng tay chân dụng cụ tập thể dục tại công viên

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...