Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phương pháp phục hồi chức năng bàng quang hiệu quả

06/03/2023 09:03

Tin liên quan

Suy giảm chức năng thận - Phương pháp Phục hồi chức năng

Khi nào cần thực hiện điều trị vật lý trị liệu?

Bàng quang là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ kiểm soát tiểu không tự chủ, giảm rò rỉ nước tiểu ra ngoài cũng như tần suất buồn tiểu.

Vì một số lý do nhất định mà bàng quang có thể bị tổn thương khiến ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức về Phục hồi chức năng bàng quang.

Khi nào cần tiến hành phục hồi chức năng bàng quang?

Phục hồi chức năng của bàng quang là một trong các hình thức trị liệu quan trọng trong quá trình điều trị chứng đi tiểu không tự chủ. Mục đích của nó nhằm tăng lượng chất lỏng bàng quang có thể chứa, làm giảm nhu cầu làm rỗng của bàng quang, từ đó giảm đi tần suất tiểu tiện, từ đó tạo ra sự thoải mái cho người bệnh. Nó cũng có thể làm giảm tình trạng tiểu són cũng như cảm giác buồn đi tiểu gấp.

phuc-hoi-chuc-nang-bang-quang

Một số trường hợp cần tiến hành trị liệu gồm:

- Chứng bàng quang tăng hoạt.

- Tiểu không tự chủ.

- Mất kiểm soát đường tiểu.

- Đột ngột buồn tiểu không thể trì hoãn.

- Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.

- Đi tiểu đêm, trẻ có thể bị tiểu dầm vào ban đêm.

Khi gặp phải các triệu chứng như trên các bạn nên đến bệnh viện khám để tiến hành phục hồi chức năng bàng quang.

Quy trình phục hồi chức năng bàng quang

Thay đổi lối sống, hành vi

Các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thay đổi một số hành vi giúp cải thiện tình trạng của bàng quang. Cụ thể:

thay-doi-loi-song-hanh-vi-ve-sinh

- Đi vệ sinh đúng giờ: Việc đi tiểu nên đúng giờ theo lịch trình vào những thời điểm cụ thể, nhất là buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy. Việc luyện tập cho bàng quang đòi hỏi phải theo một khung thời gian cố định. Hãy cố gắng để làm rỗng bàng quang cho dù bạn có cảm giác muốn đi tiểu hay không. Chỉ cần tuân theo lịch trình vào ban ngày, còn vào ban đêm thì các bạn chỉ cần đi vệ sinh vào thời điểm thức giấc và cảm thấy cần thiết.

- Tập luyện cho bàng quang: Nếu như các bạn cảm thấy muốn đi tiểu trước thời gian quy định của lịch trình đã đặt ra thì có thể thử các kỹ thuật kìm hãm, cố gắng đánh lạc hướng bản thân bằng cách đếm ngược từ 100 về 1, hoặc tập trung thư giãn tất cả các cơ, ngồi xuống thực hiện hít thở sâu cho đến khi hết buồn tiểu. Sau khi cảm giác mót qua đi hãy tiếp tục tuân thủ theo lịch trình.

- Trong quá trình phục hồi chức năng của bằng quang các bạn nên tăng dần thời gian giữa mỗi lần tiểu tiện. Ban đầu có thể là 15 - 30 phút, tiếp đó kéo dài dần ra cho tới khi giữ được 3 - 4h mà không cần đi vệ sinh.

thay-doi-loi-song-hanh-vi-ve-sinh-2

- Thả lỏng sau khi đi tiểu: Ngay sau khi đi tiểu các bạn hãy cúi người về phía đằng trước và thực hiện lắc lư nhẹ nhàng qua lại, đồng thời cố giữ cho cơ sàn chậu được thư giãn hơn. Điều này có thể giúp làm cho rỗng bàng quang.

- Nạp đủ chất lỏng: Cố gắng để cung cấp đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày, đồng thời hạn chế dung nạp các chất kích thích như caffeine và rượu.

- Biện pháp khác: Duy trì thói quen đi đại tiện thường xuyên hoặc theo lịch trình, tránh để cơ thể bị táo bón.

Bài tập Kegel cho cơ sàn chậu

Các bài tập Kegel cho cơ sàn chậu chính là một phần quan trọng không thể thiếu giúp cho các bạn cải thiện các vấn đề tại bàng quang. Nếu như các bạn cảm thấy buồn tiểu ở trước khoảng thời gian trong lịch trình đi vệ sinh thì các bài tập phục hồi chức năng bàng quang cũng rất hữu ích. Các bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trị liệu để tập Kegel cho cơ sàn chậu thật chính xác.

bai-tap-kegel

Quá trình này được tiến hành như sau:

- Xác định các cơ sàn chậu một cách chính xác bằng cách tưởng tượng các bạn đang đi tiểu ở giữa dòng thì nhịn lại. Cơ giúp thực hiện điều này chính là cơ sàn chậu.

- Giữ cho bụng, hông, và mông được thư giãn. Có gắng ép và giữ cho các cơ này trong khoảng thời gian 5 giây, đồng thời tiếp tục thở ra, sau đó thả lỏng trong 5 giây.

- Lặp lại động tác này 10 lần, thực hiện 3 hiệp mỗi ngày.

Vật lý trị liệu

Đây chính là hình thức trị liệu chuyên biệt giúp phối hợp cơ sàn chậu cũng như thói quen hoạt động của bàng quang, cải thiện triệu chứng tiểu gấp, giảm tiểu són cũng như tần suất đi tiểu. Vật lý trị liệu tại vùng chậu cũng có thể hữu ích đối với những người bị đau ở vùng chậu, táo bón, khó làm rỗng bàng quang.

Dùng thuốc

dung-thuoc-phuc-hoi-bang-quang

Các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trong quá trình phục hồi chức năng của bàng quang. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm co thắt khiến cho bạn bị muốn đi tiểu, giảm tần suất tiểu tiện, cải thiện tình trạng mất kiểm soát của bàng quang, tăng lưu trữ hoặc làm trống bàng quang.

Kích thích dây thần kinh qua da

Nếu những biện pháp kể trên không hiệu quả trong phục hồi chức năng thì kích thích dây thần kinh qua da có thể hiệu quả. Các bác sĩ sẽ sử dụng 1 điện cực nhỏ gắn tạm thời vào mắt cá, kết nối với máy kích thích. Máy sẽ gửi các xung động qua dây thần kinh truyền tới dây thần kinh trung ương - chính là nơi kích thích bàng quang. Do đó, các tín hiệu thần kinh đến cũng như đi từ bàng quan sẽ được làm chậm, giảm đi tình trạng không kiểm soát.

Phẫu thuật

phau-thuat-phuc-hoi-bang-quang

Trong một số trường hợp nghiêm trọng các bác sĩ có thể thực hiện việc tiêm botox giúp làm giãn cơ bàng quang. Phẫu thuật giúp cấy máy có khả năng điều hòa thần kinh vào mông hoặc mổ treo cổ bàng quang, cơ thắt niệu đạo nhân tạo.

Quá trình phục hồi chức năng cho bàng quang có thể mất từ 6 - 12 tuần hoặc lâu hơn. Thời gian đầu các bạn có thể thấy khó khăn hơn để giúp kiểm soát cảm giác buồn tiểu, đừng nên nản lòng, hãy tuân thủ theo lịch trình và kiên trì tập các thói quen sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi tích cực cùng thời gian.

Vị trí, cấu tạo, và chức năng của bàng quang

Vị trí của Bàng quang

Vị trí của bàng quang nằm ở bên dưới phúc mạc, ngay đằng sau khớp mu. Khi rỗng thì cơ quan này nằm hoàn toàn ở trong phần trước của vùng chậu, ở đằng sau là trực tràng cùng tạng sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu thì bàng quang căng lên thành dạng hình cầu, vượt lên trên khớp mu và ở trong ổ bụng.

vi-tri-bang-quang

Bàng quang có hình tứ diện, với 4 mặt:

- Mặt trên là phúc mạc che phủ, khi bàng quang rỗng thì mặt trên sẽ bị lõm, còn khi bàng quang đầy thì ở mặt trên sẽ lồi ra.

- Hai mặt dưới bên nằm ở trên hoành chậu.

- Mặt sau bên dưới được gọi là đáy bàng quang, có dạng phẳng, đôi khi lại lồi ra.

Bàng quang của trẻ em phần lớn nằm ở bên trong ổ bụng, có hình dáng tương tự như quả lê, ở phần cuối là ống niệu rốn. Khi trẻ lớn lên bàng quang sẽ từ từ tụt xuống vùng chậu, ống niệu rốn thu nhỏ dần rồi bít hẳn lại.

Cấu tạo bàng quang

Về cấu tạo bằng quang bao gồm 4 lớp được sắp xếp từ trong ra ngoài gồm:

cau-tao-bang-quang

- Lớp niêm mạc: Hạ niêm mạc còn được gọi là lớp dưới của niêm mạc, khá lỏng lẻo, có thể khiến cho lớp cơ cùng hạ niêm mạc trượt lên nhau.

- Lớp cơ: Gồm có 3 lớp là cơ vòng ở trong, cơ dọc ở bên ngoài, và ở giữa chính là lớp cơ chéo.

- Lớp thanh mạc: Lòng bàng quang được 1 lớp niêm mạc bao phủ. Bàng quang nối thông tới bể thận thông qua 2 niệu quản. 2 lỗ này kết hợp với bàng quang tạo thành một hình tam giác được gọi là tam giác bàng quang.

Ở người trưởng thành bàng quang có thể chứa được 300 - 500 ml nước tiểu. Một số trường hợp bệnh lý có thể khiến cho dung tích bàng quang thay đổi tăng lên cả lít hoặc giảm xuống còn vài chục ml.

Chức năng bàng quang

Chức năng của bàng quang chính là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra, đào thải ra ngoài thông qua niệu đạo. Bàng quang dự trữ nước tiểu cho cơ thể, khi cả 3 lớp của cơ quan này cùng hoạt động thì nước tiểu sẽ từ từ được tống xuất ra ngoài theo từng đợt.

chuc-nang-bang-quang

Lớp cơ trơn nhận sự chi phối của thần kinh phó giao cảm từ tủy, làm nhiệm vụ đào thải nước tiểu.

Cơ vòng trong tại cổ bàng quang và lỗ niệu đạo trong sẽ nhận sự chi phối thần kinh giao cảm, làm nhiệm vụ kiểm soát quá trình tiểu tiện. Ở nam giới, cơ vòng trong làm nhiệm vụ ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược ra bên ngoài.

Cơ vân có thể điều khiển theo ý muốn của chúng ta.

Chức năng đi tiểu của bằng quang được kiểm soát cũng như điều khiển bởi cơ chế thần kinh phức tạp. Khi bàng quang căng đầy nước tiểu, các dây thần kinh gửi tín hiệu về não thông qua một loạt các dây liên lạc của tùy. Khi có được tín hiệu não sẽ gửi tín hiệu phản hồi tới bàng quang khiến cho thành của cơ quan này co lại, van ở gần đầu niệu đạo thả lỏng, dần dần mở ra để nước tiểu chảy xuống và thoát ra bên ngoài cơ thể.

Tags: máy tập phục hồi chức năng

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...