Tập luyện thể dục thể thao là hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích, giúp nâng cao sức khỏe, làm đẹp, hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi vận động thể chất chính là hiện tượng căng mỏi cơ sau khi tập. Việc áp dụng các bài tập giãn cơ cũng như massage cơ thể là cần thiết giúp giải quyết tình trạng đau nhức.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Tác dụng khi sử dụng máy rung massage sau tập luyện nhé.
Hiểu về DOMS - Đau cơ khởi phát chậm sau tập luyện
DOMS là cụm từ viết tắt của “Đau cơ khởi phát chậm” trong tiếng Anh. Nó còn được gọi nôm na là “sốt cơ” - cảm giác đau nhức tại các cơ sau khi tập thể dục với cường độ cao. Nó cũng được coi là tình trạng tổn thương cơ, viêm cơ tạm thời. Cơn đau nhức khởi phát sau khi chúng ta tập thể dục, và có thể đạt đỉnh điểm sau đó 48 giờ.
Trên thực tế, DOMS có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai, không phải chỉ những người mới bắt tay vào tập luyện, tập không đúng phương pháp, mà bao gồm cả những người đã tập nhiều năm cũng như các vận động viên chuyên nghiệp.
Đau nhức cơ sau khi vận động thể chất là hoàn toàn bình thương. Nó thường xảy ra khi bạn mới bắt tay vào tập luyện, hoặc chuyển sang bài tập mới có cường độ lớn hơn, nâng tạ nặng hơn… Cơn đau sẽ giảm dần khi cơ bắp quen với vận động.
Để giảm đau cơ thì trước khi vận động chúng ta cần khởi động kỹ để làm nóng và giúp cơ thể, cơ bắp quen dần. Trong quá trình tập thì nên nâng dần độ khó một cách từ từ. Tất nhiên, ai cũng muốn sớm có được thể hình như ý cùng sức khỏe tốt, nhưng sẽ là phản tác dụng nếu chúng ta ngay lập tức bắt đầu với những bài tập nặng, điều này thậm chí có thể khiến gia tăng nguy cơ gặp chấn thương. Cuối cùng, sau kết thúc buổi tập bạn cũng cần thực hiện một số động tác giãn cơ, sử dụng phương pháp massage để giảm đau nhức cơ.
Tác dụng của massage sau khi thể dục thể thao
Đối với các vận động viên chuyên nghiệp thì ngâm mình trong nước lạnh và áp dụng sport massage – massage thể thao là những cách tuyệt vời nhất để giảm đau và giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
Những lợi ích mà massage mang lại bao gồm:
- Tăng cường hiệu quả hoạt động, nhanh chóng phục hồi cơ thể: Massage giúp giãn mạch để tuần hoàn máu tốt hơn. Máu mang theo oxy và dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có các cơ, giúp tăng cường hiệu quả tập luyện, đồng thời giảm đau, nhanh chóng phục hồi. Các động tác massage cũng giúp giải tỏa sự tích tụ của axit lăctic – chất làm mỏi cơ, ngăn ngừa chuột rút.
- Tốt cho xương khớp: Không chỉ tác động trên bề mặt da hay tới các bó cơ mà massage còn có thể tác động sâu vào bên trong xương khớp, giúp các khớp linh hoạt, dây chằng dẻo dai hơn. Đặc biệt là kỹ thuật rung – một trong những động tác có tác động sâu hơn vào bên trong.
- Cải thiện tâm trạng: Đôi khi tâm trạng không thoải mái, tâm lý ngại đau khiến chúng ta bỏ dở hoặc trì trệ trong việc tập luyện. Massage không chỉ tốt cho cơ mà còn kích thích cơ thể sinh ra endorphin – một hóc môn tích cực có tác dụng thư giãn, làm hưng phấn tinh thần.
Máy rung massage và lợi ích khi sử dụng
Máy rung masage là thiết bị hỗ trợ tập luyện thường được trang bị cho phòng gym cũng như hộ gia đình. Sản phẩm sử dụng các mô - tơ rung để tạo ra các rung chấn tuần hoàn đi sâu vào bên trong cơ thể. Hiệu ứng rung này có thể gặp trên rất nhiều thiết bị khác nhau: Từ máy massage cầm tay, máy massage chân, máy massage lưng, trên ghế massage toàn thân, đầu rung trên máy chạy bộ… Tất nhiên, máy rung sẽ cho phép cung cấp nhiều chế độ khác nhau, từ nhẹ - trung bình – mạnh và có thể chăm sóc cho nhiều vị trí.
Máy rung có 2 loại chính là máy rung đứng và máy rung đai (hay còn gọi là máy rung bụng).
Máy rung đứng thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn, cho phép người dùng đứng trên máy ở các tư thế khác nhau, lực được cung cấp từ phần đế sẽ đi theo chân và tác động đến những bộ phận khác nhau, nhưng nhìn chung là tác động tới toàn bộ cơ thể.
Theo các chuyên gia: Bàn rung của máy có độ lệch 8 – 10 độ, tần suất rung có thể lên đến 2000 lần/phút. Sử dụng máy đem đến những lợi ích như:
- Tăng tuần hoàn máu.
- Kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Giảm mệt mỏi và căng cứng ở các cơ.
- Kích thích phản xạ căng – duỗi tự nhiên của các bó cơ.
- Tác động sâu vào bên trong các khớp, giảm đau nhức.
- Làm săn chắc cơ, góp phần giảm mỡ thừa tại nhiều vùng cơ thể.
Máy rung đai có kích thước nhỏ hơn, gồm có một đầu rung được đặt ở vị trí ngang bụng, kèm theo một đai rung có thể kéo dài hoặc thu ngắn tùy ý và đặt vào các vị trí khác nhau trên cơ thể như bắp chân, đùi, mông, bụng, lưng, vai…
Máy rung bụng có thể tạo ra tần số vòng quay lên tới 2700 vòng/phút. Lợi ích cũng tương tự như máy rung đứng nhưng hướng sâu tới từng bộ phận: Giảm mỡ thừa, lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất, giảm mệt mỏi.
Cách sử dụng và lựa chọn máy rung massage
Chọn máy rung massage phù hợp
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy rung massage khác nhau. Để chọn được sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng thì các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn máy đáp ứng nhu cầu sử dụng: Về cơ bản máy rung đai cũng có thể chăm sóc toàn thân nhưng mỗi lần sẽ phải di chuyển đai đến từng bộ phận. Còn máy rung đứng có thể massage cho toàn thân. Một số bạn muốn thư giãn, trong khi số khác lại có nhu cầu giảm mỡ cho vùng bụng, hay bắp chân, đùi, mông. Do đó, tùy vào nhu cầu mà các bạn có thể chọn loại máy phù hợp.
- Chọn theo giá cả: Về cơ bản giá của máy rung đai vào khoảng 3 – 4 triệu/chiếc, trong khi máy rung đứng đắt hơn một chút, vào khoảng 5 – 6 triệu/chiếc. Tùy theo túi tiền của bản thân các bạn chọn loại máy vừa với khả năng tài chính.
- Thương hiệu sản phẩm: Các bạn nên chọn mua máy từ các cửa hàng bán máy massage hoặc cửa hàng bán đồ thể thao lớn. Sản phẩm là hàng chính hãng, được bảo hành dài hạn. Ngoài ra cũng nên kiểm tra các thông số cơ bản như: Tần số rung, kích thước, động cơ, tải trọng, trọng lượng.
Sử dụng máy rung massage đúng cách
Đối với máy rung đứng: Các bạn đứng trên máy, tư thế cơ bản nhất là hơi chùng chân và giữ thẳng lưng, bật máy và chọn chế độ rung phù hợp.
Đối với máy rung đai: Đứng trên bàn đế, luồn dây đai vào bộ phận cần massage, chỉnh dây vừa vặn và hơi đẩy người ra sau để giữ cho dây căng. Bật máy và chọn chế độ rung.
Máy rung massage tuy tốt nhưng có một số trường hợp chống chỉ định gồm: Người bị suy tim, cao huyết áp, có bệnh viêm nhiễm, phụ nữ mang thai, người đang sử dụng các loại máy trợ tim. Thời điểm đang đói hoặc ngay sau khi ăn quá no cũng không nên sử dụng máy rung. Mỗi lần rung các bạn cũng không nên sử dụng quá 10 phút, không nên lạm dụng.
Sau khi sử dụng các bạn nên tắt máy, rút dây điện và cuộn ngắn lại. Nên đặt máy ở vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh bị ẩm ướt gây ra nguy cơ bị giật điện khi sử dụng. Trong quá trình vận hành, nếu nhận thấy có tiếng kêu lạ thì nên ngừng lại và báo cho bộ phận bảo hành.
Một số bài tập giãn cơ
Như đã nói ở trên, bên cạnh massage thì các bài tập giãn cơ chính là bí quyết giúp bạn giảm đau nhức sau khi tập luyện. Dưới đây là một số động tác cơ bản mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng..
Bài tập cơ hông
Tác động tới các cơ ở mông, hông, giúp tăng cường tính linh hoạt cùng sự dẻo dai.
- Quỳ 2 chân xuống sàn, đưa chân phải ra trước mặt, đầu gối tạo thành góc 90 độ, lòng bàn chân phải đặt trên sàn.
- Khom người về sau để phần hông được kéo căng tối đa.
- Giữ tư thế trong vài chục giây.
- Đổi chân và thực hiện tương tự với chân trái.
Bài tập cơ đùi
Bài tập này giúp đùi được thả lỏng, tăng linh hoạt cho cơ hông – lưng – chân – mông.
- Nằm trên sàn, 2 chân duỗi ra trước.
- Từ từ co 2 chân, sau đó vắt chân phải qua đùi trái, đầu thẳng, mắt hướng lên trần nhà.
- Giữ tư thế vài chục giây tới khi thấy cơ hông căng ra.
- Đổi chân, lặp lại 2 – 3 lần với mỗi bên.
Bài tập cơ lưng - cột sống
Đây còn được gọi là tư thế con mèo, có tác động lớn tới cơ lưng và cột sống.
- Chống 2 tay và đầu gối xuống sàn.
- Giãn cổ và nhìn xuống bụng, lưng hướng lên, đồng thời hít sâu.
- Thả lỏng để về vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 5 – 10 lần.
Bài tập duỗi bắp chân
Bài tập này giúp kéo cơ bắp chân, rất tốt sau khi kết thúc bài chạy bộ.
- Đứng gần tường hoặc sử dụng lưng ghế ngồi là điểm tựa.
- Đứng thẳng, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai.
- Tay vịn vào ghế hoặc lưng tường.
- Đưa chân trái ra sau, về phía hông, dùng tay trái để nắm giữ mũi chân.
- Kéo căng hết sức cơ thể và giữ tư thế trong 20 – 30 giây.
- Đổi chân, thực hiện 2 – 3 lần cho mỗi bên.
Bài tập căng cơ tam đầu
Bài tập này có tác dụng làm thư giãn cơ tam đầu ở các cơ vai.
- Đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai.
- Đưa cánh tay phải lên cao, uốn cong khuỷu tay và đưa lòng bàn tay xuống phía lưng.
- Dùng tay trái để kéo nhẹ khuỷu tay phải về bên trái.
- Giữ tư thế trong 20 – 30 giây rồi đổi bên, lặp lại 2 – 3 lần.
Trên đây là một số chia sẻ về Tác dụng khi sử dụng máy rung massage sau tập luyện từ Daiviet Sport. Các bạn hãy lưu ý để áp dụng vào trong hoạt động thể dục thể thao, giúp tăng cường hiệu quả cũng như hạn chế chấn thương nhé.
Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua các thiết bị thể thao, máy rung massage, hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể và cung cấp sản phẩm chính hãng!