Đau vai gáy là một trong những vấn đề sức khỏe rất phổ biến ở thời hiện đại. Nếu như trước đây thường gặp ở những người cao tuổi, chịu nhiều tác động của quá trình lão hóa thì hiện nay xuất hiện ở cả những người trẻ do ít vận động, ngồi sai tư thế, chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Đau mỏi vai gáy gây nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ các thông tin về đau mỏi vai gáy và cách điều trị bằng vật lý trị liệu. Qua đó giúp các bạn hiểu về chứng đau mỏi ở cổ - vai – gáy: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, cũng như vật lý trị liệu giúp hồi phục nhanh hơn.
Đau mỏi vai gáy là gì?
Đau mỏi vai gáy được hiểu là tình trạng các cơ ở vùng vai gáy bị co cứng, gây nên tình trạng đau đớn cùng với hạn chế vận động ở cổ, vai, và gáy. Nó khiến cho người bệnh chịu nhiều mệt mỏi, khó chịu, đồng thời cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như: Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống… chèn ép rễ thần kinh cột sống.
Để giảm đau, người bệnh thường sử dụng thuốc. Nhiều trường hợp chỉ đến bệnh viện khi bị phù nề, viêm loét, nhờn thuốc do sử dụng trong thời gian dài. Trên thực tế thuốc có nhiều tác dụng phụ và chỉ hiệu quả khi sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và đúng bệnh.
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thời gian, công sức cũng như chi phí. Vì vậy các bạn nên đến gặp bác sĩ sớm khi có những biểu hiện đau vai gáy để được khám và xác định tình trạng cụ thể, được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy
Cơn đau mỏi ở vai gáy có thể xuất hiện trong các trường hợp sau:
- Sau khi ngủ dậy hoặc làm việc nặng, ngồi quá lâu ở một tư thế.
- Mức độ đau tăng khi người bệnh đi, đứng, ngồi lâu, hắt hơi, cử động cổ, thời tiết thay đổi.
- Khi được nghỉ ngơi thì cơn đau dịu xuống.
- Cơn đau lan dần từ bả vai xuống dưới cánh tay (ở một hoặc cả hai bên) khiến cho bả vai và cánh tay bị tê mỏi, nặng nề, vận động khó.
- Khi chạm vào bả vai sẽ thấy bị tê cứng.
- Nhiều trường hợp đi lại nhẹ nhàng cũng khiến cổ và vai gáy bị đau.
- Nằm ngủ nghiêng một bên sẽ gây đau.
- Tùy theo từng đối tượng cụ thể mà người bệnh có thể xuất hiện thêm các biểu hiện chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
Nguyên nhân đau mỏi cổ vai gáy
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi cổ vai gáy được chia thành 3 nhóm là: Cơ học, bệnh lý, và nguyên nhân khác.
Đau vai gáy do nguyên nhân cơ học
- Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi làm việc quá lâu trước màn hình máy tính, cúi gập ở trong khoảng thời gian dài, dựa đầu vào thành ghế, nằm nghiêng và nằm co quắp… đều gây ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxy tới các vùng cổ - vai – gáy gây ra tình trạng đau nhức và cứng ở các vị trí trên.
- Thói quen không tốt: Ngồi lâu ở trước quạt hoặc máy lạnh, thường xuyên tắm đêm, hay dầm mưa dãi nắng khiến rối loạn hệ thần kinh điều khiển cảm giác cũng như hoạt động của các cơ tại vùng vai gáy.
- Thể dục thể thao quá sức: Tập luyện với cường độ cao, sai tư thế, quên khởi động là những vấn đề khiến cho vai gáy bị mỏi, kéo dài tạo thành đau.
- Tính chất công việc: Những người do công việc phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá nhiều thường dẫn tới sai tư thế, khiến cho máu ở vùng cổ và vai gáy khó lưu thông, dẫn tới bị đau mỏi.
- Chấn thương mô mềm: Các cơn đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ tình trạng tổn thương mô mềm (gồm gân, cơ, dây chằng) khiến đau cứng cổ, đau ở đầu, co thắt cơ bắp.
- Chấn thương cổ đột ngột: Khi chúng ta cử động đột ngột có thể gây rách cơ, gân và dây chằng ở cổ. Các triệu chứng bao gồm đau cứng ở cổ, đau đầu, mờ mắt, chóng mặt.
Đau vai gáy do nguyên nhân bệnh lý
Đau vai gáy có thể cảnh báo các bệnh lý bên trong cơ thể:
- Rối loạn chức năng thần kinh: Do các dây thần kinh ở vai gáy bị kéo giãn.
- Thoái hóa cột sống cổ: Các gai xương xuất hiện ở trên cột sống cổ và gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh có chức năng cảm nhận phần cổ vai gáy. Người bệnh thấy đau cứng cổ khi mới ngủ dậy, thường gặp ở người bước vào độ tuổi trung niên.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Các bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ bị suy yếu khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm bị lệch khỏi các vị trí ở trên đốt sống và gây chèn ép rễ thần kinh ở gần đó gây ra đau mỏi.
- Vôi hóa cột sống: Do lắng đọng canxi ở thân cột sống khiến cho bị vôi hóa tạo ra các gai xương. Các gai chèn ép rễ thần kinh ống sống và gây đau.
- Viêm bao khớp vai: Thường là hậu quả của chấn thương hoặc tai nạn, khớp vai bị viêm và gây đau, hạn chế vận động ở khớp.
- Rối loạn khớp bả vai, lồng ngực: Ngồi lâu một chỗ với tư thế không đổi khiến cho cơ bả vai bị căng, rút cơ lồng ngực quá mức, từ đó gây đau.
- Đau thắt ngực ổn: Xảy ra do động mạch vành bị hẹp, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng trong máu.
- Đau vai gáy kèm đau đầu: Đây là tình trạng đau do cơ siết chặt vùng gáy, đồng thời cổ bị trật, trong một số trường hợp xuất hiện cảm giác đau nửa đầu. Các biểu hiện thường gặp hơn là: Đau nhức quanh mắt, cứng cổ vai gáy, đau đầu sau khi cử động cổ.
- Ung thư: Một số bệnh ung thư xảy ra ở khu vực cổ vai gáy sẽ gây đau. Ung thư xảy ra ở khu vực này 75% là do lạm dụng rượu bia và thuốc lá. Ngoài ra còn là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.
Đau vai gáy do nguyên nhân khác
- Tuổi tác: Khi càng có tuổi, cơ thể càng chịu tác động rõ rệt từ quá trình lão hóa. Các cơ quan, hệ thống xương khớp dần thoái hóa và suy giảm chức năng. Tỉ lệ người cao tuổi bị đau mỏi vai gáy cùng các bệnh ở những bộ phận này sẽ gia tăng.
- Thời tiết: Chuyển mùa, nhất là khi thời tiết trở lạnh thì vai gáy sẽ bị đau nhiều do áp suất không khí giảm khiến cho các mạch máu trên cơ thể bị co lại, khả năng vận chuyển oxy và máu giảm.
- Nhiễm lạnh: Cơ thể chúng ta bị nhiễm lạnh khiến tổn thương các dây thần kinh và gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy.
- Ăn uống thiếu chất: Do chế độ ăn uống bị thiếu hụt các vitamin, khoáng chất, khiến cho dây thần kinh ngoại vi bị yếu, gây tình trạng đau cổ vai gáy.
Điều trị đau mỏi cổ vai gáy phải làm sao?
Khi có những dấu hiệu của đau mỏi cổ vai gáy các bạn nên đi gặp bác sĩ để được khám, chụp chiếu, xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh lý, và được tư vấn điều trị tốt nhất.
Một số cách để sơ cứu và điều trị đau mỏi cổ vai gáy phổ biến được áp dụng gồm:
- Giảm đau tại nhà: Người bệnh có thể chườm lạnh. Cho đá vào trong khăn mặt, gói lại, dùng để chườm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên mỗi khi cơn đau tăng. Mỗi lần khoảng 20 phút và 5 lần/ngày. Cách làm này giúp giảm sưng và cứng cổ. Ngoài ra cũng có thể chườm ấm vùng vai cổ bằng miếng đệm nóng. Cách khác là áp dụng massage trị liệu để giúp máu lưu thông tốt hơn, các cơ được thư giãn.
- Sử dụng thuốc: Nếu tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài, không thuyên giảm thì các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Phẫu thuật: Nếu việc sử dụng thuốc và các phương pháp kể trên không hiệu quả thì người bệnh sẽ được phẫu thuật. Việc này còn căn cứ vào tình trạng bệnh lý cũng như thể trạng của người bệnh.
Bài tập vật lý trị liệu cho người đau vai gáy
Vận động trị liệu được áp dụng với người bệnh đau vai gáy mức độ cấp tính. Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ lựa chọn bài tập và thiết bị hỗ trợ phù hợp để giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, hỗ trợ quá trình điều trị.
Bài tập 1: Thư giãn vùng cơ cổ và vai gáy
- Người bệnh ngồi thẳng ở trên ghế.
- Tay trái đưa ra phía sau lưng để cố định phần vai.
- Tay phải choàng qua đầu, kéo giãn về phía bên phải để làm căng cơ ở vùng cổ bên trái.
- Giữ tư thế trong 10 giây.
- Đổi bên và thực hiện tương tự.
Bài tập 2: Thư giãn các cơ vùng cổ, vai và bắp tay
- Người bệnh ngồi trên ghế.
- Đan 2 tay vào với nhau và đưa thẳng ra phía trước, lòng bàn tay thì hướng ra ngoài.
- Đưa 2 tay lên cao qua đầu cho tới khi thấy căng ở vùng bắp tay. Mắt dõi theo tay.
- Giữ tư thế trong 10 – 15 giây, lặp lại 3 lần.
Bài tập 3: Kéo giãn cổ và vai
- Người bệnh đứng thẳng và giữ thẳng lưng.
- Hai tay đan vào nhau ở phía sau lưng.
- Cố gắng giữ thẳng tay và đưa lên cao trong thời gian 10 giây.
- Thực hiện động tác 3 lần.
Ngoài các bài tập kể trên các bạn cũng có thể tập với dụng cụ phục hồi chức năng 3 trong 1, sử dụng các loại giường kéo giãn bằng điện, cơ…
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho người đau mỏi vai gáy
Để tăng hiệu quả điều trị đau mỏi vai gáy thì bên cạnh việc tập luyện người bệnh cần kết hợp với xây dựng thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý ngưng khi thấy cơn đau giảm.
- Hạn chế xoay vặn cột sống vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
- Không nên ngồi, nằm lâu một chỗ khiến cho các cơ bị co cứng, kém linh hoạt.
- Bổ sung các khoáng chất như: Canxi, Omega 3, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, các vitamin nhóm B… Đồng thời hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, bỏ thuốc lá,
Trên đây là một số chia sẻ về đau mỏi vai gáy và cách điều trị bằng vật lý trị liệu từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn hiểu hơn về chứng đau mỏi vai gáy giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.
Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua các loại máy tập thể thao, thiết bị phục hồi chức năng… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !