Khớp vai là khớp linh hoạt nhất trên cơ thể, có thể xoay theo nhiều hướng khác nhau. Đây cũng là khớp thường xuyên vận động để hỗ trợ các chức năng của tay như cầm, nắm trong khi sinh hoạt, lao động. Vai cũng là khớp rất dễ bị tổn thương do sai tư thế, tác động của ngoại lực hoặc các bệnh lý khác nhau.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Bài tập phục hồi chức năng khớp vai, qua đó giúp các bạn hiểu hơn về cấu tạo, vai trò của khớp vai, các chấn thương thường gặp cũng như cách điều trị phục hồi chức năng.
Vận động trị liệu phục hồi chức năng khớp vai
Phục hồi chức năng là một trong 3 nhánh của y học, cùng với phòng ngừa và điều trị bệnh. Vận động trị liệu là một trong những phương pháp giúp phục hồi chức năng, ngoài ra còn có thủy trị liệu, điện trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng, …
Mục đích của vận động trị liệu là giúp cho khớp vai phục hồi lại chức năng vận động, người bệnh trở về với sinh hoạt và lao động bình thường.
Các bài tập diễn ra dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia trị liệu. Sau khi tình trạng bệnh diễn biến tốt và người tập nắm được những kĩ thuật cơ bản thì có thể tự tập tại nhà và thỉnh thoảng tái khám.
Tập vận động có tác dụng tăng cường sức mạnh cho các cơ và giúp cho khớp vai linh hoạt hơn, tăng cường sự ổn định. Nó cũng giúp giảm đau, rút ngắn thời gian bình phục, ngăn ngừa các biến chứng.
Quá trình tập luyện tùy theo từng chấn thương cụ thể nhưng thường kéo dài từ 4 – 6 tuần hoặc 2 – 3 tháng. Sau khi hồi phục người bệnh vẫn được khuyến khích luyện tập như một liệu pháp giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe cho khớp vai. Với 3 – 5 buổi tập mỗi tuần sẽ giúp người bệnh duy trì sự linh hoạt, dẻo dai cũng như sức mạnh cho khớp vai.
Các bài tập phục hồi chức năng vai
Bài tập dao động cánh tay
Bài tập này tác động đến các cơ: Dưới gai, trên gai, cơ dưới vai và cơ deltoid.
- Dùng tay khỏe để bảm vào bán ghế.
- Tay đau dao động nhẹ nhàng theo các hướng trước – sau, sang ngang và xoay vòng tròn.
Chú ý: Các bạn không dao đông tay ra sau lưng.
Bài tập vắt chéo tay trước ngực
Bài tập này chủ yếu tác động vào cơ deltoid.
- Đưa tay đau vắt chéo ở trước ngực.
- Tay không đau bám vào vùng cánh tay trên khuỷu của tay đau và kéo về phía không đau để làm căng cơ deltoid phần sau.
- Giữ tư thế trong 30 giây rồi thư giãn trong 30 giây.
Chú ý: Chúng ta không kéo vào đúng phần khớp khuỷu
Bài tập xoay trong
Bài tập này tác động vào cơ dưới vai
- Sử dụng 1 cây gậy nhỏ, để sau lưng. Tay đau nắm ở cuối gậy còn tay kia cầm vào chỗ gần với tay đau nhất.
- Thực hiện kéo gậy về phía tay lành càng xa càng tốt miễn là không cảm thấy đau.
- Giữ tư thế trong 30 giây rồi thực hiện động tác tiếp theo.
Khi thực hiện động tác các bạn không vặn xoắn cây gậy.
Bài tập xoay ngoài
Bài tập này tác động đến cơ trên gai và cơ tròn nhỏ.
- Người bệnh cầm 1 đầu gậy bằng tay đau, tay kia thì nắm đầu còn lại. Cả 2 khuỷu tay vuông góc.
- Di chuyển gậy theo chiều dọc sao cho tay bị đau di chuyển ra phía ngoài tối đa.
- Giữ trong 30 giây sau đó thư giãn cơ tay.
- Lặp lại động tác.
Khi thực hiện các bạn cố gắng giữ cho hông thẳng và không vặn xoắn cây gậy.
Bài tập kéo căng ở tư thế nằm
Bài tập này tác động đến cơ trên gai và cơ tròn nhỏ
- Người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, vai đau ở bên dưới, cánh tay vuông góc với thân, khuỷu tay gấp lại 90 độ, đầu đặt trên gối thoải mái.
- Sử dụng tay khỏe để hỗ trợ xoay tay đau ép xuống giường, miễn là không gây cảm giác đau.
- Giữ tư thế trong 30 giây, thư giãn trong 30 giây rồi thực hiện động tác tiếp theo.
Khi thực hiện động tác không co cơ cổ tay cũng như không đè lên khớp cổ tay.
Bài tập chèo thuyền
Bài tập này tác động đến các cơ thang giữa và dưới.
- Cột 1 sợi dây thun vào tường hoặc cửa thật chắc chắn.
- Đứng với khoảng cách tới sợi dây khoảng 3 bàn chân.
- Tay đau cầm dây tập và thực hiện kéo về phía sau sát với thân mình.
Khi thực hiện động tác cần giữ chắc vai.
Bài tập xoay ngoài với tay gấp 90 độ
Bài tập này tác động đến các cơ trên gai và cơ tròn nhỏ.
- Động tác này cũng sử dụng 1 sợi dây chun như ở Bài tập chèo thuyền.
- Giữ vai 90 độ so với phần thân và cánh tay 90 độ so với cẳng tay.
- Từ từ xoay khuỷu tay, cánh tay tối đa có thể.
Trong khi làm động tác cần lưu ý giữ khuỷu tay sao cho ngang bằng với vai.
Bài tập xoay trong với dây thun
Bài tập này tác động đến các cơ ngực lớn và cơ dưới gai.
- Ở bài tập này chúng ta cũng sử dụng 1 sợi dây thun.
- Đứng và sử dụng tay đau để cầm sợi dây, giữ khuỷu tay vuông góc, cánh tay ép sát vào thân người.
- Xoay và từ từ kéo băng thun vào sát phía trước thân mình.
- Giữ trong 30 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
Khi thực hiện động tác cần giữ khuỷu tay luôn ở sát thân.
Cấu tạo và chức năng khớp vai
Cấu tạo khớp vai gồm:
- Các xương quanh vai: Xương cánh tay – là xương lớn nhất trong khớp vai, đầu xương có hình tròn tương tự như quả bóng để có thể kết nối với phần lõm vào của khớp; Xương bả vai dẹt, hình tam giác, có vai trò kết nối xương đòn với các thành phần trước của khớp vai; Xương đòn kéo dài từ xương ức cho đến xương cánh tay, chức năng chính là đảm bảo tính ổn định cho các cử động của cánh tay.
- Khớp: Trong khớp vai lại có 4 khớp nhỏ hơn. Khớp ổ chảo và cánh tay giúp dễ dàng nâng tay lên cao và hạ xuống, xoay tay theo hình tròn; Khớp giữa xương đòn và xương ức là liên kết của xương vai với xương cơ thể, có chức năng thực hiện các chuyển động giơ tay quá đầu và đưa tay sang ngang; Khớp giữa bả vai và lồng ngực hỗ trợ hoạt động của khớp ổ chảo, có phạm vi hoạt động nhất trong số các khớp ở vai; Khớp cùng vai và xương đòn hỗ trợ các chuyển động đưa tay qua đầu.
- Chóp xoay: Gồm các gân và cơ bao quanh khớp ổ chảo có tác dụng tạo chuyển động nhịp nhàng cho khớp vai.
- Bao khớp vai: Ngăn cách khớp vai với các bộ phận còn lại của cơ thể, có chứa dịch khớp, có tác dụng làm đệm, giảm ma sát và bảo vệ các khớp vai.
- Cơ bắp vai: Với 8 cơ bám vào cánh tay và xương đòn, bảo vệ khớp vai luôn ổn giữ ổn định cho các hoạt động của khớp.
Một số chấn thương, bệnh lý ở khớp vai
- Trật khớp vai: Xảy ra khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo của xương bả vai. Người bệnh thấy bị đau dữ dội, sưng bầm tại vùng vai; Nếu bị nặng cơn đau thậm chí còn lan xuống tận cánh tay, vùng khớp bị tổn thương sẽ bị biến dạng.
- Gãy xương vai: Xương vai có thể bị gãy, nứt, rạn nếu chúng ta bị ngã hoặc tác động bởi ngoại lực do tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Dạng gãy thường gặp nhất là gãy xương đòn, xương bả vai. Người bị chấn thương thấy đau nhức dữ dội, sưng nề và bầm tím trên vai.
- Rách chóp xoay: Thường xảy ra trong quá trình thể dục thể thao, tai nạn, hoặc do bị thoái hóa gân cơ ở chóp xoay, viêm gân cơ lâu ngày mà không được điều trị đúng cách. Người bệnh bị đau ở vùng vai, đau lan lên cổ, xuống tới cánh tay. Ngoài ra còn có cảm giác cánh tay yếu, khó thực hiện được các động tác thông thường như chải đầu, mặc áo, hoặc đưa tay qua sau đầu.
- Thoái hóa khớp vai: Là hiện tượng sụn và xương dưới sụn của khớp vai bị bào mòn trở nên mỏng và yếu. Khi bị thoái hóa khớp vai người bệnh sẽ thấy khớp bị sưng, đau âm ỉ, có khi dữ dội, vận động khó, cứng khớp, phát ra tiếng lạo xạo khi cử động. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể biến chứng thành vôi hóa khớp vai, biến dạng khớp, tê liệt vai và cổ…
- Đau dây thần kinh vai gáy: Toàn bộ vùng vai gáy và cổ bị đau nhức, tê mỏi, ảnh hưởng đến toàn bộ cánh tay. Nguyên nhân có thể do lão hóa hoặc mắc các bệnh xương khớp, ngoài ra là do ngồi sai tư thế, vận động mạnh đột ngột, mang vác vật nặng. Người bệnh có cảm giác đau dữ dội ở vùng vai gáy và cổ, nhất là khi hoạt động mạnh; Một số người thậm chí chỉ hắt hơi cũng thấy đau. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay hoặc lên đầu.
- Viêm khớp vai: Là tình trạng người bệnh bị đau và hạn chế vận động khớp do các tổn thương gân, cơ, dây chằng, bao khớp do tác động của quả trình thoái hóa hoặc chấn thương. Cơn đau âm ỉ quanh khớp và lan dần ra toàn bộ vai. Khi trở nặng còn dẫn tới co thắt bao khớp, khiến cho cử động của vai và cánh tay trở nên khó khăn.
==> Xem thêm: Phương pháp vật lý trị liệu trị viêm quanh khớp vai
- Viêm cơ vai: Là một bệnh lý thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi, thường sử dụng khớp vai với cường độ cao, lặp đi lặp lại thường xuyên như người lao động nặng, vận động viên bơi lội, người chơi tennis. Người bệnh bị đau và hạn chế cử động của khớp vai là những triệu chứng điển hình nhất.
Trên đây là một số chia sẻ về Bài tập phục hồi chức năng khớp vai từ Daiviet Sport. Qua các thông tin trong bài viết các bạn đã hiểu hơn về cấu tạo và chức năng của khớp vai, các vấn đề sức khỏe thường gặp ở bộ phận này cũng như các bài tập giúp phục hồi chức năng.
Nếu còn câu hỏi nào khác hay có nhu cầu mua các loại máy tập thể thao tại nhà, dụng cụ tập vật lý trị liệu (PHCN 3 trong 1, 4 trong 1, giường kéo giãn…) hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể và cung cấp thiết bị chính hãng !