Chân vòng kiềng là tình trạng khi một người đứng thẳng thì phần đầu gối hơi cong hướng ra phía bên ngoài. Đặc điểm này có thể bắt nguồn từ khi còn bé, dần hình thành và phát triển theo thời gian.
Người bệnh sở hữu đôi chân uốn cong như cánh cung. Đầu, hông và mắt cá chân nhìn chung ở trạng thái bình thường nhưng đầu gối lại hướng ra ngoài và tạo ra khoảng cách rộng (ngay cả khi để 2 mắt cá chân sát nhau) khiến cho dáng đi xấu và gây ra nhiều ảnh hai hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Chân vòng kiềng và phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như cách điều trị và phòng ngừa nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng xuất hiện khá nhiều ở trẻ sơ sinh do tư thế co chân khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, hầu hết chân sẽ duỗi thẳng khi trẻ bắt đầu tập đi. Một số trường hợp là triệu chứng của các bệnh lý còi xương, viêm khớp hông và đầu gối. Khi đó, dù trẻ đã biết đi nhưng tình trạng chân bị cong vẫn không thay đổi.
- Chân vòng kiềng do còi xương: Còi xương xảy ra khi trẻ bị thiếu hụt vitamin D kéo dài hoặc không được tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời để cơ thể tổng hợp vitamin D. Trẻ bị còi có hệ xương mềm và yếu hơn bình thường nên không chịu được trọng lượng cơ thể trong các hoạt động hàng ngày, nhất là khi di chuyển, khiến cho xương bị cong và dẫn tới chân vòng kiềng.
- Do bệnh vẹo trong xương chày (Blount): Đây là tình trạng phát triển bất thường xảy ra ở trong ống chân. Khi mắc bệnh này trẻ dễ bị uốn cong chân, nhất là ở thời điểm bắt đầu biết đi và sau đó. Blount còn gây ra các vấn đề liên quan tới khớp gối về sau. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ nữ, trẻ béo phì, trẻ biết đi sớm.
- Do bệnh lùn: Chiều cao của chúng ta được quyết định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù vậy, chứng loạn sản sụn (còn được gọi là bệnh lùn) là một dạng rối loạn tăng trưởng ở xương khiến cho người bệnh không thể phát triển thêm. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra chân vòng kiềng.
- Do bệnh Paget: Đây là 1 rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như hồi phục của xương, thường phổ biến ở người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ em bị Paget thì sẽ có nguy cơ cao bị chân vòng kiềng.
- Do các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng chân vòng kiềng như ngộ độc chì, ngộ độc flo khiến ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của hệ thống xương. Ngoài ra là người bị gãy xương nhưng không được điều trị đúng cách.
Những tác hại của chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng ngoài ảnh hưởng tới thẩm mỹ còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe:
- Tăng nguy cơ bị viêm gân Asin, rách sụm chêm, viêm khớp giữa.
- Gây đau tại đầu gối.
- Người bệnh bị mất thăng bằng nhất là khi quay từ bên nọ sang bên kia.
- Ảnh hưởng tới cách di chuyển của cổ chân, hông.
- Mắt cá chân hướng ra phía bên ngoài quá nhiều khi đi bộ, chạy bộ.
- Mắc các vấn đề liên quan tới khớp khi tập thể dục.
Cách khắc phục chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý có thể phòng ngừa thông qua việc kiểm soát tốt bệnh, điều trị dứt điểm. Nếu do bẩm sinh hoặc rối loạn tăng trưởng ở xương thì cần phát hiện và có biện pháp khắc phục phù hợp để giảm thiểu nguy cơ cũng như triệu chứng.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới xương khớp. Theo đó các bạn cần bổ sung đầy đủ đạm, vitamin, khoáng chất, nhất là canxi, vitamin D3, Vitamin K2.
- Canxi là thành phần cấu tạo nên xương và răng, tham gia vào quá trình đông máu, hỗ trợ co cơ, dẫn truyền các xung thần kinh. Cung cấp đầy đủ oxy sẽ giúp chúng ta sở hữu hệ xương chắc khỏe, kích thích sụn phát triển, tăng trưởng chiều cao thuận lợi. Nó có nhiều trong tôm, cua, trứng, sữa.
- Vitamin D3 có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ canxi ở thành ruột vào trong máu. Nó có tác dụng hỗ trợ phòng chống bệnh còi xương, làm cho xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị chân vòng kiềng hiệu quả.
- Vitamin K2 kết hợp với D3 vận chuyển canxi từ máu vào xương và giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn. Vi chất này có nhiều trong đậu nành lên men.
Kiểm soát cân nặng
Thừa cân, béo phì khiến cho hệ xương khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, khiến cho các xương bị biến dạng hoặc dị tật. Những người có chân vòng kiềng mà càng béo thì càng khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
Không chỉ tác động tiêu động tới xương mà béo phì còn ảnh hưởng tới các khớp, gây viêm khớp hông và khớp gối, thoái hóa khớp, loãng xương… Người bị vòng kiềng vì thế nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
Tắm nắng
Vitamin D rất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Lượng cung từ thực phẩm chỉ đáp ứng 20 – 30% nhu cầu, trong khi đó ánh nắng mặt trời lại là nguồn cung vô hạn vi chất này. Lời khuyên ở đây là chúng ta nên tắm nắng 20 – 30 phút mỗi ngày.
Cơ thể được nạp đủ vitamin D sẽ giúp hạn chế các vấn đề về xương như: Còi xương, chân vòng kiềng.
Luyện tập thể dục thể thao
Thể dục thể thao là cách hiệu quả để giúp giảm tình trạng chân vòng kiềng. Thông qua các bài tập cơ thể được khỏe mạnh hơn, tác động tới hệ xương, nhất là giảm áp lực cho các cơ bắp ở xung quanh đầu gối, từ đó hỗ trợ khắc phục tình trạng chân bị cong.
Các bài tập được khuyến khích là: Tập đùi với máy đạp đùi, tập nhón bắp chuối, squats…
Điều chỉnh dáng đi
Những người chân cong, nhất là trẻ nhỏ nếu chịu khó điều chỉnh dáng đi cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Các bạn cần thực hiện các bước đi vững chãi với các bước chân thẳng và đều nhau. Vấn đề ở đây là chúng ta không cần phải cố gắng để đi nhanh mà cần cố gắng đi chuẩn và đi đúng. Về lâu dài, dần dần bạn sẽ điều chỉnh được dáng đi của mình.
Vật lý trị liệu cho chân vòng kiềng
Áp dụng vật lý trị liệu là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng. Thông qua các tác động vật lý mà người bệnh được cải thiện hiệu quả tình trạng. Các bác sĩ, chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng các dụng cụ chỉnh hình hoặc các bài tập để giúp điều trị dị tật.
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu mà bạn có thể tham khảo:
Bài tập kẹp ống lăn giữa 2 đầu gối
Chúng ta sẽ sử dụng 1 ống lăn massage, kẹp giữa 2 chân, cố gắng cúi và chạm vào ngón chân để kích hoạt các cơ, giúp cho đầu gối từ từ hướng vào phía bên trong.
- Đặt 1 ống lăn massage (hoặc có thể thay thế bằng khăn tắm cuộn lại) kẹp giữa 2 đầu gối. Hai bàn chân dang ra, cách nhau khoảng 8 – 10 cm.
- Thực hiện ép ống lăn giữa 2 chân. Cố gắng giữ cho đầu gối thẳng, cúi gập người về phía trước ở mức thấp nhất có thể. Tiếp đó vươn tay ra để chạm vào các ngón chân.
- Sau đó bạn quay lại và giơ 2 tay lên cao.
- Lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập Toes-In Squat
Đây là động tác Squats mà lực tác động chủ yếu đặt lên cơ đùi trong nhiều hơn so với cơ đùi ngoài, do đó tăng cường các cơ có tác dụng kéo đầu gối về phía trung tâm.
- Người tập đứng thẳng, đặt 2 chân cách nhau 20 cm.
- Xoay bàn chân về phía nhau cho tới khi các ngón chân cái chạm nhau.
- Tiếp đó hạ cơ thể xuống càng thấp càng tốt, đồng thời vươn thẳng tay ra trước để giữ thăng bằng.
Bài tập Side-Lying Hip Internal Rotation
Bài tập này hướng tới các cơ có tác dụng giúp xoay chân cũng như hướng đầu gối về trước. Bạn có thể sử dụng thêm dây kháng lực để tăng thêm độ căng khi thực hiện động tác.
- Người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, 2 chân chồng lên nhau, đầu gối vuông góc 90 độ.
- Cơ thể tạo thành 1 đường thẳng từ đầu gối trở lên với 2 chân vuông góc.
- Giữ đầu gối khép với nhau và nâng cạnh chân lên phía trên trần nhà, sau đó từ từ hạ về tư thế ban đầu.
- Lặp lại 10 lần cho mỗi bên chân.
Bài tập Figure Four Stretch
Đây là bài tập căng cơ mông, giúp cho hông được thư giãn và hướng đầu gối về phía bên trong ở mức độ nhất định.
- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, đầu gối cong, 2 bàn chân đặt trên sàn.
- Nhấc chân phải lên trên, đặt bàn chân phải vắt lên đầu gối trái.
- Từ từ đưa tay phải qua khe hở giữa 2 đầu gối phải và trái để nắm lấy phần trước của ống chân trái.
- Dùng tay còn lại để nắm mặt trước của ống chân trái, và 2 tay nắm vào nhau.
- Ngả người ra phía sau rồi kéo đầu gối bên trái về phía ngực, kéo căng cơ mông bên phải.
- Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây rồi đổi bên.
Các lưu ý khác khi tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng
Người bị chân vòng kiềng ngoài các bài tập vật lý trị liệu kể trên còn có thể thực hiện bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, yoga, thái cực dưỡng sinh… Không khuyến khích các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, quần vợt, bóng chuyển, aerobic…
Người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc chân dần dần. Tập trung vào kéo căng chi dưới, tăng cường sức mạnh cho cơ hông và chân, cũng như cải thiện khả năng thăng bằng.
Trong quá trình tập nếu các cơn đau xuất hiện ở đầu gối thì hãy chọn bài tập nhẹ hơn. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn các bài tập phù hợp.
Nếu bệnh không thể thay đổi nhờ luyện tập thì bạn có thể cân nhắc phương án phẫu thuật.
Trên đây là một số chia sẻ về Chân vòng kiềng và phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về dị tật này cũng như cách phòng ngừa và điều trị.
Nếu còn câu hỏi nào khác, hoặc có nhu cầu trang bị các máy tập thể dục tại nhà, dụng cụ vật lý trị liệu… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể !