Bàn chân khoèo được hiểu là một biến dạng xuất hiện ở bàn chân, có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên chân. Tình trạng này thường bắt đầu ở thời điểm 3 tháng giữa của thai kì, và rất khó để có thể phát hiện khi thực hiện siêu âm thai vào thời điểm trước tuần 16.
Bệnh sẽ diễn biến nặng dần theo độ tuổi. Nó thường không xuất hiện kèm với những dị tật bẩm sinh. Trong một số trường hợp có thể gặp bàn tay khoèo, cứng khớp ở đầu gối cũng như khớp khuỷu tay.
Nguyên nhân của khoèo chân đến nay vẫn chưa được khoa học hiện đại nghiên cứu đầy đủ; Quá trình điều trị cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Người bệnh thường được áp dụng vật lý trị liệu để từ từ nắn chỉnh bàn chân về vị trí tự nhiên cũng như phục hồi chức năng vận động.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Vật lý trị liệu cho chân khoèo, qua đó hiểu hơn về căn bệnh này nhé.
Vật lý trị liệu cho chân khèo
Thực tế cho thấy việc nắn chỉnh khoèo một chân sẽ dễ dàng hơn nhiều so với bị cả ở hai bên chân. Bàn chân khèo ở nữ khó chỉnh hình về như bình thường hơn so với nam. Và những trường hợp đi kèm với cứng khớp thì hiệu quả nắn chỉnh không cao, thường phải dùng tới phẫu thuật.
Dựa vào thang điểm 20 của Diméglio để phân loại bàn chân khoèo theo các mức độ từ nhẹ đến nặng để đưa ra hướng xử lý. Theo đó, tình trạng khoèo chân được chia làm 4 mức độ:
- Độ 1: Các biện dạng nhẹ và có thể điều trị nhanh chóng bằng phương pháp bảo tồn, chiểm khoảng 20% số ca.
- Độ 2: Biến dạng ở mức độ trung bình, có thể điều trị khỏi từng phần mà không cần phải can thiệp phẫu thuật, chiểm khoảng 30% số ca.
- Độ 3: Biến dạng nặng, có thể phải áp dụng phẫu thuật, chiếm khoảng 40% số ca.
- Độ 4: Biến dạng nặng, không thể điều trị khỏi hoàn toàn, phải tiến hành phẫu thuật, chiếm khoảng 10% số ca.
Mục đích của điều trị bàn chân khoèo là giảm tình trạng bị co rút gân gót, ngăn ngừa các biến dạng, chỉnh sửa bàn chân về với tư thế tự nhiên, gia tăng lực cho các cơ.
Phương pháp điều trị bảo tồn bằng nẹp và băng keo dán
Các bước cơ bản gồm:
- Tiến hành massage trị liệu cho các cơ bị co rút.
- Nắn chỉnh đầu xương sên về đúng vị trí.
- Thực hiện các bài tập mạnh cho phần cơ mác.
- Nắn chỉnh và cố định bàn chân bằng băng keo vào đế nhựa trong trường hợp mức độ dị tật là nhẹ hoặc ở giai đoạn đầu của nặng.
- Cố định bằng nẹp (với bàn chân xoay ra ngoài 70 độ).
- Thường xuyên kiểm tra và nắn chỉnh.
- Thực hiện thay băng keo 3 lần/tuần.
- Thường xuyên tái khám để phòng ngừa tái phát.
Phương pháp Ponseti
Người bệnh được đánh giá bàn chân khoèo qua thang điểm Pirani trước mỗi lần bó bột để theo dõi kết quả, dự định số lần bó cần thiết và quyết định có cắt gân gót qua da. Các bước ở trẻ sơ sinh cơ bản như sau:
- Tiến hành bó bột đùi bàn chân từ 5 – 7 ngày.
- Người bệnh sau đó được ngâm bột để cắt và tiếp tục bó lại lần 2. Số lần bó bột theo thang điểm Pirani khoảng 3 - 4 lần. Sau lần thứ 4 các bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh hình để thực hiện cắt gân qua da và tiếp tục bó lần 5.
- Sau lần 5 trẻ được mang nẹp 23h/ngày, liên tục trong 3 tháng. Tiếp đó giảm xuống 12 – 16h/ngày đến tầm 2 – 3 tuổi. Và mang vào ban đêm cho đến khi 5 tuổi.
Vận động trị liệu
Bài tập 1: Thực hiện xoa bóp ở vùng ngón chân, mu bàn chân, phía dưới cẳng chân.
Bài tập 2: Kéo giãn các khớp cổ chân và bàn chân. Làm theo thứ tự từ sau ra trước bàn chân, khớp cổ chân. Các bước như sau:
- Bước 1: Kéo nhẹ xương gót chân xuống phía bên dưới để làm giãn gân gót (gân Asin).
- Bước 2: Kéo nhẹ phần xương gót ra phía bên ngoài, mục đích là sửa lại phần trước bàn chân bị nghiêng trong.
- Bước 3: Thực hiện kéo nhẹ nhàng phần trước của bàn chân về phía đằng trước.
- Bước 4: Tiến hành đẩy nhẹ xương sên ra phía đằng sau và kéo nhẹ ở trước bàn chân ra ngoài để sửa lại phần trước bàn chân bị khép và nghiêng vào bên trong.
- Bước 5: Kéo nhẹ xương gót chân xuống dưới và đẩy nhẹ phần trước của bàn chân lên phía trên để sửa lại tư thế cổ chân bị gập vào lòng.
- Bước 6: Thực hiện tình trạng nghiêng bàn chân bằng cách nắn chỉnh 3 điểm:
+ Gót chân kéo ra ngoài.
+ Phần trước bàn chân cũng kéo ra ngoài.
+ Giữa mép ngoài bàn chân thì đẩy vào trong.
Bài tập 3: Bài tập kéo giãn thụ động tại các khớp cổ chân và bàn chân. Thực hiện không bó bột giữa các đợt và trước khi thực hiện bó bột.
Phương pháp phẫu thuật
Được sử dụng cho các trường hợp bệnh nặng, hoặc điều trị bảo tồn không giải quyết được tình trạng khoèo chân. Sau khi được cắt bột, người bệnh tiếp tục được áp dụng vật lý trị liệu kết hợp với mang nẹp.
Các bất thường có thể gặp ở chân
Bàn chân có vai trò rất quan trọng, chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, thực hiện chức năng di chuyển, vì thế các bất thường ở chân sẽ không chỉ ảnh hưởng đến dáng đi mà còn gây cản trở đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Các dị tật thường gặp ở chân bao gồm:
- Bàn chân gập ra ngoài: Bàn chân phẳng hoặc lồi, phần gập mu với gót chân hướng ra phía ngoài. Bàn chân có thể gần chạm với đầu dưới của xương chày.
- Xương đốt bàn chân vẹo vào: Bàn chân bị khép và thục ngược một cách thụ động, thỉnh thoảng có thể bị cứng lại.
- Bàn chân khép: Dị tật dạng này thường tự hết khi trẻ bước vào tuổi thứ nhất. Hoặc nếu không có thể được xử lý bằng phẫu thuật.
- Bàn chân phẳng (bàn chân bẹt): Cấu tạo vòm bình thường ở giữa bàn chân phẳng. Trong 3 nằm đầu đời hầu hết chúng ta đều có dáng bàn chân này, sau đó vòm bắt đầu phát triển. Có 2 trường hợp là chân bẹt dẻo và dính các xương. Ở chân bẹt dẻo thường không cần điều trị trừ khi người bệnh bị đau hoặc xảy ra co thắt ở bàn chân. Dính các xương cần phẫu thuật tách xương bị cứng để phục hồi sự di chuyển của chân.
- Bàn chân vẹo vào (khoèo chân): Mặt gan bàn chân lật vào trong khiến vòm chân nâng lên. Đây là một dị tật bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ.
Hiểu về tình trạng bàn chân khoèo
Bàn chân khoèo khó nhận biết khi còn trong bào thai, nhưng có thể nhận biết dễ dàng khi trẻ chào đời. Cụ thể nhất là bàn chân khoèo vào trong tự như một cây gậy đánh golf. Khi sờ vào thấy cứng, các sợi cơ cũng như dây chẳng ở bàn chân có dấu hiệu co rút.
Đặc điểm của chân khoèo
Về mặt giải phẫu, bàn chân khoèo có những đặc điểm sau:
- Bị nghiêng vào bên trong ở phần trước và giữa mu bàn chân.
- Bàn chân bị gập lòng.
- Mép ngoài của bàn chân bị cong hơn so với tự nhiên.
- Xuất hiện nếp lằn da ở sau gót của bàn chân.
- Khi sờ không thấy được khoảng giữa của mắt cá trong với xương ghe.
- Cơ vùng cẳng chân bị teo, thậm chí là liệt.
- Sử dụng tay để trợ lực cũng không đưa bàn chân đến vị trí trung gian được
- Một số vấn đề khác có thể xuất hiện cùng với tình trạng khoèo chân gồm: Trật khớp háng, cứng khớp gối, trật khớp ở vùng xương bánh chè, cứng ở khớp khuỷu tay.
Chẩn đoán chân bị khoèo
Mặc dù chân khoèo có thể quan sát được bằng mắt thường, việc sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ nắm được cụ thể tình hình, từ có có hướng điều trị phù hợp.
Kỹ thuật X-quang được sử dụng phổ biến. Tùy theo mức độ dị tật cũng như các yếu tố liên quan mà khả năng tiến triển của bệnh sẽ khác nhau đối với từng trường hợp. Nếu chân khoèo kèm theo tình trạng bị biến dạng xương ở bàn chân thì sẽ rất khó khăn trong việc chỉnh hình lại bàn chân. Bên cạnh đó, nếu các cơ của bàn chân có dị thường thì khả năng tái phát cũng rất cao sau khi được nắn chỉnh.
Trên đây là một số chia sẻ về Vật lý trị liệu cho chân khoèo từ Daiviet Sport. Qua các thông tin trong bài viết có thể thấy bàn chân khoèo là một dị tật xuất hiện từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Nó không gây đau đớn hay nguy hiểm tới tính mạng nhưng dẫn tới hạn chế vận động, khiến người bệnh bất tiện trong đi lại, gặp nhiều khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Việc điều trị khoèo chân cần thực hiện càng sớm càng tốt và đòi hỏi phải trải qua thời gian dài để nắn chỉnh từ từ. Đối với mỗi trường hợp đều cần được khám để xác định tình trạng cụ thể, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu xử lý sớm thì hầu như không phải phẫu thuật, có thể áp dụng vật lý trị liệu để điều trị bảo tồn cho người bệnh.
Mong rằng qua bài viết các bạn đã bỏ túi được những kiến thức hữu ích, giúp chăm sóc bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn. Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.
Daiviet Sport hiện là đơn vị cung cấp các máy tập thể thao cho gia đình, máy tập phục hồi chức năng uy tín – chất lượng tại Việt Nam.
Sản phẩm cho người bệnh cần phục hồi gồm:
- Phục hồi chức năng 3 trong 1: Quay tay, đạp chân, kéo giãn tay.
- Phục hồi chức năng 4 trong 1: Quay tay, đạp chân, kéo giãn tay, kéo giãn cổ.
- Các loại giường kéo giãn bằng điện, bằng tạ, 2 khúc, 3 khúc.
- Các thiết bị tập đạp chân hoặc chân tay kết hợp, có tựa lưng và đai cố định cho những người bệnh nặng…
Thiết bị phục hồi chức năng tại Daiviet Sport là sản phẩm chính hãng, được thiết kế phù hợp với những người bệnh nặng, người phục hồi sau tai nạn, giúp phục hồi chức năng các bộ phận trên cơ thể.
Sản phẩm được bảo hành dài hạn và giao hàng trên phạm vi toàn quốc, lắp đặt và hướng dẫn sử dụng tại nhà.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Đại Việt Sport Hà Nội
Số 125 Vũ Tông Phan, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 02462.605.567
Hotline: 097 2854 384