Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

10 sai lầm khi chạy bộ nhiều người không hay biết

09/04/2024 11:03

Bạn thường xuyên chạy bộ nhưng nhanh chóng cảm thấy mất sức. Vậy bạn có đang mắc một số sai lầm khi chạy bộ mà không hề hay biết. Hãy tìm hiểu cùng Đại Việt Sport xem mình có đang mắc một số lỗi nào không nhé.

Lợi ích của việc chạy bộ bạn nên biết

Trước khi điểm đến một số sai lầm khi chạy bộ nhiều người hay mắc phải có thể nói đến một số lợi ích mà nhiều người không biết.

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục không cần bất cứ dụng cụ gì phức tạp, chỉ cần có một đôi giày “ngon” bạn đã có thể sẵn sàng cho chuyến chạy dài của mình. 
Hơn nữa bạn hoàn toàn có thể chủ động về mặt thời gian, có thể hoạt động ngoài trời, nếu thời tiết bất lợi có thể chạy trên máy chạy bộ điện trong nhà. Vì vậy luôn có thể chạy bộ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thêm vào đó chạy bộ mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ, giúp xương chắc khỏe, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng,…

10 sai lầm khi chạy bộ nhiều người không biết

Sau đây Đại Việt Sport có thể điểm đến cho bạn một số sai lầm khi chạy bộ nhiều người hay mắc phải.

1.    Đi sai kích cỡ giày

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-5

Một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương có thể là do bạn đang cố đi đôi giày đã quá cũ hoặc sai kích thước so với đôi chân của mình (quá ôm sát hoặc quá rộng).
Vì vậy hãy đến những cửa hàng thể thao, nơi những nhân viên có thể tư vấn rõ cho bạn về kiểu chân cũng như mẫu giày phù hợp với kích cỡ của mình từ đó họ sẽ đề xuất những đôi giày phù hợp cho bạn.

2.    Chạy quá nhiều 

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-6

Nhiều vận động viên đặc biệt là những người mới tập chạy thường mắc phải sai lầm là quá phấn khích và say mê với việc chạy đến mức họ chạy quá nhiều, quá nhanh. Còn tham gia rất nhiều cuộc thi và không để cho cơ vận động có cơ hội nghỉ ngơi. Họ luôn kiên trì với ý nghĩ chạy nhiều sẽ tốt nhưng không biết rằng khi chạy quá mức như vậy là đang dần hình thành những chấn thương từ bên trong cơ xương khớp như: nẹp ống chân, đầu gối hoặc mắc hội chứng ITB,… Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể nhanh chóng bị kiệt sức và mất hứng thú khi chạy.
Vì vậy hãy cân bằng lại thời gian, tần suất và mức độ chạy của mình đặc biệt trong giai đoạn đầu tập luyện. Nếu bạn mới tập chạy hoặc sắp nghỉ dài hạn hãy bắt đầu đi bộ trước sau đó mới từ từ chuyển sang chạy bộ.

Hơn nữa trong quá trình chạy bộ hãy quan sát cơ thể bạn. Đây là một trong những sai lầm khi chạy bộ nhiều người mắc phải. Họ luôn nghĩ rằng cơn đau sẽ qua nhanh mà không nghĩ nó sẽ dần dần trở nên tồi tệ hơn. Khi cơ thể bạn đau nhức đó chính là hồi chuông cảnh báo bạn nên dừng lại, nghỉ ngơi và phục hồi các cơ bị đau.
Đừng coi thường những ngày nghỉ ngơi vì đó là thời gian quan trọng để bạn phục hồi và ngăn ngừa thương tích.

3.    Chạy sai kỹ thuật

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-7

Một trong những nguyên nhân gây chấn thương khi chạy nữa đó là chạy sai: chạy quá đà, hạ gót chân của bàn chân trước rồi dồn toàn trọng tâm của cơ thể vào đó. Một số người còn cho rằng việc sải chân dài hơn sẽ cải thiện tốc độ, hiệu suất chạy bộ nhưng hoàn toàn không phải vậy. Khi chạy quá nhanh là bạn đang lãng phí năng lượng của mình, nguy hiểm hơn có thể gây ra chấn thương như nẹp ống chân.

Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang không lao về phía trước bằng chân, nhất là khi chạy xuống dốc mà hãy đặt chân ngay dưới cơ thể sau mỗi bước chạy. Vung tay ngắn, thấp là cách để giữ cho sải chân của bạn ngắn hơn và gần với mặt đất. Hãy giữ cho bước chân nhẹ nhàng như đang bước trên than nóng.

4.    Vung tay sai

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-10

Một số người khi mới bắt đầu thương vung cánh tay sang hai bên mà không biết rằng điều này là một trong những sai lầm khi chạy bộ nhiều người mắc phải. Hoặc một số còn đưa tay lên trước ngực khi họ cảm thấy mệt mỏi nhưng điều này sẽ có tác dụng phản ngược lại sẽ khiến bạn cảm thấy căng ở vai và cổ.
Hãy cố gắng để tay ngang eo, đúng vị trí có thể chạm nhẹ vào hông của bạn. Xoay cánh tay ở vai không phải là khuỷu tay để chúng đung đưa qua lại.

5.    Mất kiểm soát khi chạy xuống dốc

chay-xuong-doc

Khi chạy xuống dốc, nhiều người có xu hướng nghiêng người quá xa về trước, quá mức và dần mất kiểm soát. Đặc biệt, khi chạy xuống dốc không đúng cách như vậy còn có thể dẫn tới những chấn thương mà bạn không ngờ tới.

Vì vậy cách tốt nhất khi chạy xuống dốc là hơi nghiêng người về trước, sải bước ngắn, nhanh và đừng ngả người về sau và cố gắng hãm mình. Hãy để vai của mình chỉ hơi hướng về phía, tránh thực hiện các bước nhảy mạnh, gây căng thẳng quá mức cho các khớp của bạn.

6.    Không uống đủ nước

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-11

Nhiều người thường mắc lỗi sai cơ bản đó là xem thường lượng chất lỏng mà họ mất đi khi chạy. Vì vậy họ thường xuyên bị mất nước, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất tập luyện và sức khỏe của bạn.

Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước khi chạy, tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng.

7.    Trang phục không phù hợp

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-1

Trong quá trình vận động như chạy bộ sẽ khiến cơ thể bạn tiết ra mồ hôi rất nhiều vì vậy hãy mặc loại quần áo thoải mái, hút mồ hôi có thể làm từ các chất liệu vải như: polypropylene, lụa,… Không nên mặc đồ có chất liệu cotton vì khi ra mồ hôi sẽ khiến bạn ướt áo và dễ khiến bạn cảm lạnh nhất là khi trời lạnh.

8.    Luyện tập quá sức

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-2

Một số vận động viên vì cố gắng cho giải đấu mà thường tập luyện quá sức. Chính điều này là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương và kiệt sức cho người chạy bộ. Cũng là sai lầm khi chạy bộ nhiều người mắc phải.

Vì vậy hãy cân bằng thời gian luyện tập và nghỉ ngơi để đảm bảo tốt nhất cho sự phục hồi và hoạt động chạy bộ của bạn.

9.    Chưa thở đúng cách

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-8

Hơi thở rất quan trọng khi chạy, bởi nó quyết định nhiều đến quãng đường bạn sẽ chạy được. Nhiều người chạy bộ vẫn không biết chắc ho nên thở như nào khi chạy vì vậy dưới đây Đại Việt Sport có thể chỉ cho bạn một số mẹo khi tập luyện.

Nên hít vào bằng miệng và mũi khi chạy. Vì mũi không thể cung cấp đủ oxy để bạn chạy vì vậy cần thở bằng miệng để hấp thụ nhiều khí oxy hơn.

Cũng nên đảm bảo thở nhiều hơn từ cơ hoành hoặc bụng mà không phải từ ngực. Khi thở bằng miệng và thở ra đều sẽ loại bỏ nhiều carbon dioxide hơn đồng thời giúp bạn hít vào sâu hơn.

10.     Không nạp nhiên liệu đúng cách

10-sai-lam-khi-chay-bo-nhieu-nguoi-khong-hay-biet-4

Nhiều người khi mới bắt đầu chạy thường đánh giá thấp tầm quan trọng của dinh dưỡng mà không biết rằng đây là sai lầm khi chạy bộ. Vì dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu suất chạy và sức khỏe tổng thể. 

Vì vậy hãy sắp xếp ăn một bữa nhẹ khoảng từ 1 tiếng rưỡi đến 2 giờ trước khi chạy. Nên chọn những thực pẩm giàu carbohydrate, ít chất béo, chất xơ và protein. Bánh mỳ tròn, bơ, thanh năng lượng, chuối, ngũ cốc lạnh có thể là sự lựa chọn bạn có thể xem xét. Lưu ý hãy tránh xa các thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều chất béo.

Trên đây là mộ số sai lầm khi chạy bộ Đại Việt Sport muốn lưu ý đến bạn. Hãy nhớ những điều này và không lặp lại những lỗi tương tự trong lần chạy tiếp theo nhé.

Xem thêm:  dụng cụ tập thể dục ngoài trời

Bài viết khác

Phương pháp và các bài tập cho thủ môn trong bóng đá

Có một điều khá thú vị trong bóng đá, đó là từ khi còn là những cậu bé chơi bóng nhựa trên vỉa hè cho tới khi trưởng thành hơn và chơi phủi, tham gia bóng đá phong trào thì hầu hết chúng ta có xu ...

TƯNG BỪNG KHAI TRƯƠNG ĐẠI VIỆT SPORT NGHỆ AN - SALE SỐC 30%

Ngày 22/05/2021, Tập đoàn thể thao Đại Việt chính thức khai trương chi nhánh mới tại địa chỉ 137 Nguyễn Trãi, P. Hà Huy Tập, TP Vinh. Chào mừng sự kiện đặc biệt này, Đại Việt Sport giảm giá ...

Đại Việt Sport Chia sẻ VTV3 Về Chăm Sóc Sức Khỏe Mùa Dịch Covid-19

Đại Việt Sport chia sẻ về cách chăm sóc sức khỏe cho gia đình Việt trong mùa dịch Covid 19 cùng VTV3  VIDEO CHIA SẺ CỦA ĐẠI VIỆT SPORT VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE MÙA DỊCH TẠI ...

×
Loading...