Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

“Khai quật” 5 tư thế yoga ngũ tạng cổ xưa chưa ai biết

24/03/2021 15:33
Các bài tập yoga với tư thế hổ mang hay cây cầu dường như đã quá quen thuộc với mọi người. Vậy còn 5 tư thế Yoga ngũ tạng cổ xưa, đã có ai biết về nó chưa. Nếu chưa, hãy tìm hiểu cùng Đại Việt Sport.
Các bài tập yoga với tư thế hổ mang hay cây cầu dường như đã quá quen thuộc với mọi người. Vậy còn 5 tư thế Yoga ngũ tạng cổ xưa, đã có ai biết về nó chưa. Nếu chưa, hãy tìm hiểu cùng Đại Việt Sport.

Tìm hiểu về Ngũ Tạng – 5 nghi lễ Tây Tạng

Trước khi tìm hiểu về 5 tư thế yoga ngũ tạng bạn có thể xem qua về nguồn gốc, lịch sử ra đời của loại hình thể thao này.
Ngũ Tạng là một bài tập yoga cổ xưa bao gồm một chuỗi năm bài tập được thực hiện 21 lần một ngày.
Theo ghi chép 5 nghi lễ Tây Tạng (Ngũ Tạng) xuất hiện cách đây 2.500 năm, được tạo ra bởi các Lạt ma Tây Tạng (nhà sư), các nhà lãnh đạo của Phật giáo.
Vào năm 1985, nghi lễ này lần đầu tiên giới thiệu tới văn hóa phương Tây trong cuốn sách “Ancient Secret of the Fountain of Youth” của Peter Kelder. Và tất cả các bài tập được gói gọn trong bộ “Suối nguồn tươi trẻ”.
khai-quat-5-tu-the-yoga-ngu-tang-co-xua-chua-ai-biet
Theo các học viên, khi thực hiện các bài tập thường dựa vào năng lượng của cơ thể. Chúng ra có 7 trường năng lượng hay còn gọi là xoáy, trong tiếng Hindu được gọi là luân xa.
Người ta cho rằng những trường này kiểm soát các bộ phận của hệ thống nội tiết, gồm mạng lưới các tuyến, cơ quan điều chỉnh các chức năng của cơ thể, bao gồm cả quá trình lão hóa.

Tập Yoga có tác dụng dụng gì?

Mọi người đều biết kiên trì ở các tư thế yoga sẽ giúp cơ thể dẻo dai hơn đồng thời tăng cường độ mềm dẻo linh hoạt cho cơ thể.
Đặc biệt, với 5 tư thế yoga ngũ tạng này sẽ giúp bạn duy trì nét tươi trẻ, tăng cường sự dẻo dai, tập trung năng lượng trong cơ thể.
Vì vậy các bài tập “Suối nguồn tươi trẻ” này không chỉ có lợi ích về thể chất, tinh thần mà còn có dụng về tâm linh. Giúp phục hồi sức sống, năng lượng, phục hồi sức mạnh cho cơ thể con người.
Tập 5 tư thế yoga ngũ tạng có tác dụng như nào đối với sức khỏe
- Giảm triệu chứng đau và cứng khớp
- Cải thiện sức mạnh và tăng cường sự phối hợp của cơ thể
- Giúp lưu thông máu, giảm lo lắng, tăng cường sự tập trung, ngủ ngon hơn.
- Tập trung năng lượng, lưu giữ nét trẻ trung, căng tràn sức sống.

Hướng dẫn 5 bài tập tư thế Yoga Ngũ tạng

Nguồn gốc của các tư thế Yoga này bắt nguồn từ các nghi lễ Tây Tạng và thường được thực hiện 21 lần một ngày. Tuy nhiên vì bạn mới bắt đầu có thể thực hiện chúng với tần suất ít hơn (3 lần một ngày). Thêm 2 lần lặp lại vào những tuần tiếp theo, dần tăng lên cho đến khi thực hiện được 21 lần cho mỗi bài tập trong một ngày.
Bài tập 1
khai-quat-5-tu-the-yoga-ngu-tang-co-xua-chua-ai-biet
Mục đích của bài tập này đó là thúc đẩy các luân xa. Khi mới bắt đầu tập, bạn cảm thấy chóng mặt là điều bình thường.
Cách tập:
Đứng thẳng chân rộng bằng vai, duỗi thẳng hai tay sang hai bên tạo với vai một đường thẳng. Úp lòng bàn tay xuống.
Giữ nguyên vị trí, xoay người theo kim đồng hồ, không cúi đầu về trước, mắt mở, hướng tầm nhìn xuống đất.
Quay nhiều lần nhất có thể, dừng lại khi bạn cảm thấy hơi chóng mặt. Bạn có thể quay nhiều hơn theo thời gian. Nhưng tránh quay quá nhiều, sẽ kích thích quá mức các luân xa.
Bài tập 2
khai-quat-5-tu-the-yoga-ngu-tang-co-xua-chua-ai-biet
Trong bài tập này điều quan trọng nhất đó là thở sâu vào nhịp nhàng. Thở đều mỗi lần lặp lại
Cách tập:
Nằm thẳng lưng trên thảm tập yoga, đặt hai tay song song với thân người, lòng bàn tay úp trên mặt sàn.
Hít vào và nâng đầu lên, đưa cằm về phía ngực đồng thời nâng thẳng chân vuông góc với sàn, giữ thẳng đầu gối.
Thở ra và từ từ hạ đầu và chân xuống vị trí bắt đầu, thư giãn tất cả các cơ của bạn.
Khi mới bắt đầu bạn có thể khó duỗi thẳng đầu gối, vì vậy có thể uốn cong ban đần rồi từ từ duỗi thẳng theo thời gian tập luyện.
Bài tập 3
khai-quat-5-tu-the-yoga-ngu-tang-co-xua-chua-ai-biet
Tương tự như bài tập 2, bài tập này cũng yêu cầu bạn hít thở nhẹ nhàng. Có thể thực hiện bài tập này trong tư thế nhắm mắt.
Cách tập:
Quỳ trên sàn, đầu gối rộng bằng vai và hông thẳng với đầu gối. Duỗi thẳng thân người và đặt lòng bàn tay vào mặt sau của đùi, bên dưới mông.
Hít vào và ngả đầu ra sau, ưỡn cột sống để mở ngực.
Thở ra và thả đầu về phía trước, đưa cằm về phía ngực. Giữ tay ở mặt đùi sau trong toàn bộ quá trình tập.
Bài tập 4
khai-quat-5-tu-the-yoga-ngu-tang-co-xua-chua-ai-biet
Bài tập này cũng yêu cầu duy trì nhịp thở đều, tay và gót chân của bạn nên giữ nguyên vị trí trong toàn bộ bài tập.
Cách tập:
Ngồi trên sàn, duỗi chân thẳng về phía trước, hai chân rộng bằng vai. Đặt lòng bàn tay xuống sàn, ngón tay hướng về trước.
Thả cằm về phía ngực, hít vào nhẹ nhàng ngả đầu ra sau đồng thời nâng hông và uốn cong đầu gối sao cho lưng thẳng và song song với mặt sàn. Đầu hơi ngửa ra sau, co cơ và nín thở.
Thở ra, thư giãn cơ và trở lại vị trí ban đầu.
Bài tập 5
khai-quat-5-tu-the-yoga-ngu-tang-co-xua-chua-ai-biet
Bài tập này có tên gọi là Two Dogs vì nó tương tự như động tác duỗi chân của chó. Cách tập:
Chuẩn bị ở tư thế chống đẩy, nâng hông lên, kiễng ngón chân, đầu hướng về phía trước, toàn bộ thân hướng theo đầu.
Động tác thứ 2 cũng bắt đầu ở tư thế chống đẩy, sau đó hít vào và nâng hông lên, chuyển cơ thể thành chữ “V” lộn ngược. Di chuyển cằm về phía ngực, thẳng lưng.
Để hỗ trợ lưng dưới bạn có thể uốn cong đầu gối khi di chuyển giữa các tư thế.
Những lời khuyên về an toàn khi tập tư thế Yoga ngũ tạng
Giống như khuyến cáo của tất cả các chương trình tập thể dục. 5 tư thế yoga Tây Tạng này nên được thực hiện từ từ với các động tác nhẹ nhàng, tần suất lặp lại tăng dần theo thời gian.
- Nếu bạn có vấn đề về tim hoặc hô hấp, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập này.
- Các bệnh như rối loạn thần kinh thực vật, Parkinson hoặc đa xơ cứng có thể gây ra tình trạng kém thăng bằng. Nếu bạn mắc một trong số những bệnh này có thể không an toàn để thực hiện các bài tập yoga.
khai-quat-5-tu-the-yoga-ngu-tang-co-xua-chua-ai-biet
- Nếu bạn dễ bị chóng mặt, hãy đến gặp bác sĩ để tìm lời khuyên. Vì khi thực hiện bài tập đầu, chuyển động quay tròn có thể làm tình trạng bệnh của bạn thêm trầm trọng hơn, bao gồm các triệu chứng: chóng mặt, tuần hoàn hoặc buồn nôn do dùng thuốc.
- Các chuyển động xoay tròn và uốn cong có thể không an toàn nếu bạn đang mang thai.
- Các bài tập có thể gây ra biến chứng nếu bạn vừa trải qua phẫu thuật trong 6 tháng.
Điều quan trọng, các bài tập này bắt nguồn từ 2.500 năm trước và được tạo ra với mục đích phục hồi tuổi trẻ và tăng cường sinh lực. Để có kết quả như ý bạn nên thực hiện thường xuyên đồng thời kết hợp với các bài tập khác.
Trên đây là 5 tư thế yoga Tây Tạng, Đại Việt Sport muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bạn sẽ kiên trì thực hiện và đạt được kết quả như mong muốn.
Tags : máy chạy bộ, ghế massage chính hãng.
Bài viết khác

Bài tập Reverse Deck Fly: Hướng dẫn tập luyện chi tiết

Reverse Deck Fly là bài tập thể hình rất tốt cho cơ delta ở phía sau – một nhóm cơ dù nhỏ nhưng quan trọng ở trên vai. Trong bài viết này các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về bài tập ...

Bài tập Front Shoulder Raises: Hướng dẫn tập luyện chi tiết

Nếu như bạn đang muốn sở hữu một đôi vai vạm vỡ, mong muốn tìm kiếm các bài tập giúp phát triển cơ vai, tăng cường sức mạnh cho bộ phận này thì bài tập Front Shoulder Raises chính là một lựa ...

Bài tập Overhead Shoulder Press: Hướng dẫn tập chi tiết

Overhead Press là bài tập đẩy tạ qua đầu – một trong những bài tập tổng hợp, sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể. Nó xuất hiện trong nhiều giáo án tập luyện của các trung tâm thể hình, huấn ...

×
Loading...