Bộ phận nào trên cơ thể bạn “vất vả nhất”, đó chính là đôi bàn chân. Đi bộ trong nhiều giờ liền, chịu sức nặng toàn bộ cơ thể, bảo sao nó thường hay đau nhức. Dưới đây Đại Việt Sport có thể mách nhỏ cho bạn 10 cách giảm đau chân hiệu quả an toàn.
10 cách giảm đau chân hiệu quả an toàn
Dưới đây sẽ là 10 cách giảm đau chân hiệu quả, đơn giản bạn có thể thực hiện hằng ngày.
1. Ngâm chân với nước ấm
Sau một ngày làm việc dài, nhất là đối với chị em phải đi giày cao gót nhiều thì ngâm chân là một cách giảm đau cơ bắp chân hiệu quả, đồng thời kết hợp vài bài tập massage đơn giản sẽ làm dịu các cơ chân, thậm chí giảm sưng ở bàn chân. Bạn có thể cho thêm một chút muối, một ít gừng vào nước ngâm chân của mình.
2. Tập luyện các ngón chân bằng các bài tập kéo dãn
Khi phải đi lại nhiều thì đây là cách giảm đau chân rất hữu hiệu. Những bài tập kéo giãn sẽ tập trung vào một khu vực của bàn chân như ngón chân, gót chân hay toàn bộ bàn chân. Các bài tập này có thể ngăn ngừa chuột rút, tăng cường sinh hoạt đồng thời giảm đau cơ chân hiệu quả.
- Lặp lại các bài tập ngón chân này mười lần: Gập ngón chân lại, sau đó uốn cong chúng trong một vài giây.
- Làm ấm chân bằng cách ngồi xuống và mở rộng chân. Di chuyển các ngón chân theo hình tròn, theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
- Kéo căng bàn chân: chuyển trọng lượng từ gót chân xuống ngón chân bằng cách lần lượt nâng mặt trước và mặt sau của bàn chân lên khỏi mặt đất khi đang ở tư thế đứng.
3. Tập luyện sức mạnh cho đôi chân
Giữ cho đôi chân của bạn linh hoạt và mạnh mẽ là chìa khóa quan trọng để giảm đau chân hiệu quả. Thường xuyên đi bộ là cách đơn giản và dễ dàng nhất để giữ cho đôi chân của bạn mềm mại và khỏe mạnh. Máy đếm bước đi có thể là một cách để đảm bảo rằng bạn đang đi bộ đủ và giữ cho đôi chân của bạn hoạt động.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp các bài tập khác để tăng cường sức mạnh cho bàn chân, phòng ngừa các cơn đau nhức trong tương lai. Có thể dùng dây đeo hoặc tạ để tạo độ khó, rèn luyện sức mạnh cho đôi chân.
Dưới đây là một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đôi chân của bạn:
- Nhặt viên bi bằng ngón chân.
- Dùng chân kéo khăn từ sàn về phía bạn khi đang ngồi để kéo căng nhằm tăng cường sức mạnh cho vòm chân.
4. Xoa bóp, massage bàn chân
Bạn có thể tự xoa bóp để giảm đau nhức, cải thiện tuần hoàn máu với các bài tập massage. Hãy ngồi xuống một chiếc ghế thoải mái và xoa xoa vào lòng bàn chân. Kéo ra và uốn cong các ngón chân để bạn xoa bóp chúng. Sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu có thể giúp bôi trơn da, giúp mát-xa bàn chân dễ dàng hơn.
Có thể sử dụng các sản phẩm như con lăn chân (có kết cấu hình trụ) để giúp xoa bóp bàn chân.
5. Đổi đôi giày bạn đang đi
Đôi giày có thể là thủ phạm khiến bạn đau chân. Khi mang một đôi giày quá cũ, sai kiểu giày hoặc kích thước giày không chính xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi chân.
Vì vậy hãy ghi nhớ điều này:
- Giày đã mang 800km thì sẽ không còn cung cấp đủ tính năng mà bạn cần.
- Giày cao gót hoặc tông có thể làm hỏng bàn chân của bạn.
- Bàn chân của bạn có thể thay đổi kích thước trong suốt cuộc đời (ngay cả khi bạn đã trưởng thành) vì chúng có thể phát triển theo thời gian. Vì vậy hãy cân nhắc khi mua những đôi giày mới, có kích cỡ vừa vặn để giúp bạn đỡ đau chân.
- Hãy mang giày phù hợp với bất kỳ hoạt động nào bạn tham gia. (Đi giày thể thao khi tập thể dục).
6. Chờm lạnh bàn chân
Chườm lạnh bàn chân có thể làm giảm chứng viêm, các cơn đau mỏi. Chườm đá lên chỗ bị đau bằng cách đổ đầy đá vào túi nhựa hoặc lăn chân bằng chai nước đông lạnh. Nên chờm đã chỗ đau từ 5 đến 15 phút vài lần mỗi ngày để giúp giảm viêm.
7. Dùng thuốc giảm đau
Có một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và viêm. Nhưng lưu ý một điều rằng nên hỏi ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
8. Dùng thuốc bôi để giảm đau hiệu quả
Hiện nay trên thị trường đã có một số loại thuốc bôi giúp giảm đau chân hiệu quả. Các sản phẩm này thường chứa các thành phần như: tinh dầu bạc hà, bạch đàn, nhựa thông. Những loại khác chứa salicylat hoặc chất P để giảm đau.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ
Sau khi đã thử các phương pháp điều trị đau nhức chân nếu không thấy hiệu quả hãy cân nhắc tình trạng có nghiêm trọng hơn không. Nếu bị thương ở chân hoặc tình hình trở nên xấu đi nên đến gặp bác sĩ.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng:
- Có các triệu chứng cúm kết hợp với đau chân
- Bị sưng, đau dữ dội ở bàn chân
- Cảm thấy ngứa ran hoặc tê ở dưới bàn chân
- Có vết thương hở ở chân, dễ bị nhiễm trùng.
- Không thể hoạt động trên đôi chân của bạn.
- Có khả năng bạn bị gãy xương bàn chân
- Bị sưng chân trong nhiều ngày.
Có nhiều phương pháp giúp bạn giảm đau chân hiệu quả tại nhà. Vì vậy hãy thử để biết nó có tác dụng như nào. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng nó không có tác dụng nhanh, cần một thời gian mới khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Trên đây là một vài cách giảm đau chân hiệu quả, an toàn Đại Việt Sport muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng tình trạng đau chân của bạn sẽ dần được cải thiện theo thời gian.