Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Góc tư vấn: Nhịp tim bao nhiêu là nhanh?

01/02/2021 01:29
Chắc bạn đã từng đo huyết áp và nhịp tim nhưng không biết đọc kết quả. Bạn thắc mắc nhịp tim như vậy liệu có ổn định không? Có nhanh hay bình thường? Và nhịp tim tiêu chuẩn là bao nhiêu? Như thế nào được gọi là rối loạn nhịp tim?

Chắc bạn đã từng đo huyết áp và nhịp tim nhưng không biết đọc kết quả. Bạn thắc mắc nhịp tim như vậy liệu có ổn định không? Có nhanh hay bình thường? Và nhịp tim tiêu chuẩn là bao nhiêu? Như thế nào được gọi là rối loạn nhịp tim?

1. Nhịp tim chuẩn đối với người bình thường

Góc tư vấn: Nhịp tim bao nhiêu là nhanh?

Theo các chuyên gia, nhịp tim chuẩn có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào thể trạng, độ tuổi và giới tính nhịp tim sẽ khác nhau… Đối với người từ 18 tuổi trở lên nhịp tim thường trong lúc nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường, người có thể trạng ngày càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp, với vận động viên chuyên nghiệp khi ở chế độ nghỉ ngơi nhịp tim trung bình chỉ khoảng 40 nhịp tim mỗi phút.

Nhịp tim của chúng ta vào thời điểm bình thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như hoạt động thể chất của cơ thể trước lúc đó, tình hình sức khỏe và bệnh lý, nhiệt độ môi trường và tư thế đứng ngồi… Ngoài ra, trạng thái tinh thần và cảm xúc cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nhịp tim. Một số loại thuốc cũng có khả năng ảnh hưởng tới nhịp tim.

2. Thận trọng với rối loạn nhịp tim

Bất kì nguyên nhân nào tác động tới nhịp tim khiến chúng trở nên bất thường như nhịp tim nhanh trên 100 nhịp mỗi phút, nhịp tim chậm dưới 60 nhịp mỗi phút hoặc tim đập lúc nhanh lúc chậm, thậm chí có khi nhịp tim đập nhưng không thấy mạch được gọi là rối loạn nhịp tim.

Trong cuộc sống hàng ngày, không thể tránh khỏi lúc nhịp tim bị lạc nhịp, tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân rất đời thường chẳng hạn như hoạt động gắng sức, căng thẳng, rối loạn tâm lý hoặc những thói quen xấu thức khuya, hút thuốc lá và sử dụng một số chất kích thích như cà phê, trà đặc.

3. Những triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Các chuyên gia khi nghiên cứu về triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim đã chỉ ra rằng các bệnh lý liên quan tới mạch như thiếu máu cơ tim, các bệnh lý về van tim, bệnh tim bẩn sinh hoặc viêm cơ tim… là những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình dẫn truyền xung động điện trong tim gây ra rối loạn nhịp tim.

Góc tư vấn: Nhịp tim bao nhiêu là nhanh?2

Rối loạn nhịp tim còn liên quan tới một số bệnh lý hoặc nguyên nhân khác như:

- Tăng huyết áp

- Rối loạn mỡ máu

- Tiểu đường

- Thừa cân, béo phì

- Cường giáp

- Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính

- Thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng

- Rối loạn cân bằng kiềm - toan và điện giải

Ngoài ra, nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không thể xác định được nguyên nhân. Như vậy, không phải lúc nào tim chúng ta cũng duy trì được nhịp tim chuẩn. Tuy nhiên, một số trường hợp rối loạn nhịp tim không đáng kể, thậm chí vô hại, nhưng cũng có những trường hợp cần phải đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

4. Khi nào bệnh nhân rối loạn nhịp tim cần đi khám bác sĩ?

Đa số các căn bệnh liên quan tới tim mạch đều gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, diễn biến của chúng lại lặng thầm và có biểu hiện thoáng qua. Vì thế, nếu bạn cảm thấy bất kì sự khác thường nào của trái tim tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế để được các bác sỹ kiểm tra và chuẩn đoán kịp thời về tim mạch. Những trường hợp được ưu tiên bao gồm:

Góc tư vấn: Nhịp tim bao nhiêu là nhanh?2

- Tình trạng tim đập nhanh chậm kèm theo các dấu hiệu hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt thậm chí là choáng ngất.

- Loạn nhịp tim kèm theo đau ở vùng ngực, khó thở, vai, cổ và cánh tay hoặc lưng.

- Nhịp tim chuẩn bỗng loạn nhịp đột ngột xuất hiện khi bạn vừa sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó.

- Tình trạng rối loạn nhịp tim xuất hiện đồng thời với các biểu hiện bất thường khác như mệt mỏi kéo dài, sụt cân, giảm khả năng gắng sức, vã mồ hôi và đau đầu.

5. Cần làm gì để lấy lại nhịp tim chuẩn?

Với những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nếu muốn lấy lại nhịp tim chuẩn và bình thường ngoài việc tới thăm khám và điều trị trực tiếp với bác sỹ chuyên khoa tim mạch, bạn cần lưu ý một số biện pháp quan trọng như sau:

- Nên thay đổi hoặc từ bỏ thói quen xấu sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn nhịp tim

- Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bao gồm rau xanh, cá hồi hoặc cá thu.. hạn chế các loại mỡ động vật và nguồn Cholesterol..

- Tăng cường luyện tập thể chất.

- Cân bằng công việc, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.

- Ngoài ra, khi đã được chỉ định điều trị thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị rối loạn nhịp tim của bác sĩ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900/6753 để được tư vấn cụ thể.

Sản phẩm khác : máy chạy bộ, ghế massage.

Bài viết khác

Sự hấp dẫn của tập luyện thể thao ngoài trời

Ngày nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau để tập luyện thể thao. Nếu muốn bầu không khí sôi động, chuyên nghiệp thì có thể tới phòng gym, aerobic, khiêu vũ thể thao; Để chủ động thì có thể ...

Tập luyện hiệu quả với máy leo cầu thang gym

Để rèn luyện sức khỏe, hiện nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau, từ tập tại nhà, tới phòng gym, thể thao ngoài trời. Đơn giản như sử dụng chính trọng lượng cơ thể làm đối trọng, hoặc có sự ...

Những loại máy tập gym nào cần thiết trong phòng tập

Đối với những người mới bắt tay vào tập gym thì thế giới máy tập có thể mang đến sự bối rối nhất định vì sự đa dạng cũng như tính năng của từng loại. Còn với những người đang có ý định mở phòng gym ...

×
Loading...