Được đánh giá là một trong số những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ra những biến chứng không mong muốn.
► Máy chạy bộ điện món quà tặng sếp dịp Tết 2018
► Mua máy chạy bộ nội địa Nhật ở đâu uy tín?
► Máy chạy bộ điện Đại Việt có tốt không ?
Bệnh sảy ra ở bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 10 tuổi, ở Việt Nam chân tay miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong thời điểm từ tháng 3-5 và 9-12 các ca trẻ em mắc bệnh có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Những trẻ mắc chân tay miệng trong giai đoạn đầu sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, đau họng ,sốt, kém ăn.... tuy nhiên các triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da cơ địa do nhiễm khuẩn, thủy đậu hoặc nhiễm virut...
1. Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ?
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể gây ra những biến chững nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh lại thắc mắc không biết chân tay miệng khi nào cần phải nhập viện điều trị.
Các biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Quấy khóc liên tục
Khi trẻ bị chân tay miệng sẽ sảy ra tình trạng quấy khóc liên tục cả đêm, cứ ngủ được 15-20 phút lại dậy và quấy khóc. Các phụ huynh cho rằng trẻ khóc do đau tại các vết lở loét trong miệng nhưng thực tế đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh trong giai đoạn sớm.
- Sốt cao liên tục không hạ
Biểu hiện nặng hơn đó là trẻ sốt trên 38,5 độ, liên tục hơn 48h và không có tác dụng với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm mạnh trong cơ thể dẫn tới tình trạng nhiễm độc thần kinh. Khi đó trẻ cần sử dụng một loại thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
- Hay giật mình
Nếu phụ huynh thấy trẻ có biểu hiện giật mình thì cần mang đi tới bệnh viện ngay lập tức. Bởi đây là biểu hiện của tình trạng nhiễm độc thần kinh.
2. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Để đảm bảo trẻ khỏi bệnh lý này, các bậc phụ huynh nên lưu ý tới một số biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ như sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy nhất là trước khi cho trẻ ăn uống. Chế biến thức ăn cho trẻ với dạng lỏng dễ ăn, trước khi bế trẻ nên vệ sinh chân tay kĩ càng và thay tã cho trẻ.
- Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
- Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.
- Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
- Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.
- Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
- Không nên để trẻ dùng chung khăn tay hoặc khăn giấy, các vật dụng ăn uống như chén đĩa, bát đũa, đồ chơi....
- Tích cực vệ sinh các bề mặt vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa sổ, mặt bàn ghế... hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.
- Trong 10 - 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.
Thực tế bệnh chân tay miệng ở trẻ có khả năng khỏi hoàn toàn mà không hề để lại bất kì di chứng nào cả. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ bị chân tay miệng thật cẩn thận đề phòng biến chứng không mong muốn sảy ra. Khi đã phát hiện được các dấu hiệu bất thường cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ với bạn về bệnh chân tay miệng ở trẻ. Nếu bạn có bất kì thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900/6753 để được tư vấn cụ thể.
Tags : máy chạy bộ điện, ghế massage toàn thân.