Chạy bộ là bộ môn được nhiều người ưa chuộng bởi nó mang lại sức khoẻ cho cả nam lẫn nữ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chạy bộ nhiều còn giúp chúng ta giảm thiểu bệnh liên quan đến tim, giảm nguy cơ bị đột quỵ. Và để có một thể lực tốt nhờ vào việc chạy bộ thì chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những phương pháp dưới đây nhé.
Mách bạn 6 phương pháp chạy bộ tăng cường thể lực
Tư thế thẳng khi chạy
Nếu bạn chạy đúng tư thế, dáng thẳng thì sẽ giảm áp lực lên vùng đầu gối giúp chạy nhanh hơn. Một số người thường có thói quen nắm chặt tay khi chạy nhưng điều này hoàn toàn không nên vì nó sẽ kéo theo sự trì trệ cho cơ thể của bạn, hãy giữ tay ở mức độ vừa phải, tay khum, đánh tay ngang người.
Khi chạy, cơ thể giữ thẳng, không gồng mình sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Nếu khi chạy, người ngả về trước hoặc sau sẽ gây ra áp lực cho hệ xương khớp, vì thế để có một thể lực tốt thì bạn hãy duy trì tư thế của mình, tạo ra tư thế chuẩn đúng kỹ thuật.
Không dậm chân quá mạnh
Không dậm chân mạnh sẽ không giúp bạn hiểu được cơ thể của mình, không biết mình có chạy được đúng kỹ thuật hay không. Để chạy đúng kỹ thuật, khi chạy bạn hãy chạm đầu chân, dưới ngón chân, không cần dồn áp lực xuống vùng gót chân hay ngón chân. Bàn chân buông lỏng trên nền đất và dậm chân sẽ giúp bạn cảm nhận được cơ thể dưới của mình.
Nếu bạn dùng chân miết mạnh sẽ gây tác hại cho hệ xương khớp, khiến bắp chân to hơn. Vì thế hãy lưu ý vấn đề này nhé.
Uống đủ nước cho cơ thể
Nước rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta. Nhều người thể dục thể thao thường khát nước mới bổ sung nước cho cơ thể nhưng trên thực tế thì chúng ta cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể kể cả khi không bị khát.
Nếu bạn để cơ thể mất nước sẽ có khả năng gây ra đau bên bụng sau khi chạy, gây căng cơ hoặc uống quá nhiều nước cũng gây căng tức khó chịu, đau xóc. Hãy uống một cốc nước trong 30 phút trước khi chạy có thể tránh đau bụng.
Loại nước cần uống là nước lọc tinh khiết, không uống các loại nước ngọt, nước có gas làm ảnh hưởng đến cơ thể nhé.
Thở bằng mũi
Nếu bạn thở bằng miệng càng làm cho miệng bị khô và cơ thể bị mất nước. Hít thở đúng cách là phương pháp giúp bạn duy trì được sức bền của mình, hãy hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng một cách nhẹ nhàng. Việc hít thở sâu sẽ giúp cho lượng oxy trong cơ thể cung cấp đủ các loại dưỡng khí cho cơ thể.
Động tác hít thở phải phối hợp nhịp nhàng với các bước chạy. Để làm quen với kỹ năng này, bạn đầu bạn có thể chọn bài tập chạy bộ với cường độ thấp, tạo thói quen hít thở đúng cách. Sau khi đã quen, bạn có thể tăng dần tốc độ buổi tập luyện.
Lượng sức mình
Hãy tự lượng sức mình và tự để cho cơ thể làm quen dần với hoạt động chạy bộ để không xảy ra tình trạng căng cơ khi chạy,
Nếu thấy cơ thể bị chuột rút thì hãy nghỉ ngơi, ngừng chạy và thả lỏng cơ thể trong vòng ít phút trở lại sau đó mới quyết định có nên tập tiếp hay không.
Chọn chế độ tập luyện phù hợp
Chạy bộ là phương pháp rèn luyện thể lực khá dễ tập mà mang đến rất nhiều lợi ích rất tốt cho sức khoẻ. Để tăng cường thể lực dẻo dai, bạn nên tập bài tập cường độ cự ly dài. Mới ngày đầu bạn có thể tập trung vào bài tập cường độ từ 3-5 km/h chạy khoảng 1-2 km. Sau 1 tuần, bạn có thể tăng dần tốc độ chạy lên khoảng 5-7km/h mà vẫn giữ cự ly chạy như vậy.
Sau này, bạn có thể tuỳ chỉnh nâng đồng thời cả cự ly và tốc độ tuỳ theo thể trạng tập luyện mỗi ngày. Để tham khảo phương pháp chạy bộ mang đến hiệu quả tập luyện nhanh nhất, bạn có thể tham khảo: 7 bước chạy bộ đúng cách cho mọi mục tiêu thể dục.
Kết luận
Vấn đề quan trọng nhất trong việc tăng cường thể lực bằng chạy bộ chính là bạn cần phải có chế độ tập luyện cùng chế độ dinh dưỡng khoa học hàng ngày. Không chỉ duy trì đúng phương pháp tập luyện mà cần phải duy trì thường xuyên. Mỗi ngày chỉ cần bạn bỏ ra một chút công sức, mọi thành quả sẽ được đền đáp xứng đáng.
Chỉ với 30 phút chạy bộ mỗi ngày bằng
máy chạy bộ, bạn sẽ có tinh thần sảng khoái, cơ thể dẻo dai và vóc dáng cân đối. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, máy chạy bộ được ra đời giúp người tập có thể chạy bộ ngay trong nhà của mình vô cùng tiện lợi và hiệu quả.