Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

31/01/2023 16:02
Bệnh tai biến là bệnh gây ra những hệ luỵ nguy hiểm về sau rất nhiều, thậm chí cứu chữa không kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Người bệnh sau tai biến cần chịu khó kiên trì tập luyện cùng với sự hỗ trợ đồng hành, động viên từ người nhà để phục hồi nhanh. Và các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến ở dưới đây nên được thực hiện từ sớm để giảm thiểu di chứng, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt như thường.
Tai biến mạch máu não thường xảy ra khi động mạch cung cấp oxy và dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc nghẽn đột ngột, hậu quả là nhiều tế bào của vùng não đó chết đi chỉ sau vài phút. Đây là hậu quả của xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa lipid tăng cao kết hợp với cao huyết áp.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai biến mạch máu não gây tử vong cao (đứng thứ hai sau bệnh ung thư) và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn phế, để lại di chứng tàn tật suốt đời.

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

Sau đây là một số bài tập phục hồi giành cho người bị tai biến, người nhà có thể giúp người bệnh thực hiện tại nhà như sau:

Bài tập nói

Bài tập nói rất quan trọng đối với những người sau tai biến mạch máu não. Có rất nhiều bệnh nhân sau tai biến bị mất tiếng nói hoặc nói ngọng, vì thế mấy tháng đầu tiên, bênh nhân cần được luyện tập nói thường xuyên nhằm phục hồi lại chức năng ngôn ngữ đã mất. Giai đoạn này không khác gì đứa trẻ tập nói, vì thế cần sự giúp đỡ nhiều từ người nhà, khuyến khích bệnh nhân nói để nhanh phục hồi.
Một số cách nói đơn giản cần rèn luyện người bệnh như:
- Cho người bệnh đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng.
- Nói tên tuổi, màu sắc của các loại đồ vật xung quanh như là giường, quạt, ghế, tựa....)
- Kể ra tên của một một số loại trái cây, loài hoa hoặc động vật, người bệnh kể càng nhiều càng tốt.
- Mô tả hình ảnh bằng sự hiểu biết của chính người bệnh.
- Cho người bệnh nghe hoặc đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, sau đó khuyến khích bệnh nhân kể lại câu chuyện đó.
Bài tập nói

Bài tập cánh tay

Luyện tập cánh tay không kém phần quan trọng đối với những người bị tai biến mạch máu não. Những người sau tai biến thường mất khả năng cầm, nắm, tay mất cảm giác . Vì thế việc luyện tập cần được bắt đầu từ 2 - thứ 6 sau khi xảy ra tai biến.
Người nhà cần rèn luyện cho bệnh nhân thực hiện các bài tập cánh tay như sau:
- Người nhà cần duỗi hoặc gấp cánh tay bị liệt của người bệnh thường xuyên để cánh tay không bị liệt hẳn, khởi động cơ cánh tay sẽ giúp bệnh nhân dần lấy lại cảm giác.
- Hướng dẫn bệnh nhân cầm nắm các loại đồ vật trong nhà như túi xách hoặc các loại đồ vật nhẹ.
- Cầm nắm túi xách hoặc đồ vật nhẹ.
- Bật/tắt công tắc cũng rất tốt cho sự cảm nhận các dây thần kinh đầu ngón tay.
Trong quá trình luyện tập, người nhà hướng dẫn xong và đứng cách bệnh nhân một khoảng cách vừa tầm để đề phòng có vấn đề xảy ra, và để hỗ trợ người bệnh.
phuc-hoi-chuc-nang

Bài tập đứng

Bệnh nhân sau tai biến thường mất khả năng đi lại , nếu không tập luyên sẽ bị liệt vĩnh viễn. Để phục hồi bài tập đứng này, người nhà có thể giúp bệnh nhân thực hiện một số bài tập luyện như :
- Ban đầu, tập gập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt để làm quen với sự hoạt động trở lại
- Tập đứng thăng bằng, dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân, hoặc có thể vịn vào điểm tự nào đó để tập đứng.
- Hướng dẫn người bệnh đứng và thực hiện các động tác như nghiêng người, cúi hoặc ngửa đầu, đưa hai tay sang phải hoặc trái, đưa hai tay lên đầu, đưa hai tay hướng lên trần nhà...
phuc-hoi-chuc-nang

Vận động trị liệu cho người bệnh sau tai biến

Bài tập kéo giãn

bai-tap-keo-gian-tri-lieu

Đây là bài tập thụ động, người bệnh nằm trên giường kéo giãn bằng điện hoặc cơ. Người nhà hoặc kỹ thuật viên sẽ tiến hành thắt đai vào các bộ phận: Chân, eo, đầu để thực hiện các bài tập kéo giãn. Nó có tác dụng kéo dài cấu trúc của các mô mềm bị co rút, giúp tăng tầm vận động khớp.

Tập đứng và đi lại

Bài tập này cần sự hỗ trợ của nhân viên trị liệu.

bai-tap-dung-di-lai-sau-tai-bien

- Người bệnh ngồi ở trên ghế, đầu và thân thẳng, hai vai cân xứng, trọng lượng của cơ thể dồn đều lên cả hai bên mông và chân.

- Người hỗ trợ đứng phía trước bên liệt của người bệnh và hướng dẫn bệnh nhân dồn trọng lượng về phía trước để đứng dậy.

- Dồn trọng lượng cơ thể vào bên chân khỏe mạnh, bước chân bị yếu lên phía trước và ra phía sau.

- Thực hiện giữ thăng bằng và kiểm soát vận động của khớp háng cũng như chân bị liệt.

- Sau đó người bệnh bắt đầu tập bước tại chỗ. Thời gian đầu tập trong thanh song song, sau đó tập với khung tập đi, rồi tập với nạng.

Tập đạp xe

Đạp xe là bài tập rất đơn giản nhưng tác động nhiều đến cơ bắp chân, cơ đùi và cơ mông, giúp tăng thêm sức mạnh cho cơ, các khớp và dây chằng cũng linh hoạt, dẻo dai hơn. Để thực hiện bài tập này các bạn cần trang bị 1 chiếc xe đạp tập thể dục, loại cố định để đạp tại chỗ. Nếu người bệnh còn yếu, chưa thể ngồi vững trên yên thì nên chọn loại có yên dạng khung với tựa lưng và càng đặt tay ở hai bên.

bai-tap-dap-xe-sau-tai-bien

- Người bệnh ngồi trên yên xe, lưng thẳng hoặc dựa vào đệm lưng ở phía sau, 2 tay buông hoặc đặt lên phần càng thiết bị ở hai bên.

- Đặt hai chân lên bàn đạp, cài quai.

- Từ từ đạp tới trước hoặc ngược về phía sau.

- Sau này khi đã tập quen các bạn có thể điều chỉnh núm kháng lực để tăng thêm độ nặng – nhẹ.

Bài tập tay với thiết bị phục hồi chức năng

Thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1 được thiết kế để hỗ trợ các bài tập đạp xe, quay tay và kéo ròng rọc.

bai-tap-tri-lieu-sau-tai-bien-KZ-401

Thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1 ngoài các bài tập kể trên còn hỗ trợ kéo giãn cổ bằng tạ.

Nếu sở hữu một trong hai thiết bị này thì các bạn cũng có thể tập đạp xe, hoặc kết hợp bài tập này với quay tay để tập liên hoàn.

- Đầu tiên cần điều chỉnh khoảng cách giữa ghế ngồi và khung tập, chiều cao khung tập phù hợp với thể trạng của người tập.

- Người bệnh ngồi trên ghế, lưng ngả ra sau, tay đặt lên phần để tay ở hai bên.

- Đưa tay ra nắm lấy phần tay cầm ở đằng trước, nếu 1 bên tay yếu thì có thể nhờ người nhà có định vào tay cầm nhờ vào đai da đi cùng thiết bị.

- Từ từ quay tới trước hoặc ngược về sau.

- Điều chỉnh núm kháng lực để đạt độ nặng – nhẹ như ý.

Bài tập kéo căng cơ đùi sau

Đây là bài tập đơn giản, người tập chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc khăn mặt loại lớn, hoặc sử dụng các loại dây đàn hồi có bán rất nhiều ở các cửa hàng thể thao.

tap-keo-cang-co-dui-sau-tai-bien

- Ngồi xuống sàn, duỗi thẳng 2 chân.

- Lấy khăn quàng vào 2 bàn chân, tay giữ khăn trong khi cơ thể gập về trước.

- Giữ tư thế trong 30 giây rồi từ từ thả lỏng.

Phục hồi chức năng sau tai biến là một giai đoạn vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Cần được thực hiện sớm để hạn chế các biến chứng muộn như bất động, người thực vật, viêm nhiễm tại đường tiết niệu. Việc đồng hành và chăm sóc tốt cho người bệnh trong giai đoạn này đóng vai trò quyết định đối với khả năng phục hồi của người bệnh.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi và trở lại cuộc sống thường ngày của mình nhanh chóng.

Tags: thiết bị phục hồi chức năng

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...