Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ khôn g là câu hỏi mà nhiều người đặt ra bởi rất nhiều người có suy nghĩ thoát vị đĩa đệm sẽ cản trở vận động và cũng không nên vận động nhiều. Vậy, thực sự người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không? Chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Đi bộ mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích về sức khỏe tuy nhiên, đối với những người bị thoát vị đĩa đệm có rất nhiều ý kiến cho rằng nếu người bị bệnh này đi bộ sẽ khiến cho bệnh nặng hơn hay quá trình điều trị bị ảnh hưởng.Vậy thực hư như nào?
Kiến thức chung về thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có hai dạng chính đó là thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng và thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ.
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường xuất hiện ở đĩa đệm cột sống thắt lưng và gây ra những cơn đau xung quanh vùng thắt lưng. Với thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ sẽ gây ra các cơn đau ở cổ và gáy, và khi các rễ thần kinh bị chèn ép kéo theo các cơn đau ở vai và cánh tay.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Theo các bác sĩ chuyên môn về thoát vị đĩa đệm, đi bộ là môn thể thao phù hợp nhất cho những người bị thoát vị đĩa đệm. Đi bộ có tác dụng giúp cơ thể lưu thông khí huyết từ đó giúp máu tuần hoàn tốt hơn trong cấu trúc cột sống đồng thời làm giảm các cơn đau vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đi bộ sẽ giúp cho cơ xương của chúng ta trở nên chắc khỏe hơn và có thể phòng ngừa được được các biểu hiện của chúng loãng xương và thoái hóa cột sống.
Tuy nhiên, bên cạnh đó các bác sĩ chuyên môn cũng khuyến cáo để đi bộ có thể mang đến những hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm thì người bệnh cần chú ý những điều sau khi đi bộ:
Người bị thoát vị đĩa đệm cần chú ý điều gì khi đi bộ:
- Khi đi bộ hãy giữ cơ thể trong trạng thái thoải mái và không nên gò bó theo một kỹ thuật nhất định.
- Khi đi bộ, không nên mang vác, xách các vật nặng trong quá trình đi bộ vì như vậy nó sẽ làm bạn bị phân tâm và thực hiện sai tư thế gây ảnh hưởng đến cột sống.
- Khi bước đi bộ hãy để gót chân chạm xuống đất trước rồi đến bàn chân và mũi chân.
- Chúng ta nên chọn đi bộ trên địa hình bằng phẳng hoặc có thể chọn đi bộ trên máy chạy bộ, không nên đi quá nhanh, khi bước đi hãy kết hợp với hít thở đều, khi cảm thấy mệt hãy dừng lại và ngồi nghỉ.
- Với những người mới bắt đầu tập đi bộ mỗi ngày chúng ta chỉ nên dành 15-20 phút để đi bộ, việc tập luyện quá sức sẽ không đem lại hiệu quả mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Điều bạn tuyệt đối không nên quên đó chính là quên trước khi đi bộ phải khỏi động kỹ cổ tay, cổ chân, cổ, vai để các cơ, gân, dây chằng được co duỗi dễ dàng hơn giúp cơ thể tránh gặp phải các cơn đau nhức trong và sau khi tập luyện.
- Bên cạnh đó, chọn cho mình một đôi giày phù hợp với việc đi bộ để bảo vệ đôi chân của bạn tránh khỏi các chấn thương ở xương bàn chân.
- Người bị thoát vị đĩa đệm cũng nên lựa chọn thời điểm đi bộ vào buổi sáng sớm để cơ thể được thư giãn và hít thở bầu không khí trong lành.
Trên đây là những lưu ý cho người bị thoát vị đĩa đệm khi tập luyện đi bộ. Để đảm bảo an toàn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Sản phẩm khác : Máy tập xe đạp toàn thân, Ghế mát xa toàn thân tại nhà.