Chạy bộ được xem là môn thể thao khá đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng tuy nhiên để đạt hiệu quả cao và an toàn khi luyện tập vẫn là điều cần thiết mà không phải ai cũng biết hết được. Chạy bộ buổi sáng cần chú ý những điều gì? Đại Việt Sport sẽ bật mí cho các bạn ngay dưới đây…
Chạy bộ thường thu hút được nhiều người tập hơn so với các môn thể thao khác bởi đây là môn thể thao khá dễ dàng trong việc tập luyện. Những người lựa chọn chạy bộ thường đa số dành cho mình khoảng thời gian buổi sáng bởi đây là khoảng thời gian lý tưởng lúc này con người còn nhiều sức lực do cả đêm đã được nghỉ ngơi… Hơn thế, việc chạy bộ vào buổi sáng nếu biết cách thực hiện đúng sẽ mang lại một tinh thần minh mẫn, thoải mái để chuẩn bị cho một ngày mới.
Tuy nhiên, chạy bộ buổi sáng nếu không thực hiện một cách khoa học và đúng cách có thể gây ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe của bạn. Bạn đã biết những lưu ý khi chạy bộ buổi sáng chưa?
Lưu ý trước khi chạy bộ buổi sáng
-Tuyệt đối không để bụng đói để chạy bộ buổi sáng, hãy uống một cốc nước lọc và ăn nhẹ 1-2 quả chuối trước giờ chạy khoảng 30 phút sẽ cung cấp thêm cho bạn năng lượng đồng thời cũng giúp bảo vệ dạ dày của bạn.
- Trước khi chạy, kể cả chạy bộ ngoài trời hay tập với máy chạy bộ tại nhà thì bạn cũng cần phải khởi động trước khi tập luyện một cách kỹ càng và nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút để cơ thể của bạn có thể thích nghi với bài tập.
- Nếu chạy bộ ngoài trời, hãy cố gắng dậy sớm bởi lúc đó bầu không khí còn trong lành và ít xe cộ qua lại sẽ tiện cho việc tập luyện của bạn hơn. Còn nếu, bạn chạy bộ với máy chạy bộ trong nhà thì cũng đừng dậy quá muộn, 5-7h là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn có thể tập chạy bộ.
Ngoài ra, giày chạy bộ, quần áo chạy bộ hay những phụ kiện thiết yếu cho việc chạy bộ cũng là điều bạn nên chuẩn bị thật tốt thì mới có thể mang đến hiệu quả tập luyện cao.
Những kỹ năng chạy bộ buổi sáng cần thiết
Những buổi đầu mới làm quen với chaỵ bộ buổi sáng, bạn nên chạy chỉ khoảng 20 phút/ngày và chạy khoảng 3 ngày/tuần. Sau đó, chúng ta mới dần dần tăng lên 15 phút mỗi lần đồng thời tăng số buổi tập luyện lên. Tuy nhiên, tối đa bạn chỉ nên chạy dưới 1 giờ/ngày và chạy 5 - 6 ngày/tuần. Việc bạn chạy quá nhiều không hề tốt cho cơ thể của bạn vì nó khiến cơ thể mệt mỏi và cơ thể của chúng ta cũng không có thời gian nghỉ ngơi cho các cơ.
Khi chạy, chúng ta nên chạy từ từ cố gắng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Sau khi chạy được khoảng 5 - 7 phút mới bắt đầu tăng dần tốc độ.
Lưu ý, khi chạy hay chú ý chạy đúng động tác để tránh các chấn thương có thể xảy ra. Nếu có thể, hãy vừa chạy vừa nghe nhạc vì điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực và giúp cho tinh thần thư giãn hơn. Nếu bạn chạy bộ ở nhà với máy chạy bộ trong nhà nên điều chỉnh tốc độ từ 3 - 5 km/h sau đó mới dần tăng dần tốc độc và độ dốc lên.
Kết thúc thời gian tập luyện mỗi ngày, bạn cần có thời gian cho cơ thể thư giãn tầm 5 - 10 phút bằng cách đứng thả lỏng, thực hiện động tác đánh chân, đánh tay nhẹ nhàng và hít thở sâu, chậm, tránh tuyệt đối không được ngồi sau khi vừa chạy bộ xong. Thực hiện đúng những điều này bạn sẽ hạn chế được chấn thương như tình trạng đau nhức cơ hay chuột rút hay tình trạng chóng mặt.
Sau khi chạy bộ xong, bạn cũng không nên tắm ngay sau khi chạy bởi chúng ta sẽ rất dễ bị cảm, thậm chí nguy hiểm hơn là đột tử. Tốt nhất hãy nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi cơ thể hết mệt hay mồ hôi đã khô sau đó mới được đi tắm.
Sau khi chạy bộ nếu thấy xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào như chóng mặt, khó thở, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, vã mồ hôi hột hay có cảm giác thấy bị đè nén ở vùng ngực trái thì bạn cần dừng ngay quá trình tập luyện để cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn, sau đó đi khám để bác sĩ kịp thời để xác định nguyên nhân.
Trên đây là những điều nên biết khi chạy bộ buổi sáng hay bất cứ giờ chạy bộ nào. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích, đừng quên chia sẻ nó với bạn bè hay người thân của bạn nhé.
Sản phẩm khác : Ghế massage toàn thân chính hãng, Xe đạp tập thể thao chính hãng.