Tiểu đường là căn bệnh hiện nay tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Có nhiều cách để người bị bệnh tiểu đường có thể điều chỉnh đường huyết xuống thấp và ổn định hơn trong đó chạy bộ là phương pháp đã được nhiều chuyên gia công nhân về tác dụng đối với người bị tiểu đường.
Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao
Theo kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học Trường ĐH Y Harvard và ĐH Southern Đan Mạch đã đưa ra và được hãng tin ANI công bố chính thức. Khảo sát được thực hiện với 32000 nam giới trong thời gian 18 năm. Kết quả cho thấy cứ người chạy bộ được nhiều hơn 150 phút mỗi tuần có thể giảm căn bệnh đái tháo đường lên tới 52%.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng chạy bộ
Điều hiển nhiên mà ai cũng biết đó là thể dục hàng ngày giúp cho trọng lượng cơ thể được duy trì ở mức vừa phải, đồng thời cũng giúp cho cơ thể khỏe mạnh và lượng đường trong máu cũng như huyết áp cũng sẽ giảm đi. Thể dục tim mạch chính là cách để tăng sức mạnh cho tim đồng thời giúp đẩy lượng cholesterol tốt tăng lên. Và chạy bộ là một trong những phương pháp có thể giúp bạn nhiều lợi ích nếu luyện tập như thế.
Biện pháp thể dục giảm bệnh đái tháo đường
Chạy bộ có nhiều cường độ thể dục khác nhau chính vì thế mà còn tùy thuộc vào tuổi tác và thể lực cơ thể để có thể lên kế hoạch tập luyện thật khoa học và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó tâm lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thể dục của bạn. Vì vậy hãy cố gắng lựa chọn những bài tập vừa phải nhưng cũng gây thích thú cho bạn tập luyện.
Chạy bộ có nhiều cường độ thể dục khác nhau chính vì thế mà còn tùy thuộc vào tuổi tác và thể lực cơ thể để có thể lên kế hoạch tập luyện thật khoa học và hiệu quả nhất.
Với người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường thì bạn có thể duy trì tập luyện thể dục bình thường, thậm chí bài thể dục chạy bộ giảm cân cũng sẽ rất có hiệu quả cho trường hợp này. Tuy nhiên, ngược lại với người cao tuổi hoặc trung niên chúng ta lại cần lưu ý hơn trong việc tập luyện thể dục chạy bộ cho mục đích giảm bệnh đái tháo đường.
Với người trẻ tuổi một tuần có thể luyện tập 5 buổi thể dục mỗi ngày và 2 buổi nghỉ ngơi hoặc sẽ thực hiện bài tập nhẹ nhàng như hít thở hay massage trên chiếc máy chạy bộ điện đa năng chẳng hạn. Mỗi ngày một buổi thể dục từ 30-45 phút tùy theo thể lực mà bạn có thể chọn lựa bài chạy trên máy chạy bộ điện sao cho phù hợp. Mặt khác bạn cũng có thể tự điều chỉnh tốc độ của máy chạy sao cho phù hợp với khả năng của mình. Đây cũng là biện pháp bảo vệ sức khỏe của bạn và tập luyện chạy bộ giảm bệnh tiểu đường rất hữu hiệu.
Người cao tuổi đi bộ giúp giảm bệnh tiểu đường
Còn đối với người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc chứng bệnh tiểu đường rất cao. Chạy bộ lại là một cách mà những đối tượng này rất khó có thể áp dụng. Chính vì thế, đi bộ sẽ là phương pháp phù hợp hơn cả với những người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Bạn có thể tham khảo bài tập dưới đây để áp dụng mỗi ngày:
Bài thể dục 1: Bạn có thể đi bộ với tần suất 60-90 bước mỗi phút và thời gian đi bộ có thể từ 30-60 phút mỗi buổi, tuy nhiên điều này còn dựa vào thể lực của người tập nữa nhé. Thực sự đi bộ cường độ nhẹ nhàng hơn chạy chính vì thế tăng thời gian tập cũng là biện pháp tốt.
Bài thể dục 2: Trong khi đi bộ hãy tay vung mạnh mẽ ra sau và trước ngang vai. Điều này không chỉ có thể giảm nguy cơ tiểu đường mà còn có tác dụng cho những người bị bệnh về đường hô hấp đang ở giai đoạn mãn tính.
Bài thể dục 3: Để tăng thêm tác dụng nếu bạn đang đồng thời gặp phải các bệnh khó tiêu, đầy bụng cùng các bệnh về hệ tiêu hóa, trong khi đi bộ bạn có thể xoa bụng nhẹ nhàng.
Bài thể dục 4: Với người cao tuổi từ 60 trở lên nhịp tim của họ đang ở tốc độ 119 nhịp/phút chính vì thế các cụ nên duy trì tốc độ đi bộ là khoảng 110 bước /phút. Thời gian đi bộ là 30-60 phút tùy sức khỏe của mỗi người.
Thông thường thì người mắc bệnh tiểu đường nên đi bộ khi lượng đường trong máu đang có xu hứơng tăng cao. Vào khoảng 1-2h sau mỗi bữa ăn, ngoài ra thì thời gian đi bộ thích hợp có thể sắp xếp vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn bữa sáng hàng ngày. Với các cụ cao tuổi nên tập cách nhật nhưng với người mập phì thì nên thực hiện khoảng 50-6 lần một tuần thể dục.
Thực sự đi bộ cường độ nhẹ nhàng hơn chạy chính vì thế tăng thời gian tập cũng là biện pháp tốt
Những lưu ý đối với người tiểu đường khi tập thể dục
Lưu ý với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 – đây là những người phải lệ thuộc vào insulin chính vì thế khi lượng đường trong máu tăng cao lên đến 250mg nên nghỉ tập thể dục. Đặc biệt khi bị cảm cúm hay bị nhiễm trùng cũng nên nghỉ tập.
Người tiểu đường trong khi tập mà có cảm giác bị đau tức ngực, chóng mặt, mệt khác thường, hay nhịp tim không đều, mồ hôi ra nhiều, khó thở cũng nên ngừng tập thể dục ngay.
Tất cả các bài thể dục trên máy chạy bộ giảm bệnh tiểu đường hay đi bộ đều cần dựa trên nguyên tắc thoải mái và dễ chịu, thích thú để tập luyện. Hãy chú ý bảo vệ bàn chân bằng cách đi giày êm, thoải mái để tập luyện.
Tóm lại, việc tập luyện thể dục thường xuyên bằng cách đi bộ hay chạy bộ đều có hiệu quả trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Khi tập luyện đúng cách cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học thuốc cũng sẽ có thể giảm dần đồng thời còn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Xem thêm: Dụng cụ tập gym, Dụng cụ thể thao ngoài trời