Ngoài việc điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc, chế độ ăn uống ra thì việc tập luyện rất quan trọng với những bệnh nhân đang bị tiểu đường. Việc tập luyện đơn giản, hiệu quả nhất để đẩy lùi bệnh tật đó là chạy bộ, nó không chỉ giúp giảm thiểu bệnh mà còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn xua tan mệt mỏi. Vậy cách tập luyện bằng máy chạy bộ như thế nào để phù hợp với người bị tiểu đường, hãy theo dõi bài viết chúng tôi chia sẻ ở dưới đây.
Chắc hẳn nhiều người không biết được rằng có nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ cho rằng chạy bộ chính là phương pháp giúp bạn nhanh chóng giảm lượng đường trong máu. Nhưng tập luyện với máy chạy bộ như nào cho đúng cách thì không mấy ai biết được điều này.
Cách tập luyện máy chạy bộ với người bị tiểu đường
Chạy bộ không đơn giản như mọi người nghĩ là chỉ cần chạy mà đối với mỗi loại bệnh có những cách chạy khác nhau để mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, cần tìm hiểu kỹ lưỡng để làm sao chạy phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như thể chất của mình.
Cường độ chạy bộ ở mỗi người khác nhau, được phân ra thành hai kiểu giành cho người trẻ và giành cho người cao tuổi.
Đối với người trẻ bị bệnh tiểu đường hay đã từng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì tập tối đã 5-7 buổi/tuần và để cơ thể nghỉ ngơi vào 2 ngày cuối tuần hoặc thư giãn massage nhẹ nhàng. Mỗi buổi nên tập 30-45 phút.
Đối với người cao tuổi tập chạy bộ cần phải chú ý kỹ lưỡng về lịch trình chạy. Những người cao tuổi cần chạy ở cường độ thấp
Bài tập 1
Với bài tập này người tập có thể đi bộ với tốc độ 60 – 90 bước trong vòng 1 phút và thời gian kéo dài từ 30 đến 60 phút tùy theo thể trạng của từng người. Việc đi bộ với tốc độ này sẽ tốt cho hệ tim mạch và huyết áp.
Bài tập 2
Vừa đi bộ vừa vung tay trước và sau giống như đi bước đều. Cách luyện tập này vừa giúp giảm bệnh tiểu đường lại giảm được cả bệnh về đường hô hấp.
Bài tập 3
Đối với những người trên 60 tuổi thì cần lưu ý duy trì tốc độ bước đi là 110 bước/phút và thời gian tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của người tập, không nên tập quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị tiểu đường không nên bỏ bữa sáng, nên đi bộ vào mỗi sáng và tối trước khi uống thuốc để cơ thể được hấp thu tốt và giảm thiểu bệnh tật.
Tác dụng của việc tập luyện trên máy chạy bộ
Chạy trên máy chạy bộ giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện lượng đường có trong máu.
Tăng cao tác dụng của insulin.
Giảm thiểu nguy cơ về bệnh tim mạch,
Cải thiện huyết áp, giúp huyết áp hoạt động ổn định hơn.
Làm tăng hiệu quả của tim, phổi và cả hệ thống tuần hoàn trong lúc nghỉ cũng như trong lúc làm việc, cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể.
Tăng cường sự linh hoạt của các khớp.
Kiểm soát được trọng lượng của cơ thể.
Giúp giải tỏa stress trong mọi sinh hoạt hằng ngày.
Một số lưu ý khi luyện tập máy chạy bộ với người tiểu đường
Trong quá trình luyện tập bằng máy chạy bộ nếu người bệnh có hiện tượng ngực tức, chóng mặt, nhịp tim không đều, mồi hôi ra nhiều kèm theo khó hở thì nên dừng việc tập luyện lại để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Những người tập luyện thể dục bằng máy chạy bộ nên để thả lỏng cơ thể, cơ thể phải thật thoải mái về tinh thần để đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số cách tập luyện máy chạy bộ với người bị tiểu đường. Việc tập luyện đúng cách và đúng thời hạn sẽ giúp bệnh tật thuyên giảm và phòng tránh nó. Tập luyện chăm chỉ mỗi ngày giúp bản thân trở nên vui vẻ, sống khỏe hơn mỗi ngày.