Trong quá trình chạy bộ nhiều người tập gặp phải trường hợp đau bụng, sóc bụng làm ảnh hưởng tới việc tập luyện rất nhiều. Vậy có cách nào hạn chế những cơn đau khi chạy, và nó có ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể hay không? Cùng Daiviet Sport tìm hiểu vấn đề này nhé.
Bài viết liên quan
► CÁC BÀI LUYỆN TẬP VỚI MÁY CHẠY BỘ BẠN NÊN BIẾT
►HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY CHẠY BỘ ĐÚNG CÁCH
►MÁY CHẠY BỘ ĐIỆN TỐT CHỈ 10 -15 TRIỆU
Phải làm sao khi chạy bộ với máy chạy bộ điện bị đau bụng
Nguyên nhân chạy bộ lại bị đau bụng
Đau bụng khi chạy bộ với máy tập chạy thường xảy ra ngay khi bạn bắt đầu hoặc cũng có thể gần kết thúc buổi tập. Qúa trình đau này là do các cơ bắp và hệ cơ bên trong ở phía dưới lớp mỡ bụng của bạn phải vận động bất ngờ hoặc bạn trước đó đã vận động năng hơn so với bình thường dẫn đến cơ bắp này co bóp quá mức cho bạn cảm giác đau, khi ngừng chạy bạn lại hết cảm giác này. Việc liên tục hít thở để duy trì được cường độ vận động vậy thì cơ thể chúng ta cần phải lấy vào nhiều dưỡng khí để tăng sức mạnh cho các nhóm cơ vận động. Vì thế nhiều người bị hụt hơi, đau tức phần bụng một phần nguyên nhân cũng là do cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng khí trong quá trình chạy..
Nguyên nhân chạy bộ lại bị đau bụng
Chạy bộ bị đau bụng cũng có một nguyên nhân là do cách uống nước quá nhiều. Việc bạn uống quá no nước trước khi chạy bộ cùng máy chạy bộ tại nhà thì chắc chắn rằng bạn sẽ bị đau xóc là điều hiển nhiên, còn nếu nặng thì bạn có thể bị bục dạ dày và nguy cơ đau bụng nghiêm trọng khác nữa. Sức nặng của dạ dày đầy nước sẽ kéo căng các dây chằng xung quanh nó, gây ra cơn đau tại vùng bụng và vùng hông. Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi bạn ăn quáno trước khi chạy. Hay tư thế sai khi chạy bộ cũng là nguyên nhân gây đau bụng, bởi lẽ tư thế chạy bộ sai này gây căng bộ phận màng bụng - là tấm màng bao quanh khoang bụng gây đau xóc.
Cách khắc phục tránh đau bụng khi chạy
Khi sử dụng máy chạy bộ và đặc biệt là những chiếc máy tập chạy bộ điện có màn hình hiển thị thời gian và bài tập chạy bạn nên thực hiện theo những bài tập để không gặp việc đau bụng khi chạy quá sức và nên nhớ không nên chạy bộ khi cơ thể đã mệt mỏi. Chạy bộ cũng cần bạn hít thở, cũng cần bạn ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có được năng lượng vận động tốt nhất cũng như chuyển hóa dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ tốt nhất. Vậy bạn cứ thoải mái chạy bộ theo những chế độ tập luyện của bạn, chạy bộ đúng với những gì bạn đã được hướng dẫn. Có hiện tượng đau bụng thì hãy xem tình trạng để có hướng khắc phục. Nếu đau do cơ thắt cơ hoành thì lúc này bạn không nên chạy nữa mà hãy chuyển qua đi bộ kết hợp với việc thở đều. Đau do uống nước thì hạn chế không được uống nhiều nước trong gia đoạn chạy bộ.
Cách khắc phục tránh đau bụng khi chạy
Chạy thể dục là bạn cần phải chú ý không chỉ về bước chạy mà cần phải bao quát rộng hơn tất cả vấn đề liên quan tới chạy bộ. Như vậy mới tránh được nhiều chấn thương . Khi bạn chạy cơ thể vận động liên tục nếu không biết cách lấy hơi thì rất dễ bị thiếu dưỡng khí khiến gây ra tình trạng đa tức cơ bụng và xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Bí quyết để bạn điều chỉnh nhịp thở ổn định khi chạy đó chính là lấy hơi dài và thở ra từ từ. Khi chạy nên chọn động tác hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng sẽ lấy được nhiều dưỡng khí và thanh lọc được bụi bẩn từ môi trường. Việc thở bằng mũi cũng ta hít thở sâu hơn và nhờ thế sẽ cung cấp được đủ dưỡng khí đi nuôi cơ thể.
Phương pháp thở đúng cách khi chạy bộ là bạn sẽ hít thật mạnh và sâu bằng mũi sau đó môi hơi chụm lại rồi thở ra từ từ. Động tác hít thở nhịp nhàng theo bước nhịp chạy của bạn, cứ 1 nhịp chân thì hít vào sau 2 nhịp chân lại nhẹ nhàng thở ra. Tùy theo cường độ luyện tập mà bạn có thể điều chỉnh nhịp thở phù hợp, ban đầu tập luyện bạn nên chạy chậm và rèn luyện thói quen cho mình thói quen chạy bộ đúng cách. Khi đã tạo thành bản năng tự nhiên lúc đó bạn có thể tăng cường độ tập luyện tùy theo sở thích và lúc đó việc chạy thể dục sẽ với bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Máy chạy bộ điện Daiviet Sport
Ngoài ra không nên tập quá sức, điều quan trọng là cần dành thời gian cho các khối cơ nghỉ ngơi. Tùy thuộc vào cường độ luyện tập trước đó mà bạn nên dành ra thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Nếu luyện tập cường độ cao trong 3 ngày thì nên nghỉ ngơi trong 4 ngày tiếp theo. Hoặc thay thế việc chạy bộ bằng các bài tập vừa phải như đi bộ, yoga hoặc mát-xa.
Như vậy để tránh được tình trạng đau bụng khi chạy bạn cần nên có những kiến thức cho bản thân mình. Nếu cần tư vấn mua máy chạy bộ tại nhà vui lòng liên hệ Hotline 190076753.