Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não khiến gián đoạn quá trình cung cấp oxy lên não bộ. Lượng máu lên não bị suy giảm đột ngột dẫn tới tình trạng thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các bế bào, từ đó gây ra đột quỵ.
Đột quỵ rất nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong, để lại nhiều di chứng nặng nhe méo miệng, liệt chi… Bệnh nhân cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, song song với đó là áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng (PHCN). Hiệu quả của quá trình phục hồi phục thuộc vào mức độ tổn thương, vùng não bộ bị ảnh hưởng, các biện pháp được tiến hành, sự kiên trì của người bệnh, sự chăm sóc của người nhà.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn Những điều chưa biết về phục hồi chức năng sau tai biến nhé.
Các biến chứng thường gặp sau tai biến
Không phải tự nhiên mà tai biến mạch máu não được gọi là căn bệnh “tử thần”, bởi nó có tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn được phát hiện kịp thời và cứu sống thì bệnh nhân cũng phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề như là:
- Liệt vận động: Liệt mặt, liệt chân tay, liệt nửa người, thậm chí là liệt toàn thân.
- Suy giảm trí nhớ, hay quên, mất nhận thức về không gian, thời gian.
- Nói ngọng, nói lắp, khó nói, nói không rõ tiếng, nói chậm, thậm chí là không nói được.
- Khó kiểm soát cơ miệng, méo miệng, khó biểu đạt.
- Giảm hoặc là mất thị lực.
- Rối loạn cơ vòng gây mất kiểm soát đại, tiểu tiện.
- Thay đổi cảm xúc, tự ti, cáu giận, trầm cảm.
Nguyên tắc phục hồi chức năng sau tai biến
Phục hồi chức năng cho người bị tai biến cần phải tiến hành sớm, đúng cách, thường xuyên, và kiên trì. Có những trường hợp, do người bệnh sợ tái phát mà hạn chế đi lại, nằm nhiều trên giường (vài tháng) dẫn tới bỏ lỡ thờ gian vàng để hồi phục. Các chuyên gia khuyến cáo, thời gian vàng để phục hồi chức năng sau tai biến là ngay khi ổn định hoặc chậm lắm là sau 3 – 4 ngày.
Nếu như được áp dụng đúng cách, kịp thời từ sớm thì phần lớn bệnh nhân có thể chủ động đi lại với sự hỗ trợ của người thân hoặc dụng cụ như nạng, khung tập đi. Kết quả PHCN thường được thể hiện rõ nhất trong khoảng thời gian 03 tháng đầu, chậm hơn trong 03 tháng kế tiếp. Từ tháng thứ 06 tới 12 thì khả năng phục hồi sẽ chậm dần và ổn định. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần tiếp tục cải thiện trong 12 – 18 tháng. Một số người khác thì phải sống chung với di chứng cả đời.
Một số nguyên tắc PHCN sau tai biến mạch máu não là:
- Cần chú ý tới các bài tập vận động được áp dụng cho cả 2 bên cơ thể, không để bên lành bù trừ hay là thay thế cho bên liệt.
- Đảm bảo trương lực cơ của bệnh nhân trở lại gần như bình thường hoặc bình thường trước khi vận động.
- Hướng dẫn người bệnh kỹ thuật vận động theo cách mà trước khi gặp tai biến họ vẫn làm. Có thể áp dụng các bài tập, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ có liên quan và gần gũi với sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân.
- Chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng, chống loét, chống nhiễm trùng.
- Mục đích hàng đầu của PHCN sau tai biến là người bệnh có thể phục hồi và từ chủ trong các sinh hoạt cá nhân như ăn uống, đánh răng, thay quần áo, đi vệ sinh, tự di chuyển được mà ít hoặc không cần tới sự hỗ trợ của người thân; Đặc biệt là có thể lao động trở lại hoặc thích nghi với công việc mới.
Phục hồi chức năng sau tai biến như thế nào?
Tập luyện phục hồi chức năng sai tai biến cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau dựa trên biến chứng của người bệnh gặp phải gồm: Vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp tâm lý… Một số ngời có thể nhanh chóng khỏe lại sau tai biến nhưng phần lớn bệnh nhân cần được PHCN lâu dài.
- Liệu pháp ngôn ngữ: Nhiều bệnh nhân tai biến gặp phải các biến chứng liên quan tới vận động cơ mặt, cơ miệng khiến khó nó, nói không rõ lời, nói ngọng, nói vấp… Để cải thiện tình trạng thì bệnh nhân có thể thử các bài tập nói theo các mức độ từ đơn giản tới phức tạp. Bắt đầu với việc đếm bảng chữ cái, số, rồi dần dần tới nói 1 từ, 1 cụm từ, cả câu để luyện cho cơ mặt, tăng cường tính linh hoạt và cải thiện giọng nói.
- Liệu pháp tâm lý: Sau tai biến, nhiều bệnh nhân phải nhờ cậy vào sự chăm có của gia đình do mất đi khả năng vận động, bản thân dễ cáu giận, lo lắng, mặc cảm, lâu dài thành trầm cảm. Người thân nên thường xuyên trò chuyện, động viên để giúp cho người bệnh lạc quan, tích cực, tránh cảm giác bị cô lập, tự ti. Bên cạnh đó, việc rèn luyện khả năng tư duy, tăng cương trí nhờ. Nên cùng chơi một số trò như xếp hình, đố chữ, cờ tướng, cơ vua… nhằm PHCN nhận thức tốt hơn.
- Vật lý trị liệu: Đa phần bệnh nhân sau tai biến đều bị ảnh hưởng chức năng vận động, cần tích cực hoạt động, tập vật lý trị liệu thường xuyên, kiên trì, liên tục mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Người nhà có thể bắt đầu bằng cách hỗ trợ người người tập tư thế đúng, nghiêng người, tập ngồi, giữ thăng bằng, tập đứng, phản xạ tư thế. Khi đã đứng vững thì người bệnh có thể tập đi bộ thường xuyên, ít nhất là 15 phút mỗi ngày, rồi tiếp đó là dần tới các sinh hoạt cơ bản như là ăn uống, đánh răng, rửa mặt, chải tóc… Nên hướng dẫn người bệnh sử dụng các công cụ hỗ trợ như khung tập đi, xe lăn, gậy chống để chủ động vận động cũng như tập luyện.
- Vận động trị liệu: Sau các bài tập cơ bản, mang tính chất thụ động thì người bệnh sẽ thực hiện các bài tăng cường vận động sức mạnh cơ để chống lại nguy cơ bị cứng khớp. Nếu có điều kiện thì nên tập dưới sự theo dõi của bác sĩ trị liệu, kỹ thuật viên chuyên nghiệp cùng với một số loại má móc hiện đại.
Di chứng sau tai biến mạch máu não gây ra sự xáo trộn trong cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Phục hồi chức năng sau tai biến có tính chất lâu dài, đúng phương pháp, cần tới sự kiên trì từ người bệnh cũng như gia đình. Để PHCN sau tai biến thì người nhà nên đưa người bệnh tới bệnh viện, các cơ sở ý tế chuyên khoa về PHCN để được đội ngũ bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Sau giai đoạn điều trị tích cực tại viện thì người bệnh có thể tự tập tai nhà với sự hỗ trợ từ các thiết bị như: Dụng cụ tập phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, xe đạp tập thể dục, máy tập đi bộ… Định kì đi khám để được các bác sĩ xác định mức độ hồi phục cũng như điều chỉnh các bài tập phù hợp.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Những điều chưa biết về phục hồi chức năng sau tai biến. Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị dụng cụ tập phục hồi chức năng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng nhé!
=>> xem thêm: thiết bị phục hồi chức năng