Phục hồi chức năng (PHCN) là biện pháp sử dụng y học, xã hội học, ngôn ngữ học… để giảm tác động cũng như khả năng của tàn tật, giúp người bệnh, người khuyết tập có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình cũng như công việc ngoài xã hội, có được cuộc sống tốt hơn.
Các biện pháp phục hồi có thể được tiến hành trong viện, ngoài việc và dựa vào công động tùy vào tình trạng cũng như giai đoạn của thể của người bệnh. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nhé.
Khái niệm về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Trước tiên, chúng ta cần hiểu quả về mục đích của phục hồi chức năng, là giúp cho người tàn tật có được khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, có được công việc ổn định cũng như thu nhập để tư nuôi sống bản thân; Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp cũng như các thay đổi tiêu cực trong thái độ, hành vi…. Nguyên tắc của phục hồi chức năng là đánh giá cao vai trò của người bệnh; Phục hồi tối đa các khả năng bị suy giảm.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng động là 1 hình thức cung cấp các biện pháp PHCH cả về thể chất cũng như tinh thần, hỗ trợ về mặt xã hội, công việc, giáo dục, tạo ra các điều kiện thuận lợi để người bệnh phát huy tối đa khả năng của bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống, hòa nhập tốt xã hội.
Mục đích của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng, gia đình và bản thân người bệnh để họ tham gia tích cực vào quá trình phục hồi chức năng, phòng ngừa khuyết tật.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ bác sĩ trị liệu, công tác viên, người thân của bệnh nhân về phục hồi chức năng.
- Hỗ trợ về y tế, giáo dục, xã hội… cho người bệnh.
- Giúp cộng đồng có nhận thức đúng về vi trò của mình trong phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Đồng thời, biến PHCN thành 1 nhiệm vụ, 1 bộ phận của tiến trình xây dựng và phát triển xã hội.
- Lôi kéo sự tham gia của người khuyết tật cùng gia đình họ vào quá trình PHCN.
- Lôi kéo sự hợp tác đa ngành, sự hỗ trợ kịp thời từ tuyến trên.
- Áp dụng các kỹ thuật thích hợp để các kỹ thuật và kiến thức về PHCN được sử dụng thành thục ngay tại cộng đồng.
Các hình thức phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng tại bệnh viên, trung tâm
Thông thường, những người bệnh nặng hoặc sau phẫu thuật, đột quỵ… sẽ được phục hồi tại viện. Ưu điểm của nó là tại các đơn vị này có nhiều phương tiện,, thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có khả năng phục hồi cho các trường hợp khó.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp, bệnh nhân phải đi xa, số lượng người có thể đáp ứng được ít, chi phí cao, có những phương pháp điều trị chưa thực sát với nhu cầ của bệnh nhân, và thường chỉ phục hồi được về mặt y học chứ không đạt được mục tiêu hòa nhập xã hội.
Phục hồi chức năng ngoại viện, ngoài trung tâm
Là hình thức phục hồi mà trong đó các chuyên gia trị liệu sẽ đưa phương tiện, máy móc tới nơi người bệnh ở để tiến hành các biện pháp phục hồi. Ưu điểm của hình thức nầy là người bệnh không cần phải di chuyển xa, số lượng người được chăm sóc nhiều hơn, giá thành không cao, và người bệnh được phù hồi ngay tại nhà, trong không gian quen thuộc của mình
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không có đủ chuyên gia trị liệu để đáp ứng nhu cầu, chi phí di chuyển, không thể triển khai được các kỹ thuật khó do các máy móc cồng kềnh không tiện di chuyển, các chuyên gia chỉ có thể mang theo các máy móc nhỏ, đơn giản, cầm tay.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Là hình thức mà các các bộ y tế cơ sở, gia đình của người bệnh được bác sĩ, chuyên gia chuyển giao một số kỹ thuật phục hồi chức năng. Người bệnh được phục hồi tại cồng đồng dựa trên kỹ thuật thích nghi. Nguồn nhân lực và tài chính dựa 1 phần vào cộng đồng.
Hình thức này có tình xã hội hóa cao. Người bệnh, gia đình người bệnh, chính quyền, các tổ chức đoàn thể… đều có thể tham gia. Kinh phí ở mức thấp hơn, chất lượng phục hồi cao do đáp ứng được nhu cầu hội nhập xã hội của người bệnh.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được xem là 1 thành tố quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Số lượng người tàn tật được phục hồi nhiều. Theo thống kê, khoảng 85% người tàn tật được tiến hành phục hồi chức năng tại cọng động. Hình thức này có nhiều ý nghĩa về khoa học, kinh tế, và có tính nhân văn cao cả.
Các loại thiết bị phục hồi chức năng phổ biến hiện nay
Máy tập CPM
Máy tập CPM là thiết bị vân động thụ động, tạo ra các chuyển động liên tục cho những người có chân, tay bị yếu, liệt. Nó được sử dụng trong hầu hết giai đoạn đầu của quá trình phục hồi chức năng sau tai biến, phẫu thuật. Các cử đụng của máy CPM liên tục lặp đi lặp lại có tác dụng gia tăng tầm vận động khớp vốn đang bị giới hạn.
Máy tập đi
Gồm có máy tập đi bộ, chạy bộ, tập dáng đi… đáp ứng nhu cầu cá nhân, có thiết kế đơn giản, việc sử dụng cũng không phức tạp. Người tập rất thuận tiện để tập đi ngay tại nhà. Các máy này cung cấp bài tập chủ động, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động.
Một số máy vật lý trị liệu khác
- Máy xung điện kích thích cơ thần kinh: Sử dụng xung điện để tác động trực tiếp tới các bộ phận giao cảm thần kinh. Nó tiếp nhận xung điện phát tiến hiệu lên não, tiếp đó truyền trở lại vị trí tác động, giúp co giãn cơ đúng cách, mang tới cảm giác thoải mái, dễ chịu. Loại máy này được sử dụng phổ biến trong các bệnh lý tổn thương thần kinh, đứt đường truyền thần kinh do ảnh hưởng của các chấn thương.
- Máy siêu âm điều trị xương khớp: Sử dụng sóng siêu âm tần số cao để điều trị những tổn thương ở mô mềm cũng như xương khớp. Sóng siêu âm có khả năng tiếp cận các vị trí khác nhau trên cơ thể, tác động trực tiếp vào vết thương giúp giảm đau nhanh chóng, rút ngắn thời gian phục hồi.
- Máy kéo dãn cột sống lưng cổ: Đây là một trong những thiết bị rất phổ biến, có lợi cho những người bị bệnh lý liên quan tới cột sống như phình, giãn, lồi, thoát vị đĩa đệm. Hiện nay có nhiều loại máy kéo giãn khác nhau như: Giường kéo giãn bằng điện, giường kéo giãn bằng cơ, thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1 (tập quay tay, đạp chân, kéo giãn tay và kéo giãn cổ).
Các hoạt động của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Phục hồi chức năng tại nhà: Gồm phát hiện và can thiệp sớm và các khuyết tật; Thực hiện các bài tập vận động, giao tiếp; Các bài tập trong sinh hoạt thường ngày; Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; Hướng dẫn người bệnh tham gia và các công việc gia đình, xã hội.
- Giúp đỡ nguời khuyết tật trong giáo dục/học hành: Cải thiện điều kiện tiếp cận trường học, cơ sở việc làm; Trợ giúp hướng nghiệp, dạy nghề, tạo ra thu nhập cho người khuyết tập.
- Tổ chức các dịch vụ: Y tế, văn hóa, giáo dục, vui chơi giải trí… cho người bệnh.
Trên đây là một số chia sẻ về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc bản thân và người thân trong gia đình tốt hơn. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị dụng cụ tập phục hồi chức năng hãy liên hệ với Daiviet Sport nhé!
Xem thêm: máy tập vật lý trị liệu