Gãy xương là chấn thương không hiếm gặp, có thể xảy ra với bất cứ ai, thường do tai nại trong khi lao động, tham gia giao thông, vấp ngã, hoặc chấn thương thể thao. Sau quá trình điều trị bằng bó bột, mổ kết hợp xương thì khả năng vận động của người bệnh sẽ suy giảm ở mức độ nhất định. Việc phục hồi chức năng do đó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình này giúp người bệnh có thể vận động bình thường trở lại, phòng ngừa các biến dạng xương cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Trong bài viết này các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phục hồi chức năng cho người bị gãy xương nhé.
Ảnh hưởng của gãy xương tới chức năng vận động
Những tổn thương do gãy xương rất đa dạng với nhiều cấp độ khác nhau. Có những trường hợp bị gãy gập và người bệnh gặp nhiều tổn thương phức tạp. Lúc này, không chỉ xương gãy mà các cơ quan khác như là gân cơ, gây chằng, phần mềm của người bệnh cũng bị tổn thương.
Tùy những trường hợp bị tổn thương mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, có thể là bó bột, phẫu thuật kết hợp xương bằng những phương tiện khác nhau như nẹp, đinh, khâu lại vùng da bị rách, dập.
Sau khi thực hiện cố định xương bằng phẫu thuật hoặc bó bột thì người bệnh thường không vận động ở vị trí bị gãy. Sau một khoảng thời gian sẽ dẫn tới tình trạng giảm cảm giác, cứng khớp, teo cơ, giảm khả năng vận động.
Với những người cao tuổi, việc không vận động trong thời gian dài cùng với sự tỳ đè có thể dẫn tới lở loét, nhiễm khuẩn, tắc mạch, và giảm phản xạ tiểu tiện… ảnh hưởng tới chức năng vận động và thể trạng của người bệnh.
Các bác sĩ đưa ra lời khuyên: Người bệnh cần chủ động và tự giác tập luyện sau chân thương. Cần cố gắng chịu đau để tập phục hồi chức năng sau gãy xương. Khi bạn chăm chỉ tập luyện, chức năng của các khớp sẽ sớm phục hồi, tăng cường sức mạnh cho các cơ cũng như đảm bảo quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhịp nhàng, tăng cường trao đổi chất, thư giãn cơ bắp, giảm đau và xương mau liên hơn. Việc tập luyện sớm và đúng phương pháp sẽ giúp sớm lấy lại khả năng vận động để giúp bạn nhanh trở lại với cuộc sống, sinh hoạt bình thường.
Nguyên tắc phục hồi chức năng sau gãy xương
Khi áp dụng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sau gẫy xương thì cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tạo điều kiện tối đa để quá trình liền xương cũng như các tổ chức phầm mềm ở xung quanh được diễn ra thuận lợi.
- Giảm đau, giảm phù nề, phòng ngừa dính khớp cũng như hội chứng đau vùng.
- Sau bất động, khả năng vận động tinh của bàn tay, bàn chân và các ngón cần được phục hồi.
Một số phương pháp phục hồi chức năng sau gãy xương
Dùng nhiệt
Cả nhiệt nóng và nhiệt lạnh đều có những tác dụng tích cực đối với quá trình phục hồi chức năng vận động sau chấn thương, điều cần lưu ý ở đây là cần được sử dụng đúng thời điểm. Cụ thể:
- Chườm lạnh khi mới xảy ra chấn thương, vùng bị tổn thương bị nóng hơn so với các vùng quanh đó. Tác dụng của phương pháp chườm lạnh là giảm sưng, giảm đau, giãn cơ.
- Chườm nóng trước và trong khi tập với mục đích làm mềm các tổ chức, tăng cường lưu thông máu, gia tăng khả năng phục hồi vận động.
- Trường hợp trong cơ thể có đinh, nẹp vít bằng kinh loại thì không nên dùng nhiệt sóng ngắn để tránh tình trạng làm nóng kim loại, từ đó gây viêm rò.
Tập vận động khớp
Tình trạng khớp bị bất động quá lâu thường dẫn tới cứng khớp, co khớp, tăng sản mỡ tại bao hoạt dịch, sụn bị mỏng đi. Quá trình tập luyện, cử động khớp giúp tăng hoạt dịch bôi trơn khớp, giúp các khớp khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Có thể tập vận động khớp từ ngày thứ 3 sau mổ, bó bột.
Các bài tập có thể là tay không hoặc sử dụng thiết bị phục hồi chức năng. Đối với những người bị gãy tay hoặc chân (chiếm đa số các ca gãy xương) thì có thể sử dụng các loại xe đạp tập thể dục, thiết bị tập đạp chân có kháng lực, hay các ghế tập phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1.
- Xe đạp tập thể dục: Gần giống với xe đạp thông thường nhưng cố định để dùng tại chỗ. Có loại chỉ đạp chân, có loại tập kết hợp cả chân và tay. Trên xe được trang bị đồng hồ, theo dõi và hiện thị các thông số tập luyện.
- Dụng cụ tập đạp chân: Có cấu tạo đơn giản, hỗ trợ người dùng bài tập đạp chân theo chuyển động tròn (tương tự như đạp xe). Nó được trang bị núm điều chỉnh kháng lực để thay đổi độ nặng – nhẹ của bài tập.
- Thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1: Cung cấp bài tập đạp chân, quay tay, kéo giãn tay. Có thể điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của người dùng. Cả bộ phận quay tay và đạp chân đều được trang bị núm điều chỉnh kháng lực.
- Máy tập đi bộ phục hồi chức năng: Giống với máy tập đi bộ điện thương thường, có thểm 2 thanh song song ở 2 bên sườn máy để người dùng có thể vịn vào khi tập đi. Với những người yếu có thể sử dụng đai để giúp đứng vững hơn.
Tập đi
Cho dù xương chưa liền thì người bệnh cũng nên tập đi với nạng trong trường hợp bị gãy xương chân. Khi tập cần giữ thẳng người, để vai cân bằng đồng thời mắt hướng về trước, lưu ý không được cúi xuống nhìn chân.
Khi xương đã gần liền thì nên bỏ nạng và tập đi bằng gậy chống. Nên tập chống gậy ở bên chân lành, khi tập đi thì đưa chân lành ra trước giúp tránh tình trạng trọng lượng cơ thể ảnh hưởng nhiều tới chân bị gãy.
Khi xương đã liền tốt, việc tỳ vào ổ gãy mà không xuất hiện cảm giác đau thì người bệnh có thể bỏ gậy và thực hiện tập đi như bình thường.
Đối với bệnh nhân bị đau quá lâu thì người nhà nên mua khung tập đi để hỗ trợ cho bệnh nhân trong quá trình tập luyện. Ngoài ra việc sử dụng các thiết bị phục hồi chức năng khác như: thiết bị phục hồi chức năng 3 in 1 là điều rất tốt giúp cho người tập đa dạng được các bài tập của mình để có thể phục hồi nhanh hơn.
Một số bài tập khác giúp phục hồi chức năng sau gãy xương
Một số bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương khác có thể kể tới như:
- Tập duy trì sức cơ, gồng cơ, tập co cơ; Cụ thể là luyện tập căng cơ khi khớp vẫn đau, tập co cơ khi khớp đã giảm đau.
- Tập các thói quan sinh hoạt thông thường như lên – xuống cầu thang, ngồi xổm – đưng lên, nắm – mở bàn tây, cầm đũa, lật trang sách… Thời gian tập các bài sinh hoạt này có thể kéo dài 06 – 24 tháng tùy theo mức độ tổn thương.
- Massage: Thường xuyên đi massage cũng góp phần đẩy nhanh quá trình liền xương, phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện liệu pháp này không nên sử dụng các loại thuốc xoa bóp như cao, cồn, dầu… để tránh vôi hóa các khớp, cứng khớp.
Cho dù thực hiện bất cứ phương pháp phục hồi chức năng sau gãy xương nào thì người bệnh cũng cần phải kiên trì, chăm chỉ mỗi ngày. Thậm chí là kết hợp nhiều phương pháp với nhau để có được kết quả tối ưu. Chỉ tập khi các khớp đã thực sự ổn định. Với những trường hợp xảy ra biến chứng thì cần phải quan sát chi tiết và theo dõi cẩn thận hơn.
Trên đây là một số chia sẻ từ Thể thao Đại Việt về Phục hồi chức năng cho người bị gãy xương. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tốt hơn. Nếu có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng cũng như các loại máy tập thể dục tại nhà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng nhé!
Xem thêm: thiết bị phục hồi chức năng